Thánh Joseph Freinademetz và quá trình thích nghi văn hóa

0
1340

THÁNH GIUSE FREINADEMETZ [1] VÀ QUÁ TRÌNH THÍCH NGHI VĂN HÓA

Jacek Jan Pawlik SVD[2]

Lễ nhớ Thánh Giuse Freinademetz vào ngày 29/01 hằng năm. Tải Bộ Lễ PDF

Việc toàn cầu hóa đang đưa dần thế giới tiến gần lại với nhau, dưới một mái nhà chung, thì việc tồn tại của nhiều nền văn hóa, không chỉ làm giàu thêm cho nền văn hóa thế giới, nhưng còn mang đến những nối lo ngại. Đó là ngày càng có sự cách biệt vì thiếu hiểu biết, của chính nội dung văn hóa ấy, và sự nhầm lẫn là điều không thể tránh khỏi.

Để hiểu một nền văn hóa là phải sống với và tiếp xúc với nó. Cụ thể là để hiểu thấu đáo một „văn hóa ngoại”, phải trải nghiệm từ nội tại, mới có thể chia sẻ với những kinh nghiệm chung ấy được. Hiểu quá trình thích nghi văn hóa là đề tài đáng quan tâm của ngành nhân học văn hóa, cũng như tâm lý học xã hội và khoa học truyền thông, trong bối cảnh để đi đến sự thách thức này.

Bởi vậy, nên chẳng có gì lạ, mà vấn đề thích nghi văn hóa lại chiếm một chỗ quan trọng trong việc chuẩn bị làm sứ vụ truyền giáo. Nó là cầu nối giữa sự gặp gỡ liên văn hóa của cá nhân, của xã hội hay của chính nền văn hóa ấy, mà nó chiếm toàn bộ quá trình âm giai và hỗ trợ lẫn nhau để đưa đến sự biến chuyển. Đồng thời việc tiếp xúc văn hóa dẫn đến cùng một biểu tượng văn hóa, đa văn hóa hoặc đồng văn hóa. Hiểu quá trình thích nghi là sự chuẩn bị bước vào một nền văn hóa mới, mà nơi đó cá nhân hay tập thể sẽ sống và làm việc với nó. Thì dù có sự chuẩn bị, nhưng khó khăn cùng với những phản ứng không dễ chịu xảy đến là điều không thể tránh khỏi. Điều tốt nhất là biết kiên nhẫn với những tình huấn căng thẳng, rồi mọi sự sẽ đâu vào đó.

Bài viết này sẽ trình bày một mẫu thích nghi văn hóa, một trường hợp đặc biệt đáng được lưu ý, ngay từ những ngày đầu sống trên miền đất lạ. Việc thích nghi với nền văn hóa mới, có thể gây sốc, gọi là sốc văn hóa[3], rồi tiếp đến là sự hình thành nhiều nền văn hóa trên cá nhân này. Quá trình thích nghi văn hóa sẽ vượt qua, trong sự giới hạn kinh nghiệm cá nhân của nhà truyền giáo. Vì vậy, mà mỗi cá nhân có cách tiếp nhận riêng với nền văn hóa mới.

Tác giả lấy hình ảnh thánh Giuse Freinademetz, nhà truyền giáo tại Trung Hoa, để minh họa cho việc thích nghi văn hóa. Không phải là sự ngẫu nhiên, vì ngày 5 tháng 10 năm 2003, Đức Giáo Hoàng Gioan Phao Lô II đã phong thánh cho vị truyền giáo này. Đúng vậy, đây là biến cố đáng để nhìn lại, và với phương cách nào ngài nên thánh. Tâm niệm của ngài là „vì người Hoa, và giữa người Hoa”, bởi vậy nên ngài đã bước vào quá trình thích nghi văn hóa.

  • THIẾT LẬP MỐI QUAN HỆ

            Thời gian đầu khi bước vào một nền văn hóa mới, thật sự rất có ý nghĩa đối với một cá nhân đó. Nó được ví như sự „sinh ra”, mọi thứ đều mới – âm thanh, hình ảnh, mùi vị, môi trường và ngay cách hành xử. Bước vào một văn hóa mới với nhiều hình ảnh mới mẻ, thì cũng được ví như thế giới của trẻ con. Khám phá này được xảy ra ngay từ giây phút đầu tiên khi bước vào thế mới, đó là quá trình xây dựng mối quan hệ giữa mẹ và con. Sau khi sinh ra, các yếu tố tâm sinh thể lý dần dần được hình thành. Chẳng đáng chi nghi ngờ, ở trẻ con cũng như ở nơi người mẹ, cả hai từng bước được hình thành mối quan hệ, liên kết nhau và đưa đến sự tương giao lẫn nhau. Nhiều cảm giác mới nơi bé sẽ được bộc ra. Sự nảy sinh này xảy ra trước tất cả, khi bước vào môi trường thể lý và văn hóa mới cùng với những hình ảnh, âm thanh, mùi vị. Quá trình bước vào thế giới mới được sở hữu với những khả năng phản ứng trong mọi tình huấn. Giây phút đầu tiên được cho là nhiều tích cực, nhưng dần dần theo thời gian chúng sẽ chuyển dần đến những phản ứng trái ngược nhau.

            Tương tự như vậy, trong quá trình thích nghi văn hóa mới, giây phút đầu tiên khi đặt chân đến miền đất lạ, khả năng thích nghi được cho là tích cực. Bước đầu cá nhân ấy có những khả năng ngoại thường về tâm và thể lý, khi bước vào xã hội mới với những cảm nghiệm riêng tư của chính mình. Tự giải quyết lấy trong những tuần đầu khi đặt chân đến vùng đất mới là rất cần thiết cho nhà truyền giáo, và tự tháp nhập vào nền văn hóa mới là điều quan trọng nhất.

