NGƯỜI LINH MỤC TRẺ ARNOLD JANSSEN*

0
454

 

Lm. Giuse Đỗ Nguyên Vũ, SVD (chuyển ngữ)

Lm. Hermann Fischer, SVD (tác giả)**

Tiếp nối câu chuyện về cuộc đời của vị thánh sáng lập Dòng Truyền Giáo Ngôi Lời, thánh Arnold Janssen. Bài này nói về cha Arnold, người linh mục trẻ yêu đọc sách.

—O—

   Thầy Arnold được phong chức linh mục ở tuổi đời trẻ hơn so với các bạn cùng lớp. Khi làm trợ giảng tại trường học ở Bocholt, ngài đã dự thi đại học ở Bonn. Chuyên ngành chính của ngài là toán và các nhánh khác của các khoa học tự nhiên. Ngài thường được gọi là “Vicar” (Cha phó) vì phần lương của ngài có từ hai tiền bổng lễ nhỏ của giáo xứ. Tại Bocholt, Cha phó Arnold nhiệt thành hướng về đời sống nội tâm mạnh mẽ và dâng hiến trọn vẹn cho Thiên Chúa trong suốt 12 năm giảng dạy. Sau đó, ngài đã quyết định từ bỏ vị trí giảng dạy tuyệt vời và ổn định này để bước vào đời sống nội tâm, khổ hạnh, và có tính tông đồ hơn, mà không có bất kỳ thu nhập cũng như những phương tiện sống hỗ trợ. Những ảnh hưởng nào đã tác động lên ngài lúc này?

    Những khuynh hướng nội tâm:

    Không có “sự lay chuyển,” vị linh mục trẻ vẫn giữ chủ trương cho đời sống tu trì có từ thời thơ ấu. Ngài một mực tiến bước đầy năng lượng, mạnh mẽ và can đảm của người thanh niên. Ngài luôn có sự dạt dào chân thành dâng hiến chính mình cho Thiên Chúa, rồi bước đi đến nơi mà ngài nghĩ ơn Chúa đang dẫn lối đưa đường. Trong những lá thư gửi cho cha và mẹ, ngài cho thấy rõ hơn theo từng năm tháng về sự dâng hiến cho Thiên Chúa và khao khát sống chỉ cho Chúa mà thôi. Arnold viết: “Như Đức Maria, chúng ta phải dâng mình cho Thiên Chúa tình yêu với niềm tín thác như trẻ thơ và cầu nguyện cho tình yêu Ngài hoạt động trong chúng ta, để cho tình yêu của chúng ta đừng để vật chất thế gian cuốn đi, nhưng tập trung vào Thiên Chúa, Đấng thiện hảo vô cùng. Nơi Chúa, ta thấy tất cả những điều thiện hảo và tuyệt mỹ mà Ngài muốn cho toàn thể tâm hồn ta.”

    Việc say mê cầu nguyện phát triển nơi Arnold từng ngày. Vị trưởng cộng đoàn và cũng là người bạn linh mục Waldau viết: “Arnold từng đi đàng thánh giá nhiều lần mỗi ngày, đôi lúc phải đi nhanh. Ngài tha thiết xin các linh mục trong cộng đoàn lắng nghe 15 phút đọc bài/sách thiêng liêng trong khi ăn tối, thường là từ những bài viết của Anna Catherine Emmerick hoặc về cuộc đời các thánh.”

     Những bối cảnh bên ngoài:

    Arnold có cho thấy những biểu hiện bên ngoài rằng ngài đang được dẫn lối theo hướng này không? Những thứ xung quanh khiến ngài hài lòng và thấy phù hợp. Ngài viết, “Thật là một cuộc sống Giáo hội ấm áp. Phụng sự Thiên Chúa là điều tôi yêu mến và tôi đã nhận thấy quan trọng biết bao khi việc cử hành phụng vụ tốt sẽ góp phần xây dựng cộng đoàn Kitô hữu. Trong suốt mùa Phục Sinh, tôi đọc giờ Kinh Sáng đầu tiên vào ngày Chủ Nhật, cũng như tham gia khi nào có thể.” Vào thời gian này, ảnh hưởng nội dung sách vở đến cha Arnold còn mạnh hơn cả những con người xung quanh. Khoảng thời gian học tập ở Muenster và Bonn, ngài nhận thấy rằng vì hoàn cảnh không có tiền nên ngài không thể mua nhiều sách. Tuy nhiên, là một linh mục trẻ, ngài thực sự đã mua nhiều sách. Nhiều hóa đơn mua từ thời gian này của ngài hiện vẫn còn. Thật ngạc nhiên, thu nhập của ngài thấp nhưng ngài vẫn gánh vác toàn bộ chi phí học hành của người em trai, John. Arnold sống điều độ và chỉ mua sắm chút ít cho chính mình. Ngài tiết kiệm và không đội mũ. Bộ quần áo đen của ngài ngả thành màu xanh theo năm tháng, nhưng ngài lại luôn có tiền mua sách. Hầu hết những gì thu được đều dành để học hành và đào tạo thực tiễn: toán học, địa chất học, thực vật học, động vật học, thiên văn, vật lý và hóa học. Nhiều tác phẩm thần học tiếng La Tinh, Đức, Anh cũng có trong thư viện của ngài. Trong số các tác phẩm, người ta thấy sách của Moehler, Bisping, Haneberg, Scheeben, Amberger, Oswald, Hugenet, Assner, Ligouri, thánh Tôma Aquinô, thánh Bônaventura, và thánh Augustine. Ngài cũng có được tất cả những tác phẩm về tính bất khả ngộ của các giáo hoàng được phát hành vào thời đó.

