CUỘC SỐNG TRONG CỘNG ĐOÀN ĐA VĂN HÓA

0
780

Thầy Phêrô Nguyễn Văn Lượng (Chuyển ngữ từ tiếng Slovakia)

Nguyên tác bài viết của P. Anselmo Ribeiro SVD, Cố vấn Tổng quyền, Roma.

Cố vấn Tổng quyền của Dòng Ngôi Lời, Cha Anselmo Ribeiro SVD, cung cấp cho chúng ta sự suy ngẫm về ý nghĩa của việc sống trong các cộng đoàn quốc tế.

Những suy tư  về lời kết của tài liệu Tổng Tu nghị 18 năm 2018, đoạn thứ 31 và 32.

Nếu chúng ta đặt câu hỏi cho mọi người: “Dòng Ngôi Lời là gì?”, thường chúng ta sẽ nghe được câu trả lời như sau: “Đó Hội Dòng, nơi tụ họp những nhà truyền giáo từ khắp năm châu, sống và làm việc cùng với nhau một cách hạnh phúc và sống cùng với mọi người.”

Chúng ta cùng sống và làm việc với nhau trong niềm vui kể cả khi chúng ta đến từ khắp nơi trên thế giới.

Chủ đề như thế này của Hội dòng dường như sẽ không được để ý nếu không phải trải qua cảm nghiệm gần đây với đại dịch, điều giữ chân chúng ta lại trong nhà, bắt buộc chúng ta phải sống một cách mạnh mẽ hơn trong cộng đoàn của mình.

Hơn nữa chúng ta cảm thấy được niềm vui, vì chúng ta có thể cùng nhau cầu nguyện, thay nhau làm những công việc nhà, và chúng ta cũng có thời gian để chia sẻ với những dự định và giấc mơ của mình. Tuy nhiên, chúng ta cũng cảm thấy mệt mỏi với những công việc thường ngày và phải đối mặt với những giới hạn riêng của mình cũng như của người khác.

Với chúng ta, những nhà truyền giáo Ngôi Lời, đời sống cộng đoàn là một sứ mạng, đồng thời là trách nhiệm của từng thành viên. Cộng đoàn phải được hình thành và duy trì có mục đích như một không gian cho sự đổi mới và biến đổi.

Tuy nhiên, điều này chỉ xảy ra khi chúng ta khám phá ra cộng đoàn như là môi trường tâm linh của chúng ta. Cũng như chúng ta xây dựng đời sống tâm linh trong con người mình, chúng ta cũng phải làm như thế trong cộng đoàn của mình. Đó chính là vì, đời sống tâm linh của chúng ta chính là cộng đoàn, như cuộc sống trong Thiên Chúa.

 Những hạt giống đổi mới và biến đổi cần mảnh đất màu mỡ để phát triển. Nếu cộng đoàn của chúng ta không trở nên như mảnh đất màu mỡ này, thật khó cho chúng ta trở nên chứng nhân cho Tin Mừng nước trời. Cuộc sống của chúng ta trong cộng đoàn luôn thể hiện rằng, chúng ta là ai và như thế nào.

Nếu chúng ta muốn làm cho cộng đoàn trở nên một không gian an toàn và thánh thiện, nơi mà sự tha thứ và hòa giải có chỗ đứng, chúng ta phải đối xử với nhau như những người anh em thật sự. Thời đại mới đòi buộc chúng ta phải có thái độ mới. Tôi tin rằng, đã đến lúc thích hợp cho những quyết định mới liên quan đến lợi ích của cộng đoàn chúng ta. Nói cách khác, một lần nữa, chúng ta phải quyết định rằng, chúng ta muốn để cho mọi người trong cộng đoàn chúng ta trở nên tốt. Sau đó cũng thật cần thiết để chấp nhận cả những hậu quả của quyết định này.

Cần phải tin tưởng rằng, tình bạn giữa chúng ta là điều có thể, và đối thoại, học hỏi lẫn nhau và làm việc nhóm là những yếu tố cần thiết trong cuộc sống của chúng ta, chúng cũng củng cố mối dây liên kết giữa chúng ta, đó là tình yêu thương huynh đệ.

Dấu ấn đặc biệt của chúng ta đó là tính đa văn hóa, là một phần trong sự đáp lại lời mời gọi của Thiên Chúa cho sứ vụ truyền giáo. Cộng đoàn của chúng ta không chỉ là người rao truyền Phúc Âm, nhưng còn là người đón nhận.

Đón nhận Tin Mừng là đón nhận niềm vui từ Chúa Thánh Linh. Niềm vui sẽ tràn đầy đến mức có tình yêu thương trong chúng ta, được thể hiện dưới hình thức hy sinh, tình bạn và tình anh em.

Sau đó, cộng đoàn của chúng ta có thể biến thành một không gian thoải mái, nơi vết thương được chữa lành.

Nếu trong giai đoạn bấp bênh và cô lập này, chúng ta phải ở nhà trong cộng đoàn của mình, hoặc chúng ta đã ở một nơi nào đó bên ngoài cộng đoàn và chúng ta muốn trở lại đó, thì đó là dấu hiệu cho thấy chúng ta muốn tiếp tục xây dựng những không gian sống và đổi mới vốn là một phần trong lời chứng truyền giáo của mình.

Mọi người sẽ ngạc nhiên và hài lòng khi thấy chúng ta sống cùng nhau, mặc dù chúng ta đến từ những nơi khác nhau trên thế giới. Họ rất vui khi thấy khả năng hình thành tình huynh đệ của chúng ta và biết liệu chúng ta có đang sống tốt hay không. Cầu mong lời chứng của chúng ta luôn là sự khích lệ cho những người mà chúng ta được sai đến.

Bài trướcThứ Năm tuần II thường niên B
Bài tiếp theoThứ Sáu tuần II thường niên B