           Trong những tuần đầu tiên, nhà truyền giáo có những khả năng ngoại lệ để hòa nhập vào môi trường mới, thậm chí rất là vui khi tiếp xúc với ngôn ngữ và đất nước mới. Năm tháng trôi qua những cảm xúc ban đầu dường như không còn nữa, thay vào đó là những nỗi chán chường thất vọng.

           Khi cha Giuse Freinademetz đến Trung Hoa không những tránh khỏi những cảm xúc ấy mà còn gặp phải một bối cảnh phức tạp hơn nhiều, đó là sự phân biệt giữa các tôn giáo; giữa người lương và giáo. Nhưng với khả năng thích nghi, ngài đã lạc quan và suy nghĩ rằng; người lương cũng sống tốt vậy. Trong một đoạn thư trên hành trình đến Trung Hoa, ngài viết:

            “Chúng tôi biết rằng thư của chúng tôi sẽ đến quê nhà. Những người bạn của chúng tôi nghĩ rằng; vì họ mà chúng tôi phải ra đi. Cùng một niềm tin, với một lòng xác tín, một hiến lễ, sự tận hiến chính mình, tha nhân với chúng tôi nay làm thành một vòng mắc xích liên kết với nhau. Nhưng mặt khác cũng có cái gì đó rất là nặmg nề hơn bao giờ hết…[…] hãy cầu nguyện cho chúng tôi ngày cũng như đêm, để tất cả trên toàn cõi đất này, đặc biệt là trên Đại Lục Trung Hoa được liên kết với nhau với một chủ chăn nhân lành.

            Sự tin tưởng của cha Giuse, cũng được áp dụng cho những người ngoại quốc, cho những ai không thuộc Giáo hội, mà ngày rời xa. Họ nghĩ rằng sẽ  được liệt kê vào thành viên mới của Giáo hội. Vào thời gian đầu, đặc biệt họ ít để ý đến người Hoa như cộng đồng sống động với những nguyên tắc và sở hữu bề dày văn hóa. Thiếu sự cởi mở và có cái nhìn bi quan đối với môi trường mà cha Giuse bày tỏ trong các thư gửi cho những người bạn trước khi kết thúc cuộc hành trình.

           Nếu như các bạn bảo tôi hãy kể. […] hãy kết luận xem điều gì sẽ đến: Aloizy thân mến! chúng ta không thuận theo thế giới xấu xa, nhưng là cố gắng mỗi ngày bước theo ánh sáng sự thật để chiếu tỏa cho thế giới và mang tình yêu của Thánh Tâm Chúa đến cho mọi người, đặc biệt cho những người cùng khổ.

           Với ai có tinh thần hòa nhập, không tự đóng khung trong tôn giáo giáo của mình, đồng thời biết đón nhận những giá trị tích cực của các văn hóa trên hành tinh này, thì đó là chìa khóa mở ra cho sự thích nghi với văn hóa mới. Cha Giuse đã trải qua những giai đoạn căn bản, cũng có thể là đã đánh mất đi sự thích nghi văn hóa ngay từ lúc đầu. Nhưng điều ấy không làm cản trở ngài đến Hồng Kông vào ngày 20 tháng tư năm 1879, hát bài ca Te Deum với lòng hoan hỉ khi đặt chân đến vùng đất mới. Thư gửi về gia đình, ngài viết: „Con đã tìm được quê hương mới. Từ nhiều năm, con đã cầu nguyện xin Chúa chỉ cho con quê hương mới này. Bây giờ con ở đây, Trung Hoa Đại Lục”. Trung Hoa được xem như là một trong những vùng truyền giáo khó khăn, không chỉ là vấn đề văn hóa mà còn là tiếp xúc những con người cụ thể. Vào thời đó, tất cả các nhà truyền giáo đều có sự chuẩn bị chu đáo để có thể hòa nhập vào niềm đất lạ này – một số lớn các nhà truyền giáo đã bỏ mạng – họ đã làm những cuộc phúc âm hóa, nhưng đã không chú trọng đến nền văn hóa này.

            Không có nhiều dữ liệu để minh chứng, nhưng ít ra hình ảnh của những ngày đầu tiên đến Trung Hoa của cha Giuse, xem như là đề tài đáng để nói đến. Tại hải cảng các chủng sinh đã chờ hai tân nhà truyền giáo – đó là lần tiếp xúc đầu tiên với người Hoa, mà cha Giuse và bạn đồng hành của ngài là cha Anzer sau được bổ nhiệm làm giám mục đã gặp gỡ. Một mâu thuẫn xảy ra với chính người bạn mình, ngài được mời dạy tại chủng viện, còn cha Giuse chỉ được giảng dạy một cách dự thính. Mãi đến mùa hè năm 1879 cha mới được ghi danh chính thức. Vào thời điểm ấy học tiếng Hoa không mấy thuận lợi. Những buổi học thường được tổ chức tại nhà. Và phương pháp học hầu hết là phát âm và đàm thoại, còn đọc và viết ít khi được dùng đến. Để chuẩn bị ra làm việc với người Hoa, cha Giuse đã có một khóa học vỡ lòng tiếng Hoa tại Châu âu. Chỉ có điều ngôn ngữ tiếng Hoa mỗi vùng hiểu và nói khác nhau. Tại Hồng Kông tiếng phổ thông được dùng phổ biến hơn, bởi vậy không dễ gì nói chuyện được với những người không đồng ngôn, dù họ là người Hoa. Đó là điều khó khăn nhất của các nhà truyền giáo mà hầu hết trong số họ đều nói tiếng Ý, nay làm việc tại Hồng Kông.

           Học ngôn ngữ trước tiên phải là thâm nhập vào cộng đồng, chứ không phải tách biệt như kiểu học nghiên cứu. Từ đó, ngôn ngữ sẽ được hình thành theo một cách tự nhiên trong con người ấy, cùng tham gia vào các hoạt động xã hội, văn hóa, qua đó những cảm giác sẽ được hình thành. Bởi vậy, đó là cơ hội cho các nhà truyền giáo để bước vào tiến trình hòa nhập văn hóa mới.

