Sự hình thành và ý nghĩa của tên SOCIETAS VERBI DIVINI

0
469

SỰ HÌNH THÀNH VÀ Ý NGHĨA CỦA TÊN SOCIETAS VERBI DIVINI

Lm. Andrzej Miotk, SVD

(nguồn từ: Arnoldus Nota, tháng 03 năm 2018)

Vào ngày 19 tháng 12 năm 1900, Đức Thánh Cha Leo XIII đã quyết định để nguyên tên Hội Dòng và đã xác nhận tên Societas Verbi Divini  trong Thư phê chuẩn chính thức Hội Dòng của Đức Thánh Cha vào ngày 25 tháng 01 năm 1901.

Người ta đã mong rằng Đấng sáng lập Arnold Janssen của chúng ta sẽ đặt tên cho Hội Dòng chúng ta là Thánh Tâm hay là Chúa Thánh Thần. Vì vậy, làm thế nào ngài đã chọn tên “Societas Verbi Divini”? Ngài đã định nói gì dựa trên cái tên đó về mục đích của Hội Dòng và lối sống của các thành viên?

Nền tảng và ảnh hưởng của Đấng sáng lập chúng ta trong việc chọn lựa tên Societas Verbi Divini

Chúng ta là gì mà chúng ta là ở mức độ lớn hơn vì cha mẹ chúng ta. Trong gia đình, cha Arnold Janssen đã nghe Lời Tựa của Tin mừng Gioan vào mỗi buổi chiều trong suốt những tháng mùa đông. Cha ngài đã thích nói cách xác tín mạnh mẽ về Ngôi Lời Thiên Chúa. Điều này đã ảnh hưởng lâu dài trên sự tăng trưởng về mặt truyền giáo của cha Arnold, vốn đã được khuôn đúc về sau bởi sự tham gia tích cực vào Hội tông đồ cầu nguyện (Apostleship of Prayer). Di sản này đã để lại một dấu ấn rõ rệt trên tên gọi của Hội Dòng chúng ta. Trong số Tháng Năm của Tờ sứ giả nhỏ của Thánh Tâm (KHB 1875, 39), một tháng trước khi khai trương Ngôi Nhà Truyền Giáo (Mission House) tại Steyl vào ngày 05 tháng 08 năm 1875, cha Arnold đã viết: “Trong ba ngôi của Thiên Chúa Ba Ngôi, chúng tôi muốn sùng kính Ngôi Lời cách đặc biệt.”

Vào lúc khởi đầu của Ngôi Nhà Truyền Giáo (Mission House), cha Arnold đã cầu xin sự hổ trợ đặc biệt của Ngôi Lời để thực hiện mục tiêu cơ bản của việc thành lập cơ sở này. Cha Hermann auf der Heide đã cung cấp chi tiết rằng cha Arnold đã nhận được ý tưởng gọi Hội Dòng chúng ta là Dòng Ngôi Lời (Societas Verbi Divini) sau Thánh Lễ Truyền Tin vào ngày 25 tháng 03 năm 1875. Vì thế, ngày 25 tháng 03 đã trở thành ngày lễ kính danh hiệu của Hội Dòng, vốn được dành để kính Ngôi Hai Thiên Chúa. Vào ngày 16 tháng 06 năm 1876, công thức của lời khấn vâng lời của mỗi thành viên Hội Dòng đã được thể hiện trong lời hứa: “Tôi muốn trở thành đầy tớ của Ngôi Lời.” Đấng sáng lập đã đặt bản thân ngài và công việc của ngài dưới sự bảo vệ của Ngôi Lời, Đấng mà ngài đã xem như là Sự Khôn Ngoan của Thiên Chúa, Hình Ảnh của Chúa Cha, Đấng ban Thánh Thần, Ánh Sáng chiếu soi mọi người đang bước đi trong thế giới này. Cha Arnold đã chọn tên Ngôi Lời và điều này đã được thể hiện trong một bài giảng của ngài: “Tại sao Hội Dòng chúng ta được gọi là Ngôi Lời mà không phải là Chúa Thánh Thần, dù cho chúng ta tôn kính cách đặc biệt Chúa Thánh Thần?”Câu trả lời của ngài là qua tên này chúng ta có thể nhấn mạnh mục đích chính yếu của chúng ta, vốn được gọi là rao truyền Lời Chúa, Tin Mừng thánh.

