ARNOLD JANSSEN: THUỞ THÀNH TỰU*

0
269

Lm. Giuse Đỗ Nguyên Vũ, SVD (chuyển ngữ)

Lm. Hermann Fischer, SVD (tác giả)**

   Tiếp ni câu chuyn v cuc đời ca v thánh sáng lp Dòng Truyn Giáo Ngôi Li, bài này sẽ trình bày bước đầu của Nhà Dòng sau hàng loạt những thăng trầm và thao thức của cha Arnold, đứa con tinh thần là Dòng Ngôi Lời của cha đã thành hình và hứa hẹn phát triển…

—O—

Cha Arnold ở tuổi 38 khi ngài khai trương Mission House of St. Michael (Ngôi Nhà Truyền Giáo thánh Micae) ở Steyl ngày 8/9/1875. Ngài đã đảm nhận suốt 33 năm vai trò vừa là Đấng sáng lập vừa là Bề trên Tổng quyền của Dòng Truyền giáo Ngôi Lời và Dòng Nữ tỳ Chúa Thánh Linh. Nhiệm vụ của ngài là liên kết tất cả lại với nhau cả đối nội và đối ngoại. Về những hoạt động đối ngoại, việc tiếp tục sứ vụ, và hình thức cộng đoàn tu trì đã được mô tả trong tiểu sử của Ngài. Ở đây chúng ta chỉ bàn đến hình thức linh đạo mà ngài đã chọn và áp dụng cho đời sống tu trì thực hành trong nhiều dự án. Ở lúc cuối đời, ngài đã làm cha thiêng liêng của 1.800 thành viên. Cương vị lãnh đạo tu trì của ngài có trách nhiệm không chỉ cho các thành viên còn sống, mà còn cho toàn thể tương lai của nền móng các hội dòng đã xây dựng, cho sự phát triển của tinh thần tu trì tốt đẹp. Ngài đã quan tâm đến những dự án sẽ mang lại sự phong phú trong sự chúc lành của Thiên Chúa để phục vụ Giáo hội và cứu rỗi các linh hồn.

  Chúng ta đã thấy thể thức của nền tảng tu trì mà cha Arnold đã bắt đầu ở dự án Steyl. Sự phát triển tâm linh từ thở nhỏ của ngài cho đến lúc này đã được tỏ lộ. Ngãi còn trải qua những thay đổi tu trì nào nữa trong suốt 33 năm ở Steyl? Chúng ta không thể nói là thay đổi, nhưng đúng hơn là tiến trình. Ngài đã giữ những cam kết ban đầu, nhưng đi sâu hơn vào lý tưởng tu trì. Rõ ràng, có hai sự kiện lịch sử kết nối với sự truyền bá của hội Tông đồ Cầu nguyện và với dịp kỷ niệm lần thứ 200 về những mạc khải cho thánh Margaret Mary thành Aacoque, đã chuyển biến ngài thành người tận hiến nhiệt thành cho Thánh Tâm Chúa Giêsu. Dịp kỷ niệm sau đã làm cho ngài tận hiến mãnh liệt cho Thánh Tâm. Arnold đã đáp lại sự kiện sôi nổi này bằng niềm yêu thích hoàn toàn, và ngài đã tham gia tận hiến cho Thánh Tâm cách gần gũi với mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi. Cả cuộc đời, ngài luôn nghĩ đến việc tận hiến cho Chúa Ba Ngôi Chí Thánh. Theo ngài, Trái Tim Đấng Cứu Thế là xứng đáng nhất và đáng tôn quý làm nơi cư ngụ cho Chúa Ba Ngôi Chí Thánh và là mô hình đẹp nhất cho sự cư ngụ của Thiên Chúa trong tâm hồn con người. Hai tháng trước khi khai trương ngôi nhà truyền giáo, vào ngày 16/06/1875, cùng với ba người anh em tu sĩ, ngài đã dâng hiến nền móng Hội Dòng cho Thánh Tâm. Để thể hiện thực tế cho chủ đích này, ngài đã đặt ảnh Thánh Tâm ở lối vào chính của ngôi nhà. Bất kỳ ai tiến vào đều nhìn thấy hình ảnh và câu phương châm của cha Arnold: “Nguyện xin Thánh Tâm Chúa Giêsu sống trong tâm hồn mọi người.” Các thành viên của một nền móng non trẻ cũng chào chúc lành nhau bằng câu phương châm này. Khi trưởng cộng đoàn (rector) Arnold Janssen sắp rời phòng ăn sau bữa ăn, ngài thường nói “Vivat Cor Jesu,” và mọi người thưa “in cordibus hominum.” Đây là phong tục trong những năm đầu tiên.