            Thời gian đầu, khi bước vào một nền văn hóa mới, nhà truyền giáo cảm thấy mình như là người xa lạ. Sự phòng vệ tự nhiên được hình thành, và họ liên kết với những nhà truyền giáo ngoại quốc khác sống như người ngoại cuộc. Ngại tiếp xúc với mọi người, thường xuyên giam mình trong phòng. Lúc ấy, thật khó mà mong đợi cho nhà truyền giáo cảm thấy hòa nhập vào bối cảnh văn hóa mới.

            Tiếng Hoa đã làm cho cha Giuse mất nhiều năng lượng. Đây quả thật là một ngôn ngữ khó, trong một lá thư viết vào tháng 7, 1879 có đoạn: Từ mùa hè 1879 đến mùa xuân 1881, chúng tôi đã dành nhiều thời gian để học ngôn ngữ này khi còn ở Sikung. Tiếng Hoa rất khó phát âm và nhấn giọng, một từ nhưng có nhiều nghĩa khác nhau khi phát âm sai. Còn nói về cấu trúc câu thì thật hoàn toàn khác lạ với bất cứ ngôn ngữ nào. Nhưng tôi rất hài lòng với ngôn ngữ này.  Sau một thời gian làm quen với ngôn ngữ mới này, cha Giuse đã bắt đầu thấy được hệ thống của nó. Ngày 16 tháng 8, năm 1880 ngài viết: Chúng tôi ý thức rằng, không nên ở lại lâu ở Hồng Kông, cần phải đến nơi làm việc ngay, lúc ấy mới có nhiều cơ hội để học thêm tiếng này.

            Theo tin tức, cha Giuse đã không lưu lại lâu ở Hồng Kông để học ngôn ngữ. Nhưng ngài đã cố gắng đặt chân sớm vào vùng truyền giáo của Trung Hoa Đại Lục. Nhờ vậy mà ngài đã nói được tiếng bản xứ không đến nỗi tệ. Vào Chúa nhật, ngày 25, tháng bảy 1880, ngài đã có một bài giảng đầu tiên bằng tiếng bản xứ. Đây là một sự kiện quan trọng trong cuộc đời của ngài sau gần 15 chịu chức linh mục. Ngài thổ lộ: Hạnh phúc nhất đối với đời tôi, đó là ngày đầu tiên tôi giải tội bằng tiếng Hoa, và thứ đến là giảng lễ, cũng chính ngôn ngữ này.

            Dù đã đặt hết mình vào công việc truyền giáo, cùng với mong đợi những thành quả ấy, nhưng với sự ủy thác sứ vụ truyền giáo của đấng bản quyền cho các nhà thừa sai Dòng Ngôi Lời tại vùng Nam Sơn Đông, cha Giuse đã phải thu dọn hành lí chuyển đến nơi khác. Vài ngày sau ngài đã có mặt tại cứ điểm truyền giáo Nam Sơn Đông. Thư gửi về cho gia đình ngài viết: Con đã thu dọn hành lí cá nhân, và chuyển đến chổ anh em của con – chổ cha Anzer, ngài đã chuyển về đây khá lâu. Sau vài tháng làm quen với mọi người và tiếng bản xứ, giờ ngài đã bắt đầu vào công việc truyền giáo tại vùng này.

            Ba năm sau khi chuyển đến chổ ở mới, ngài viết thư cho cha Arnold, Đấng sáng lập: Cha Giám đốc thân yêu, thật là một niềm vui lớn đối với con, giờ đây con có thể viết cho cha bằng tiếng bản xứ, để trình bày những công việc truyền giáo tại Nam Sơn Đông. Một ngôi làng nhỏ công giáo để chúng ta làm việc truyền giáo! Cũng phải khó khăn và kiên trì. Xin Chúa chúc lành cho công việc chúng ta. Bây giờ chúng ta hãy trở lại với quá trình thích nghi văn hóa mới, có sự chậm trễ hay còn quá sớm?

            Trong phạm vi có thể, việc thích nghi văn hóa được coi là sự xuất hiện chậm trễ nhất, và không dễ để nhận ra. Đặc tính của nó được ví như một giai đoạn thân mật của đời sống vợ chồng, và mãi về sau ta mới có thể khám ra được. Bởi vì vợ chồng là những con người trưởng thành và họ thuộc về nhau, như hai trong một. Sự tương đồng này có thể áp dụng cho nhà thừa sai và đối tượng phục vụ của họ là những con người mà họ muốn làm việc tới. Vì vậy, quyết định tham dự vào quá trình này, cộng đoàn của các nhà thừa sai, hoặc cho tất cả những ai, đó là phải có sự liên hệ đến cộng đồng xã hội nơi mình đang sống trong mối dây thân tình. Hầu hết tất cả mọi nền văn hóa đều có mang vấp dáng của hình thức này; thay đổi cuộc sống là cùng bước vào thế giới quan khác.

            Thời gian đầu khi cha Giuse chuyển đến Nam Sơn Đông, ngài đã có cái nhìn tích cực đối với mọi việc tại đây. Hai tân thừa sai truyền giáo từ Steyl được gởi đến nơi này. Và có thể nói được rằng cha Giuse đã bắt đầu từ đây.

            Quá trình thích nghi văn hóa đem đến cho cá nhân không ít stres, nhưng ai có sự khởi đầu tốt và cố gắng hòa nhập vào cộng động ắt sẽ giúp cho người ấy thành công sớm hơn. Việc trả giá cho quá trình thích nghi văn hóa mới là rất đắt. Gần một nửa không trở lại sau kỳ nghỉ hè đầu tiên. Điều ấy không có nghĩa là người ở lại có nhiều vấn đề hơn người ra đi. Dĩ nhiên khó sống trong một gia đình, mà người ấy kém khả năng làm bạn với những người ngoại quốc và cùng nhau học ngoại ngữ. Điều không luôn luôn dễ sống như người ngoại lai, mà thiếu sự hiểu biết văn hóa, hành xử khác người và trong khi trò chuyện lại trở nên như người xa lạ.