Sự thừa nhận chính thức về tên của Hội Dòng và ý nghĩa của nó đối với sứ vụ truyền giáo của chúng ta

Vào tháng Năm năm 1900, sau hai mươi lăm năm tồn tại như một hội dòng, tên gọi Societas Verbi Divini đã bị đặt câu hỏi bởi Roma. Điều này đã không chỉ là một sự ngạc nhiên nhưng còn là một cú đánh lớn và đau đớn. Hội Dòng đã hy vọng nhận được sự phê chuẩn đối với Hiến Pháp mới, vốn được soạn thảo bởi Tổng tu nghị thứ ba, để mừng Lễ kỷ niệm ngân khánh của Hội Dòng vào ngày 08 tháng 09 năm 1900. Tuy nhiên, Hồng Y Francesco Satolli (1839-1910), một chuyên gia tín lý, đã muốn tên của Hội Dòng chúng ta được đổi thành “Hội Dòng các anh em tôn thờ Ngôi Lời” (Society of the Adorers of the Divine Word). Trong trường hợp này, cha Wilhelm Gier đã gợi ý tên Hội Dòng Ngôi Lời Nhập Thể (Society of the Incarnate Word), nhưng đã có một Hội Dòng nữ của Pháp mang tên Hội dòng Ngôi Lời Nhập Thể (Congregation of the Incarnate Word). Mặc cho những chống đối này, cha Arnold đã kiên định với những lý lẽ của ngài và cuối cùng đã xuất hiện chiến thắng. Cuối cùng, vào ngày 19 tháng 12 năm 1900, Đức Thánh Cha Leo XIII đã quyết định giữ nguyên tên gọi (Stet titulus ut stat – Let the name remain as it stands) và đã xác nhận tên Societas Verbi Divini (Dòng Ngôi Lời) trong Thư Phê Chuẩn chính thức của Đức Thánh Cha đối với Hội Dòng vào ngày 25 tháng 01 năm 1901, một sự tạ ơn long trọng đã được tổ chức.

Vào ngày 20 tháng 03 năm 1929, khi các thành viên của Cộng đoàn Roma được chào đón tại một cuộc tiếp kiến tư ở Vatican, Đức Thánh Cha Pio XI đã chào đón họ bằng những lời này: “Những Đứa Con Ngôi Lời thân mến của tôi, các con có một tên gọi đẹp biết bao! Quả thật, cái tên khá đặc biệt và đẹp tuyệt vời này là lý do để tự hào, nhưng đối với Đấng sáng lập của các con, cái tên gọi này, sự khác biệt sâu sắc nhất của chúng ta, bắt buộc chúng ta và hình thành nên chương trình thiết yếu của chúng ta: Chúng ta tôn thờ, mến yêu và bước theo Ngôi Lời Nhập Thể của Thiên Chúa như lý tưởng trước hết của chúng ta, bởi vì Ngài là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống của chúng ta.” (Co. 1891/5)

Tên của Hội Dòng chúng ta hình thành một sự kết hợp nội tại và độc đáo của hai sự sùng kính không thể tách rời, một mặt là Ngôi Lời như là mục đích của chúng ta và mặt khác Chúa Thánh Thần như là sự thờ phượng chính của chúng ta. Sự kết hợp này với sự nhận hiểu mang tính Ba Ngôi tạo nên sự rất độc đáo của chúng ta trong Giáo Hội phổ quát (H. Müller, A Key to the Spirituality of our Society, Verbum SVD 2, 1993, 171-182). Logos (Lời) đã trở thành Ngôi Lời Nhập Thể nhờ Quyền Năng của Chúa Thánh Thần. Ngôi Lời và Chúa Thánh Thần là một nhóm các nhà thừa sai không thể tách rời của Chúa Cha, sự biểu lộ Tình Yêu của Ngài đối với thế giới. Sự hiệp nhất không thể tách rời của Ngôi Lời và Chúa Thánh Thần được minh họa trong việc sáng lập ra hai nhánh Dòng Nữ của Đấng sáng lập, cả hai đều được gọi tên là Chúa Thánh Thần. Các sơ nữ tỳ Chúa Thánh Linh chiêm niệm có vai trò và nhiệm vụ chính là thờ phượng Ngôi Lời Nhập Thể trong Thánh Thể. Theo cách này, họ làm cho trở nên hữu hình sự năng động bổ sung giữa Ngôi Lời và Chúa Thánh Thần trong Gia Đình Arnoldus.