    Thế là thư viện có tính khổ hạnh của ngài lại trở nên lớn hơn. Ngài mua tất cả những quyển sách mới nhất về việc sùng kính Thánh Tâm. Ngài cũng có những bài viết của Anna Catherine Emmerick, thánh Vincent de Paul, và mười tập bộ sách hạnh các thánh, và vô số thông tin về đời sống các thánh; những bài tập (linh thao) của thánh Inhaxiô Loyola, và sách của những tác giả như Alban Stolz, Chaignon, Crasset, thánh Alphonsus Ligouri, Rodriguez, Aubinal, Cochen, và Stoeger. Trong số những sách tiếng Pháp có L’ Apostolat de la Priere (Tông Đồ Cầu Nguyện) của cha Ramiere, S.J. Ngài mua sách này bằng cả tiếng Pháp và tiếng Đức cho các linh mục, hoặc làm quà cho họ. Chúng ta sẽ quay lại chủ đề này vì rõ ràng đã làm ngài bận tâm quá nhiều. Ngài mua nhiều tác phẩm tiếng Pháp về khổ hạnh. Ngài ắt hẳn đã đọc những tác phẩm của Eudes và Grignon mặc dù ngài không đề cập đến chúng. Ngài cũng đăng ký nhiều tạp chí bằng tiếng Pháp và Đức.

    Con người tiết kiệm như Arnold không mua nhiều sách để cho chật kệ đầy thùng; thực ra, sách là người bạn tốt của ngài trong những lúc thư thái bình an. Ngài học nhiều từ sách và làm cho tâm hồn phong phú hơn. Chúng ta không biết đâu là sách ngài đọc trước. Chắc chắn, ngài thích hai tác phẩm của Scheeben: The Majesty of Divine Grace (Sự Oai Nghiêm của Ơn Chúa) được xuất bản năm 1862, và The Mysteries of Christianity (Những Mầu Nhiệm Kitô Giáo) ra đời lần đầu tiên năm 1865. Hai trong số các tác phẩm này được trích trong quyển Handbook for Common Prayer (Sổ Tay Cầu Nguyện Thường Dùng) được ấn hành năm 1871, trong đó viết: “Sách Những Mầu Nhiệm Kitô Giáo của Scheeben là quyển sách phong phú để giảng dạy nâng cao đức tin cho những ai muốn nắm bắt sự chặt chẽ tuyệt vời bên trong về những giáo lý sâu sắc của đức tin cùng với giáo lý Chúa Ba Ngôi.” Việc liên hệ đến Chúa Ba Ngôi là đặc biệt thú vị và cho thấy giáo lý rất quan trọng đối với cha Arnold, và ngài học được nhiều từ việc đọc sách.

    Quyển sách quan trọng The Majesty of Divine Grace hợp với hướng của ngài về đời sống tâm linh sâu hơn, và ngài muốn làm một quá trình tiến xa hơn trong mối kết hợp với Thiên Chúa. Quyển sách ắt hẳn là nền tảng cho ngài về tri thức và sự hiểu biết về thế giới nội tâm tuyệt diệu của một linh hồn xứng đáng trong sự kết hợp với Thiên Chúa Sáng Tạo. Kho tàng về vương quốc thiên ân của ngài do quyển sách này nuôi dưỡng mà có. Linh mục Albert Maria Weiss, O.P., người cuối cùng biên tập quyển sách của Scheeben, nhận định những lời sau đây trong quyển Apology for Catholicism (tập 5, trang 164): “Quyển sách hay về sự oai nghiêm của ơn Chúa mà Scheeben, người bênh vực nhiệt thành về điều siêu nhiên, đã viết sau the Holy Eusebius of Nuermburg, là nguồn củng cố thực sự cho sự canh tân đời sống và ân sủng Kitô giáo. Thành công là quyển sách cho đến nay đã thú vị cho thấy sự cần thiết của nó cho những tâm hồn Kitô hữu trở nên quen thuộc lại với chiều sâu của thế giới tâm linh.” Điều cha Arnold đã học được từ hai sách này không đơn thuần chỉ là nghiên cứu hiểu biết; hai quyển sách này đã tác động đến sự nhiệt thành thực tiễn và yêu mến việc cầu nguyện của cha Arnold.

(Còn nữa)

Đón đọc: Hướng đến Tông đồ Cầu nguyện của Cha Arnold

_____________________

[*] Tựa đề bài viết do người dịch đặt.

[**] Trích dịch sang tiếng Việt từ tác phẩm của Hermann Fischer, You Are the Temple of the Holy Spirit. Người dịch chuyển ngữ dựa theo bản dịch tiếng Anh của linh mục Paul LaForge, SVD (Manila, Philippines: Logos Publications Inc., 1996, 1999), trang 8-11.

 

_____________________

Liên kết nhanh đến các bài trước:

3. Con đường học vấn của cha Arnold: https://ngoiloivn.net/uncategorized/thieu-nien-arnold-janssen-con-duong-hoc-van/

2. Thân mẫu Cha Arnold: https://ngoiloivn.net/pin_post/than-mau-cua-cha-thanh-arnold-janssen-chung-nhan-cau-nguyen/

1. “Ảnh hưởng của thân phụ…”: https://ngoiloivn.net/pin_post/anh-huong-cua-than-phu-den-linh-dao-cua-cha-thanh-arnold-janssen/

 

 

 

 

 

Bài trướcGiáo họ Xuân Hợp, Gx. Đồng Lèn: 20 Em Rước Lễ Lần Đầu năm 2020
Bài tiếp theoVỀ NGUỒN & NEMI GIỮA MÙA DỊCH

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

The reCAPTCHA verification period has expired. Please reload the page.