            Lịch sử đã cho thấy nhiều nhà truyền giáo đã thể hiện được bản lãnh, khi họ đã bước vào quá trình thích nghi văn hóa như thế nào. Yếu tố để đạt được thành công không phải ở khía cạnh thể chất của cá nhân, nhưng là tinh thần của nhà truyền giáo. Hình ảnh của cha Giuse một phần nào đó cũng đã minh họa cho quá trình này.

  • SỐC VĂN HÓA

            Thông thường những ai không có khả năng thích nghi với xã hội vào lúc hội nhập ban đầu, sẽ dẫn đến sốc văn hóa. Nghĩa là không có khả năng để chuẩn bị bước vào môi trường mới. Sốc văn hóa là tác động của việc di chuyển từ một nền văn hóa quen thuộc sang một nền văn hóa không quen thuộc. Khái niệm này diễn tả cảm giác mất phương hướng, không biết hành xử hay phải hành động như thế nào trong môi trường mới và không biết cái gì là phù hợp, cái gì không. Kết quả của nó có thể gây ra nhiều triệu chứng, cả về thể chất và tinh thần. Theo Louis Luzbetak, sốc văn hóa được chia theo những mức độ khác nhau: 1. Nảy sinh những tiêu cực và bi quan; 2. nhớ nhà, cô độc, chán nản với công việc; 3. Stres, không hài lòng, chán ghét và thất vọng; 4. bệnh thể lý, đau đầu kinh niên và tăng huyết áp; 5. Lo lắng về sức khỏe; 6. Uống nhiều rượu bia[4].

            Nhiều người đặt câu hỏi rằng: Liệu trường hợp cha Giuse có trải qua một cú sốc văn hóa nào chăng? Theo những nguyên tắc trên, thì sốc văn hóa đến với ngài là điều không thể tránh khỏi. Chúng ta biết rằng thời gian đầu các nhà truyền giáo đến Trung Hoa đã trải nghiệm nhiều khó khăn biết là chừng nào. Tháng đầu tiêu có sự thay đổi về mặt thể lý tự nhiên, như là thay đổi thức ăn. Cha Giuse viết: „Từ sáng sớm, thức ăn chính của chúng tôi là cà phê đen với ổ bánh mì, nhưng không phải lúc nào cũng có như vậy. 9h30 sáng cơm với cá. 4h30 chiều lại cá với cơm. Sau đó chẳng có gì hơn. Đối với tôi như thế là tốt, nhưng tôi cảm thấy không đủ sức lực. Tệ hơn là những lúc thiếu thốn, phải dùng ít hơn. Người Hoa lúc nào cũng ăn cơm và luôn luôn là cơm, thậm chí chết rồi mà vẫn còn cúng cơm”.

            Dĩ nhiên thức ăn thiếu thốn đã ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe của cha Giuse. Một thời gian ngài đã ngã bệnh vì chứng sốt rét. Nhưng sau 8 tháng sống trên đất Hoa Lục, khẩu vị của ngài đã thay đổi: „Tôi cảm thấy lúc này rất tốt. […] tôi ăn cơm với cá giờ đã thấy ngon hơn trước, giống các bạn ăn mì với nước sốt vậy. Căn phòng của tôi thiếu tiện nghi và ánh sáng nhưng tôi cảm thấy thoải mái và dễ chịu”. Câu hỏi được đặt ra ở đây – liệu bao nhiêu phần trăm đúng với sự thật. Thật vậy, cha Giuse đã viết cho chị gái mình là Têrêsa và cho Đấng Sáng Lập với ý thức rằng, những tâm tình chia sẽ của ngài sẽ được các thế hệ đàn em tiếp nhận: „Thức ăn giờ đối với ngài ngon hay không, không còn là vấn đề, mỗi ngày có thức ăn mà Cha trên trời cho dùng đủ, thì biết tạ ơn Ngài. Cơm cũng như bánh mì; trà thay rượu, cà-phê, sữa – nước ngọt, thịt bò, gà…đối với tôi giờ không thiếu, và cũng chẳng cần. Giống như Đức Giêsu, Thầy Chí Thánh khi sai các Tông đồ đi rao giảng Tin Mừng, lúc trở về Ngài hỏi họ: Anh em có thiếu điều gì nữa chăng? Họ thưa: „chúng con chẳng thiếu gì”. Cha Giuse đã trải nghiệm những giây phút khó khăn nhất trong đời truyền giáo như thế nào, nhưng đối với ngài sự khó khăn ấy chính là lúc cùng bước đi với Đức Ki-tô trên con đường tiến về Thiên quốc.

            Yếu tố thức ăn là một trong những thứ cần thiết nhất để đảm bảo sức khỏe và trí tuệ cho con người. Vì vậy nhà thừa sai phải ý thức những giới hạn tiếp nhận của cơ thể mà cố gắng chấp nhận, dùng thức ăn, hòa nhập vào môi trường hầu giữ gìn sức khỏe để chu toàn công việc mình. Một yếu tố khác nữa dễ dàng nhìn thấy đó là tìm cảm giác ngon miệng, sau đó mới thích nó, trong điều kiện truyền giáo khó có thể mà nói là món này ngon hay dỡ.