Những hàm ý thực hành của tên gọi Societas Verbi Divini (Dòng Ngôi Lời)

Tên gọi của Hội Dòng chúng ta trong sự tiến triển về mặt lịch sử và thần học-linh đạo của nó trong cuộc đời của Đấng sáng lập đưa đến hai hàm ý thực hành cơ bản cho Hội Dòng:

  1. Trước hết, từ tên gọi của Hội Dòng đưa đến bản chất của sự dấn thân và nhiệm vụ sâu sắc nhất của chúng ta, cụ thể là rao giảng Lời Chúa với sự soi sáng và quyền năng của Chúa Thánh Thần. Đây là Lời sáng tạo của Chúa Cha, nhờ Ngài mà mọi sự được tạo thành và trong Ngài toàn thể tạo vật tìm thấy được ý nghĩa và giá trị của nó. Như được nhấn mạnh trong Tổng tu nghị năm 1885, việc rao giảng Lời Chúa là trên hết trong chương trình của Hội Dòng. Nhà truyền giáo nào muốn chia sẻ đời sống của Ngôi Lời và tiếp tục sứ vụ của Ngài cần phải kết hợp cách gần gũi và mật thiết với Ngôi Lời Nhập Thể như là một người say mê Kinh Thánh cách nhiệt thành và như là sứ giả về những chân lý của nó. Hàm ý thực hành đầu tiên này tìm thấy một sự vang vọng rõ ràng tại Tổng tu nghị thứ 13 (1988) với nghị quyết chọn tông đồ Thánh Kinh là ưu tiên của Hội Dòng.
  2. Thứ hai, đối với Đấng sáng lập, Thánh Tâm là nơi ngự trị của Ngôi Lời, vốn là Sự Khôn Ngoan của Thiên Chúa. Ngôi Lời là sự khôn ngoan, là bạn đồng hành và là người cố vấn của các nhà truyền giáo mà từ đó tất cả sự khôn ngoan của con người và sức mạnh truyền giáo đều phát xuất ra để mang lại vương quốc và tình yêu của Thiên Chúa ngõ hầu thay thế bóng đêm sự dữ. Ngoài việc rao giảng Lời Chúa cách trực tiếp, Hội Dòng chúng ta nhận sự giảng dạy và hoạt động khoa học để công bố Lời Chúa như là đặc sủng của mình. Do đó, các anh em tận tâm cho công việc giảng dạy và khoa học nên quý trọng và kính trọng Sự Khôn Ngoan của Thiên Chúa như là những đầy tớ (luật ngắn đầu tiên của tháng Năm/Sáu năm 1878). Về sau, Nhà Tổng Quyển tại Roma được đặt tên lại là Collegio del Verbo Divino và được hiến dâng cho Ngôi Lời với sứ điệp mang tính Ba Ngôi trên mặt tiền bề ngoài: Verbum Dei Amorem Spiranti (Ngôi Lời truyền cảm hứng yêu thương). Nếu Tình Yêu Thiên Chúa thúc bách chúng ta, thì trước hết điều này sẽ trở nên hữu hình trong tình yêu Lời Chúa của chúng ta. Cuối cùng, việc ôm lấy Lời Chúa đưa đến việc rao giảng Lời Chúa hiệu quả hơn với một sự cân nhắc đặc biệt về tình yêu của chúng ta đối với các anh chị em đang có nhu cầu.

Lm. Antôn Nguyễn Thanh Hà, SVD

Trưởng ban dịch thuật chuyển ngữ

Bài trướcThường Niên – Tuần XX – Năm B
Bài tiếp theoSuy tư Truyền Giáo: “Hãy ra chỗ nước sâu mà thả lưới” (Lc 5,4)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

The reCAPTCHA verification period has expired. Please reload the page.