Ngày thứ ba 28 tháng 11-2017, Đức Phanxicô đã gặp bà Aung San Suu Kyi, ngài kêu gọi “tôn trọng mọi sắc dân thiểu số” nhưng ngài không nhắc đến chữ “Rohingya” và không ám chỉ trực tiếp việc sắc dân hồi giáo này bị biệt xứ, họ là nạn nhân của các vụ trừng trị bách hại.
Ngược với thói quen của ngài, dù người ta rất mong chờ ngài đề cập đến vấn đề này, ngài tránh nói trực tiếp đến các vụ bạo lực đã làm chấn động miền tây nước Miến Điện.
Từ cuối tháng 8 năm 2017, có 620 000 người hồi giáo Rohingya tị nạn ở Bengladesh, họ đi trốn để tránh các vụ hãm hiếp, giết người, tra tấn do binh sĩ Miến Điện và các dân quân phật tử hành hạ họ.
Liên Hiệp Quốc cho đây là một “vụ thanh trừng sắc tộc cổ điển”.
Ngày thứ ba, trong bài diễn văn đọc trước các nhà cầm quyền dân sự ở thủ đô hành chánh Naypyidaw, Đức Phanxicô kêu gọi một sự “dấn thân cho công chính” và một sự “tôn trọng nhân quyền”.
Bài diễn văn này được đọc sau khi ngài gặp bà ngoại trưởng Aung San Suu Kyi, một sự kiện lớn của chuyến đi ở một đất nước dưới áp lực quốc tế bị kết án “thanh trừng dân tộc thiểu số” Rohingya.
Về phần mình, bà Ngoại trưởng Aung San Suu Kyi tuyên bố: “Mục đích của chính quyền là đưa ra nét đẹp đa dạng của chúng tôi và củng cố nó, bằng cách bảo vệ các quyền, cổ động cho sự bao dung và bảo đảm an ninh cho tất cả mọi người”.
Giáo hội Miến Điện bảo vệ bà Aung San Suu, người được Giải Nobel hòa bình trước rất nhiều chương trình, nói bà thiếu cảm thông với sắc dân thiểu số hiện đang sống ở miền tây của đất nước. Ngày hôm qua, thứ hai 27 tháng 11, thành phố nước Anh Oxford, nơi bà Aung San Suu Kyi đã sống, họ lấy lại giải tự do mà họ đã tặng bà vì bà đã “không hành động” trong hồ sơ này.
“Dù ngài không thể nào nói chữ Rohingya, nhưng chúng tôi biết ngài đến đây là vì người Rohingya”
Bài diễn văn của ngài rất được mong chờ, ngài đã xúc động nhiều lần trước số phận của những người Rohingya bị “tra tấn, bị giết vì truyền thống, vì đức tin của họ”.
Nhưng Giáo hội công giáo địa phương đã xin ngài tránh dùng chữ “Rohingya” để không làm phật ý một dân tộc có đại đa số là người phật tử, như ngài vẫn dùng khi ở Rôma. Sợ phản ứng của các phật tử cực đoan, Đức Hồng y Charles Bo, giáo phận Rangoun, hồng y đầu tiên của Miến Điện đã xin ngài tránh chữ “Rohingya”, nên gọi họ là người “hồi giáo ở tiểu bang Rakhine”.
Thuật ngữ chính thức, trung lập là thuật ngữ bà Aung San Suu Kyi áp đặt để tránh chiến tranh thuật ngữ giữa việc gọi “người Bangladais” (được đại đa số người phật tử ở Miến Điện dùng) và chữ “Rohingya” (được những người hồi giáo này dùng để nói về mình).
Một nữ tu công giáo từ Thái Lan đến Rangoun, để dự thánh lễ Đức Phanxicô dâng ngày mai thứ tư 29-11 tại công viên Kyaikkasan cho biết: “Dù ngài không thể nào nói chữ Rohingya, nhưng chúng tôi biết ngài đến đây là vì người Rohingya”.
Ông Aung Kyaw Moe, một người tranh đấu cho người Rohingya ở Rangoun giải thích với hãng tin AFP: “Đương nhiên, tôi muốn ngài dùng chữ Rohingya, ngài sẽ không nói ở đây, nhưng vào cuối chuyến đi, khi ngài ở Bangladesh thì sẽ rất gay go”.
Người Rohingya, nạn nhân của rất nhiều kỳ thị
Theo Liên Hiệp Quốc, quân đội miền tây Miến Điện đã có cuộc “thanh trừng chủng tộc” chống người Rohingya. Nhưng không vì thế mà tư lệnh tối cao quân đội, đại tướng Min Aung Hlaing không nói trong cuộc “gặp xã giao” ngày thứ hai 27-11 với Đức Phanxicô, ông đảm bảo với Đức Giáo hoàng, nước ông không có “kỳ thị tôn giáo” và quân đội hoạt động cho “hòa bình và ổn định quốc gia”.
Từ năm 1982, người Rohingya không có được quốc tịch Miến Điện và là một sắc dân lớn nhất không có tổ quốc trên thế giới. Họ thường là nạn nhân của rất nhiều vụ kỳ thị – lao động khổ sai, tống tiền, hạn chế tự do đi lại, áp đặt quy tắc hôn nhân bất công, tịch thu đất đai.
Ngày thứ ba, 28-11, người ủng hộ không mệt mỏi đối thoại liên tôn đã bắt đầu ngày làm việc của mình ở Rangoun với cuộc tiếp kiến riêng với các lãnh đạo tôn giáo, phật giáo, hinđu giáo, kitô giáo, hồi giáo và do thái giáo.
Sau bốn ngày ở Miến Điện, ngày thứ năm 30-11, Đức Phanxicô sẽ lên đường đi Bangladesh, đất nước đón nhận hơn 900 000 người tị nạn Rohingya sống trong các trại tị nạn dã chiến.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
(Nguồn tin: tinvui.org)