            Chấp nhận quần áo, trang phục cũng là một yếu tố thành công cho nhà truyền giáo. Thỉnh thoảng hình ảnh cha Giuse ăn mặc theo kiểu người Hoa được đưa ra như là phương cách thích nghi văn hóa. Nhưng cũng hãy nhớ rằng; không phải hết thảy các nhà truyền giáo đều thích với lối ứng xử này. Cha Giuse có lẽ là trường hợp ngoại lệ. Trong một bức ảnh, một nhóm nhà truyền giáo cùng ăn mặc giống nhau, cha Giuse diễn tả: „tóc để dài phía sau theo kiểu Nhà Thanh, mặc áo dài, đầu đội mũ kiểu công tử màu xanh, chân đi hài màu trắng. Theo như sự diễn tả đó, đối với nhà truyền giáo thay đổi trang phục cũng làm cho họ sự từ bỏ ý riêng. Thời gian đầu ăn mặc theo kiểu người Hoa cũng làm Giuse khó chịu, trong một bức thư gởi về Steyl đề ngày 2, tháng 6, 1880, ngài diễn tả: „từ 3 tuần nay, tôi đã ăn mặc như người Hoa, để tóc theo kiểu Mãn Thanh, áo dài thụng, quần trắng, chân đi giày vải quan quyền, đầu đội mũ công tử.

            Sự thay đổi trang phục trước tiên phải được hiểu trong nghĩa thực hành. Do thời tiết, khí hậu mà người ta dễ dàng thay đổi. Cha Giuse đã ý thức được điều ấy. Trong thư gởi cho một người bạn, ngài tâm sự: Khi nào thời tiết nóng nực, chỉ có thay áo quần trung quốc là hợp lý nhất. Nó nhẹ nhàng, có thể nói rằng thoái mái và dễ chịu. Ở chổ chúng ta chắc chẳng bao giờ có được như vậy. Nhưng điều lý thú nhất đối với tôi là khi mặc vào, đội mũ và đi ra đường thấy nó mắc cười làm sao. Nhưng tất cả là vì cứu rỗi các linh hồn.

            Những cái thay đổi bên ngoài, như thức ăn, trang phục và tên gọi cũng không kém phần quan trọng. Tên gọi của một ai đó, phần nào cũng nói lên căn tính của họ. Việc thay đổi tên họ có thể làm cho chính cá nhân ấy, thêm phần nào vào việc thích nghi văn hóa. Trong lịch sử, sự thay đổi tên thông thường được thay đổi trong bối cảnh xã hội – trong Kinh thánh chẳng hạn. Còn trong xã hội, khi người con gái đi lấy chồng. Những ngôi sao điện ảnh, nghệ sĩ….Hay là truyền thống xưa, các tu sĩ đã thay đổi tên, khi khấn dòng lần đầu tiên. Sự thay đổi tên của các quốc gia, thành phố – thay đổi ngày quốc khánh, bài hát quốc ca. Không phải tất cả sự thay đổi tên ấy nói lên ý nghĩa trong bối cảnh tôn giáo mới. Trường hợp thay đổi tên của nhà truyền giáo, có thể có ý nghĩa là bắt đầu sống trong nền văn hóa mới, trong một xã hội mới, nơi mà người ấy đến.

            Fritz Bornemann[5] lưu ý rằng; tên gọi của nhà truyền giáo trong xã hội Trung Hoa rất là quan trọng. Trường hợp cha Giuse lấy tên Phú cũng phải nhờ đến các nhà nho lão luyện đặt cho. Phú được lấy từ tên họ của ngài Freinademetz. Còn Josef – Giuse. Người Hoa viết họ trước tên gọi. Vì vậy mà cha Giuse có tên gọi là Shenfu – linh mục Phú.

            Trong bối cảnh văn hóa xã hội, trường hợp của cha Giuse đến Trung Hoa dường như rất tự nhiên, khi ngài tiếp xúc với người Hoa. Và kể từ giây phút ấy có thể nói rằng; trong ngài đã hình thành theo kiểu mẫu rập khuôn. Theo phân tích của quá trình thích nghi văn hóa, thì trường hợp của cha Giuse ít bị sốc văn hóa hơn các nhà truyền giáo khác, có lẽ là nhờ ngài đã dũng cảm dấn thân sớm vào các làng mạc của người Hoa. Thỉnh thoảng những bi quan của cha Giuse về người Hoa rất là tiêu cực. Nhưng điều ấy không có nghĩa là làm ngài ngã lòng. Vào thời ấy chính trị bất ổn xảy ra phức tạp, việc khinh miệt các nhà truyền giáo ngoại quốc, làm các ngài đã nhiều lần phải di tản. Cha Giuse viết:

            Các nhà truyền giáo được xem là người ngoại lai. Người Hoa luôn tự hào về mình theo cách của họ. Họ cảm thấy mình là phần tử trong một đại lục rộng lớn. Chẳng chịu khuất phục trước người ngoại lai nào. Người Châu âu chúng tôi được xem là người mũi lỏ, là bọn quỉ tây. Ra đường, người lớn thì tránh né, còn bọn con nít thì trêu chọc. Hầu hết bọn chúng tôi đều bị đối xử như vậy. Một nhà truyền giáo lão luyện bảo tôi rằng: „nhà truyền giáo phải giả mù và khoan thứ trước những ai chưa thương mến mình”. Có một lần đi trên đường, một thằng bé gặp tôi, nó chào tôi một cách thân thiện. Tôi hỏi: „Ủa con biết cha hả? Nó trả lời: Con biết, ông là linh mục của bọn quỉ tây”. Đó là một trường hợp nhỏ, tất cả chúng tôi đều được họ gọi vậy.

            Thật sự cha Giuse cũng có nhiều điều khó hiểu, được sai đi, mang Tin Mừng Nước Thiên Chúa đến cho họ, và tại nơi đây được đối đãi mình như là quỉ dữ. Sự thật cần nhiều thời gian, với sự quyết tâm chinh phục họ, cha Giuse đã bỏ qua những thành kiến kỳ thị và ngài đã thành công trong quá trình bước vào quá trình thích nghi văn hóa.