Người ta có lẽ chờ đợi với việc tận hiến nhiệt thành cho Thánh Tâm thì cha Arnold sẽ đặt tên của Hội Dòng là Thánh Tâm, nhưng điều đó đã không xảy ra. Mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi đã chi phối làm chủ linh đảo của ngài, vì thế ngài đã đặt tên nền móng Hội Dòng để đào tạo các nhà truyền giáo là Ngôi Lời Thiên Chúa, ngôi thứ hai của Chúa Ba Ngôi. Tuy nhiên, ngài vẫn tiếp tục tôn vinh Thánh Tâm và Ngôi Lời trong Chúa Ba Ngôi như chúng ta thấy sau này.

Bây giờ chúng ta sẽ bàn đến tiến trình linh đạo của cha Arnold. Ngài đã đào sâu và làm phong phú việc tận hiến cho Chúa Ba Ngôi thông qua việc tu dưỡng cao độ về từng ngôi trong Ba Ngôi bằng việc cầu khẩn thiết tha sự Cư Ngụ của Thiên Chúa trong tâm hồn con người. Đây là phác họa tiến trình của ngài trong ân sủng từ năm 1875 đến 1885. Sau đó, sự phát triển đã hoàn tất. Ngài đã nắm bắt được trung tâm mầu nhiệm đức tin trong sự phong phú đầy đủ và những hoa trái cho đời sống ân sủng. Vào cuối đời, ngài đã được nuôi dưỡng ngày càng nhiều bằng nguồn sự thánh thiện thần linh chính là Chúa Thánh Thần. Bằng lời nói và việc làm, ngài cũng đã dẫn dắt và hướng dẫn những anh em tu sĩ kín múc sâu vào đời sống thần linh.

(Còn nữa)

Đón đọc: NHÌN LẠI LỊCH SỬ LINH ĐẠO NGÔI LỜI CỦA CHA ARNOLD

_____

[*] Tựa đề bài viết do người dịch đặt.

[**] Trích dịch sang tiếng Việt từ tác phẩm của Hermann Fischer, You Are the Temple of the Holy Spirit. Người dịch chuyển ngữ dựa theo bản dịch tiếng Anh của linh mục Paul LaForge, SVD (Manila, Philippines: Logos Publications Inc., 1996, 1999), trang 16-17.

_____

Liên kết nhanh đến các bài trước:

Bài 6: Cha Arnold với Hội Tông đồ Cầu nguyện: Chứng nhân: https://ngoiloivn.net/pin_post/arnold-janssen-voi-hoi-tong-do-cau-nguyen-chung-nhan/

Bài 5: Cha Arnold với Hội Tông đồ Cầu nguyện: Bén duyên: https://ngoiloivn.net/pin_post/arnold-janssen-voi-hoi-tong-do-cau-nguyen-duyen-cau-nguyen/

Bài 4. Người linh mục trẻ Arnold: https://ngoiloivn.net/pin_post/nguoi-linh-muc-tre-arnold-janssen/

Bài 3. Con đường học vấn của cha Arnold: https://ngoiloivn.net/uncategorized/thieu-nien-arnold-janssen-con-duong-hoc-van/

Bài 2. Thân mẫu Cha Arnold: https://ngoiloivn.net/pin_post/than-mau-cua-cha-thanh-arnold-janssen-chung-nhan-cau-nguyen/

Bài 1. “Ảnh hưởng của thân phụ…”: https://ngoiloivn.net/pin_post/anh-huong-cua-than-phu-den-linh-dao-cua-cha-thanh-arnold-janssen/

 

Bài trướcTIẾNG THỞ DÀI QUA “RỪNG ĐAM MÊ”(Dành cho những ai sắp và đã bước qua tuổi ba mươi)
Bài tiếp theoCÔNG TÁC BÁC ÁI CỦA GIÁO XỨ ĐỒNG LÈN TẠI QUẢNG BÌNH