  • SỰ HÌNH THÀNH NHIỀU NỀN VĂN HÓA TRÊN CÁ NHÂN

            Việc thích nghi văn hóa trước tiên phải là việc chấp nhận những hình thể hay những biểu tượng, mà người tham gia có cùng một khái niệm và được liên kết lại với nhau trong cùng một biểu tượng chung. Quá trình thích nghi văn hóa được định hình trong môi trường giao tiếp, truyền thông trong cộng đồng văn hóa xã hội nhất định. Để đi vào mô hình truyền thông, đặc biệt phương cách quan hệ của các biểu tượng của thế giới, như là mối quan hệ trong không gian và truyền thông không bằng văn bản hay lời nói, ngôn ngữ, thần thoại, nghệ thuật và tôn giáo. Quá trình thích nghi văn hóa có thể phân tích với những bước tình tự sau:

  1. yếu tố vật chất – kinh tế (áp dụng kỹ thuật, phạm vi vật chất);
  2. lối hành xử (cách ứng xử, nguyên tắc sống);
  3. thế giới quan (tự tin, giá trị sống, thái độ và hình thức).

            Thích nghi văn hóa được hình thành hai mức độ rõ ràng. Trước tiên là quan niệm về thế giới quan. Ở đây ta nói đến khái niệm về tôn giáo. Khi các nhà truyền giáo đến nơi nào, họ cố gắng sống hòa nhập vào cộng đồng và thích nghi với văn hóa mới, mục đích là đem Tin Mừng đến cho mọi người. Vì vậy, quan niệm về thế giới của họ cũng cần thay đổi. Trường hợp của cha Giuse là một thí dụ; tâm niệm của ngài là: „vì người Hoa và cho người Hoa”. Điều ấy không có nghĩa là, mọi nguyên tắc luân thường đạo lý tại đây là hoàn hảo. Cha Giuse đã làm một việc là đem Chúa đến, và làm cho nền luân lý của họ hoàn thiện, theo lời dạy của Chúa Kitô.

            Mức độ cao hơn của thích nghi văn hóa, là tạo nối liên kết của văn hóa hiện tại và văn hóa tự nhiên sao cho, không có sự thay đổi. Thật sự, văn hóa chẳng có động lực nối kết hoàn hảo. Yếu tố riêng biệt, mà toàn bộ văn hóa này tạo ra, được bắt nguồn từ những nguồn khác nhau và chẳng bao giờ hổ tương lẫn nhau để đưa đến hội nhập. Cho nên, những gì mà cá nhân hay một nhóm người đạt được sự thích nghi, được ví như việc xoay trở bàn tay, tự do thao tác trong hệ thống văn hóa. Mỗi nền văn hóa có một đặc tính riêng biệt, chẳng bao giờ đồng nhất một cách hoàn hảo, trội hơn, hay lỗi thời. Bởi vậy, thích nghi văn hóa là sự kết hợp giữa cái mới và cái cũ, giữa truyền thống và hiện đại. Sự tồn tại của nền văn hóa lệ thuộc từ cộng đồng lịch sử cụ thể, với sự gắn bó từ những thách thức về mặt lý thuyết, cùng với những tranh đấu của xã hội. Sự nối kết giữa hai văn hóa, mà văn hóa trội hơn, là một trường hợp ngẫu nhiên được xảy ra trong bối cảnh xã hội. Văn hóa không chỉ thừa hưởng những vật dụng, cách nghĩ, lối hành xử, mà còn biểu lộ căn tính thật sự của một người hay nhóm người. Nó là kết quả và sản phẩm của căn tính, đã được thu thập trong cấu trúc xã hội ổn định và từ chức năng có giới hạn của cộng đồng.

            Sự biến hóa của đặc tính văn hóa lệ thuộc vào những thay đổi về định nghĩa của thích nghi văn hóa. Nó chú trọng đến sự hỗ tương của quá trình thích nghi: của cá nhân hay của nhóm người, mà nó được thừa hưởng từ nguồn gốc xuất phát. Vì vậy, thích nghi vào môi trường văn hóa mới là động cơ rất là thách thức.

            Mục đích của thích nghi văn hóa là phải nhận ra trong xã hội bản địa. Sự nhận biết này có nghĩa là liên kết những gì từ xã hội bản địa với phương cách của cá nhân làm thành một trong cộng đồng và cùng thống nhất với nhau trong cùng một quan điểm. Với mục đích này thấu hiểu văn hóa là điều cần thiết. Chiếm được quyền cảm thấu là có khả năng tham gia thử nghiệm vào trong cộng động bản địa, và mức độ tri thức và ý chí, cũng cần phải có. Sự thấu cảm có nghĩa là hiểu biết và chấp nhận những điều kiện có thể cho phép để đạt đến mức độ cao nhất, mà xã hội bản địa ứng xử theo cách này, mà không phải cách khác. Ngoài ra, sự nhận biết dĩ nhiên được tiếp nhận được từ những giá trị của chính xã hội bản địa, bao nhiêu có thể được. Một trong những kiểu mẫu, mà sự lệ thuộc khó tránh khỏi, đó là kiểu mẫu chống lại lý trí, niềm tin và lương tâm của chúng ta. Hãy nhớ rằng, trong mỗi nền văn hóa đều chứa đựng ít nhiều khía cạnh tinh thần, giống như hình ảnh ban đầu của chính nó. Chỉ có con người là tác nhân và làm cho nó xấu đi. Cuối cùng, chính xã hội này công nhận một cách cụ thể người này; tốt lành, thân thiện, kính trọng và cởi mở, mà nơi khác thì không.

            Luzbetak giới thiệu hai trường hợp đối lập là sự cảm thấu và sự nhận thức theo phương cách hướng về người bản xứ. Cố gắng trở thành như người bản xứ, lấy nhận thức làm dạng trung lập, hòa nhập vào xã hội, mà  nó là nguyên nhân dẫn đến sốc văn hóa. Đừng quá thành kiến đưa đến mù quáng, mà khước từ đi những giá trị đáng yêu. Trở nên người chấp nhận và biết giải thoát những cảm xúc gây sốc khó chịu. Người bản xứ, cũng như người không phải là người bản xứ sẽ không thắng nổi sốc văn hóa. Đừng tách khỏi sự lệ thuộc xô đẩy, nhưng cũng không phải hết thảy những ai quá cường điệu nối kết lại với xã hội, mà thoát khỏi cú sốc văn hóa.

            Sự trải nghiệm trong quá trình thích nghi văn hóa là kết quả hình thành trên cá nhân đa văn hóa, với sự hài hòa, kết hợp lại với nhau, hai hoặc nhiều căn tính văn hóa trong cùng một mối liên hệ toàn diện. Trở thành một nhân vị mới, không nhất thiết phải có sự đồng nhất cùng với văn hóa gốc, hay văn hóa mới và giải phóng cá nhân khỏi những thành kiến và sự rập khuôn. Cá nhân hình thành trên nhiều nền văn hóa có ý thức hoàn toàn trong những mục đích cá nhân của mình. Ở đây không phải là trở thành người bản xứ, nhưng là làm giàu thêm nền văn hóa gốc.

            Thánh Giuse Freinademetz được trở nên chú ý như là kiểu mẫu nhiều của nhiều nền văn hóa. Là bởi vì; khi còn là thiếu niên ngài đã có cơ hội gặp gỡ các nền văn hóa khác nhau. Ngài sống tại vùng núi Adygi, rồi chuyến đến Miền Nam Tyrol, mà hầu hết dân trong vùng đều dùng La ngữ cổ. Vốn là người yêu thiên, núi rừng, ngài đã cắm cắm rễ sâu vào nền văn hóa ấy. Khi cắp sách đến trường ngài đã làm quen với tiếng Đức, còn trong giao tiếp, hành chánh thì dùng tiếng Ý. Và đó là cơ hội của ngài khi tiếp xúc với nền văn hóa ngoại lai ngay từ thiếu thời.

            Ý thức là động lực khởi đầu bước vào quá trình hình thành trên cá nhân nhà truyền giáo nhiều nền văn hóa. Sự am hiểu triệt để về chính căn tính của nền văn hóa đó là điều cần thiết. Còn cân nhắc, thử nghiệm sẽ không có điều kiện đạt được thành công trong quá trình thích nghi. Vì vậy, mục đích bản lĩnh của nhà truyền giáo, được khẳng định: Phải là người có ý thức mạnh mẽ về chính mình. Vì nhà truyền giáo, sẽ có những thách thức với sự cởi mở để bước vào một nền văn hóa cụ thể vừa mới và vừa xa lạ. Phải ý thức về chính mình, đồng thời dám cắm rễ sâu vào nền văn hóa, mà nó đã được sinh ra.

            Bước đầu tiên hình thành trên cá nhân nhiều nền văn hóa là việc rèn luyện kỹ năng sẵn sàng, và đón nhận thánh ý Chúa. Căn bản là tin tưởng vào Thiên Chúa qua lời đáp trả của ơn gọi. Cha Giuse đã làm thế mà không chút ngờ vực trong ơn gọi truyền giáo của mình.

            Khi bước vào quá trình thích nghi văn hóa, nhà truyền giáo có nhiệm vụ phải hoàn thành, không chỉ khi đến đất nước như đã định trước, mà còn nghiêm khắc với bản thân, kiên nhẫn, chịu đựng, và sống nội tâm. Cần phải cởi mở, thay đổi cách nhìn. Sửa lại lối hành xử mới. Biết dừng lại với những phản ứng. Nhà truyền giáo sẽ không thành công nếu như; không có khả năng bày tỏ những suy nghĩ, những cảm xúc mới, không biết ngôn ngữ, không tìm được người để đối thoại, thì chẳng ai có ai hiểu ta. Và cuối cùng là kiên nhẫn trong cô đơn. Đó là kết quả bước vào nền văn hóa mới.

            Trường hợp của cha Freinadementz ở đây không phải là ngoại lệ. Giống như những trường hợp khác mới đến, tự trong thâm tâm ngài còn nhiều do dự. Nhưng kết quả ngài bước qua một quá trình biến đổi. Là bề trên cộng đoàn trong nhiều năm, ngài đã có những lời khuyên khôn ngoan cho các nhà truyền giáo: Anh em hãy coi chừng những thành kiến. Đừng vội đưa ra những kết luận rằng; việc truyền giáo tại Trung Hoa là mất thời gian hoặc chẳng có ý nghĩa gì để mà biết ơn. […] Cha yêu những nỗi đau của họ và cha thật vui là nhà truyền giáo của họ. Sự bất hạnh lớn nhất đối với cha đó là tính bài ngoại, mà nó có thể thống trị nhà truyền giáo. Dù vậy, đừng bao giờ đánh mất niềm tin […] chúng ta có thể đến với họ bằng cách vác lấy thập giá mình.

            Sự hình thành nhiều nền văn hóa trên cá nhân của thánh Giuse Freinademetz thực tế cho chúng ta thấy sự vượt ra ngoài sự rập khuôn và thành kiến, mà nó dẫn đến chính bản chất của con người. Bản chất của nó chỉ cho thấy sự sâu lắng và tràn đầy. Nhà truyền giáo không sợ, khi phải đối đầu với những khó khăn, sợ không biết ai, hay những người xa lạ, không sợ rào cản thuần phong mỹ tục và phẩm trật của giáo hội. Nhưng biết gieo vào những ý nghĩa sâu xa và tràn đầy – trong mọi nơi chốn, cụ thể trong chuẩn mực văn hóa.

KẾT LUẬN

            Quá trình thích nghi văn hóa có sự thăng hoa lẫn thất bại. Nó hình thành trên cá nhân ấy từ đơn văn hóa đến đa văn hóa. Khi đặt chân đến một quốc gia nào, mức độ hài lòng không đạt được mục đích như dự tính là điều không thể tránh khỏi. Ngược lại, cảm giác an toàn nhanh chóng được hình thành, theo lối ứng xử và quan niệm riêng của mình về thế giới quan. Có thể bị sốc văn hóa ít hay nhiều. Trong quá trình thích ứng văn hóa, sau thời kỳ khủng hoảng, cá nhân ấy dần dần thích nghi, và khi nào họ cảm thấy như mình đang sống như tại quê nhà, thì lúc ấy sự đa văn hóa trên cá nhân đã được định hình.

            Hình ảnh thánh Giuse Freinademetz có thể minh họa cho tiến trình thích nghi văn hóa. Và yếu tố tinh thần của ngài, đóng góp một phần không nhỏ cho việc thích ứng này. Trong bối cảnh hiểu được, sự thích nghi văn hóa là riêng biệt cho từng cá nhân và nó phụ thuộc vào không gian – thời gian nhất định, mà có thể dẫn đến lầm lạc hay tránh được những khó khăn. Chúng ta cùng nhau đọc lại bài giảng của ĐTC nhân ngày phong hiển thánh: Trước hết ngài muốn mình thành thạo ngôn ngữ và sống như người Hoa. Ngài đã thành công: không chỉ trong lời ăn tiếng nói, mà còn đồng hành với họ trong lối sống, nói được ngôn ngữ của họ, và còn xả thân vì họ, thậm chí ngài còn muốn trở thành người như họ và cho họ. Châm ngôn của ngài là sống vui vẻ, cởi mở và yêu mến mọi người, bất cứ tầng lớp nào, dù cao hay thấp. Đúng vậy, ngài đã thâm nhập vào cuộc sống của người Hoa, để cho tất cả mọi người trong họ đón nhận Tin Mừng, tình yêu của Đấng Cứu Độ và đưa dẫn họ đến cùng Thiên Chúa. „Thiên Chúa hoán cải con người theo lượng ân sủng của Người và sự vui vẻ đáp trả của chúng ta qua tình yêu” – ngài thường nói – „bởi vì mỗi người đều hiểu ngôn ngữ này”. Điều ấy rất quan trọng đối với ngài, như là sự nhìn xa trông rộng và cởi mởi. Có thể thấy được điều này ở ngài, không chỉ trong sự thích nghi bên ngoài, nhưng còn thấy được bên trong. Đó là cách suy nghĩ theo não trạng của người Hoa. Nhưng trong tất cả điều ngài làm, là để lôi cuốn các ứng sinh trung hoa cho Dòng Ngôi Lời và cho các anh em khác.

Chuyển ngữ: Lm. Luca Lê Hoàng Vũ, SVD

[1] Thánh Giuse Freinadementz, SVD. Sinh ngày 15 tháng 4 năm 1852, tại làng Oies thuộc niềm Nam, nước Ý. Chịu chức linh mục ngày 5 tháng 7 năm 1875. Năm 1878 gia nhập Dòng Ngôi Lời, từ năm 1879 đến khi qua đời, ngài làm sứ vụ truyền giáo tại Trung Hoa, phục vụ mọi người tại đây với một tình yêu quảng đại, một tinh thần hy sinh và lòng dũng cảm của một nhà truyền giáo, gặp không ít khó khăn và nguy hiểm, nhưng đã hoàn thành sứ vụ cao đẹp này. Ngài qua đời tại Taikach vào ngày 18 tháng Giêng năm 1908. Đức Thánh Cha Phaolô VI phong ngài lên hàng chân phước vào ngày 19/10/1975, và Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II nâng ngài lên hàng hiển thánh vào ngày 5 tháng 10 năm 2003, tại Rôma.

[2] Linh mục tu sĩ Dòng Ngôi Lời, sinh 1952 tại Bytom, Ba Lan. Chịu chức linh mục 1978; năm 1988 du học tại Sorbon, Pari, đậu tiến sĩ ngành nhân học; sau đó truyền giáo tại Togo vào các năm 1979-1983,1989-1993; từ năm 1994-1999 làm việc tại Viện Nhân Chủng Học và Ngôn Ngữ, St. Augustin, Born, Đức Quốc. Hiện nay giữ chức phó trưởng khoa thần học tại Trường Đại Học Warmińsko-Mazurski, Ba Lan.

[3] Theo từ điển trực tuyến Wikipedia , “Sốc văn hoá” là “một thuật ngữ được sử dụng để chỉ sự lo lắng và những cảm xúc (như ngạc nhiên, mất phương hướng, bối rối, v.v.) mà một người cảm thấy khi phải hoạt động trong một nền văn hóa hay môi trường xã hội hoàn toàn khác, ví dụ như ở nước ngoài. Nó nảy sinh từ những khó khăn trong việc hòa nhập với nền văn hoá mới, là nguyên nhân của việc khó lòng nhận thức cái gì là thích hợp và cái gì không. Tình trạng này thường đi đôi với sự căm ghét (vì lý do đạo đức hay mỹ học) đối với một số khía cạnh nhất định của nền văn hoá mới lạ hoặc khác biệt kia”. Khái niệm này được Kalvero Oberg đưa ra lần đầu năm 1954. Một vài nhà nghiên cứu khác sau đó cũng đã nghiên cứu về “sốc văn hóa”.

[4] Xem, Louis. J. Luzbetak, Kościół a kultury. Nowe perspektywy w antropologii misyjnej, Verbinum, Warszawa 1998, tr. 222.

[5] (1912-2007) Kiến trúc sư nổi tiếng người Đức, ông để lại nhiều công trình nổi tại Đức và Nhật bản.

______

Đăng lần đầu tiên ngày 7/9/2016.

Bài trướcLỜI SỐNG (Chúa Nhật, Tuần 4 TN-B)
Bài tiếp theoLỜI SỐNG (Thứ Hai, Tuần 4 TN)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

The reCAPTCHA verification period has expired. Please reload the page.