Arnoldus Nota 11/2022: Lối tiếp cận liên dòng

0
307

Cha tổng quyền Paulus Budi Kleden, SVD
và Ban Lãnh Đạo Dòng Ngôi Lời

Tính liên dòng (inter-congregationality) là sự cộng tác giữa nhiều hội dòng khác nhau vì một mục đích cụ thể. Sự cộng tác này đặt sứ vụ (mission) chung làm trung tâm. Bằng cách thể hiện đặc sủng của một hội dòng làm nền tảng, một sứ vụ chung được thực hiện bằng hành động cùng nhau để bảo đảm sự phát triển toàn diện con người. Những khác biệt mang tính hội dòng được đặt qua một bên, theo nghĩa là tìm cách mới đế thực thi sứ vụ. Những đặc sủng được xem là “sự hỗ tương” để tiếp tục sứ vụ của Thiên Chúa.

Thực hành tính liên dòng cho thấy một thực tế mới của đời tu trong thời đại chúng ta. Nó minh chứng cho những mối quan tâm hiện tại khi được đáp ứng bằng những phương cách mới. Sứ vụ từ trong tim, và nhiều hội dòng khác nhau đang muốn tham gia vì một mục đích chung. Trước tiên, tính liên dòng là sự liên đới tuôn trào thành một sứ vụ với một tiêu điểm cụ thể, cái chính vẫn là người nghèo và những ai bị gạt ra bên lề. Ngày nay, bằng tiếp cận liên dòng, nhiều việc có thể thành tựu hiệu quả.

Nói về chiều kích liên dòng của cuộc sống và hành động của chúng ta thì cũng là nói về sự hiệp thông, tham gia, cộng tác, điều phối, và trợ giúp. Sự cộng tác và điều phối bắt nguồn từ mối giao hảo, rồi sau này đòi hỏi sự tham gia và chia sẻ. Chiều kích liên dòng có bốn cấp độ: thần học, giáo hội, mục vụ, và sứ vụ. Để thực hiện một hoạt động truyền giáo chung, sự liên đới giữa các hội dòng cần sự cởi mở và can đảm để vượt lên chính mình. Trong Tông thư gửi tất cả những người sống đời thánh hiến (2014), Đức Giáo hoàng Phanxicô nói: “Sự hiệp thông và gặp gỡ giữa các đặc sủng và ơn gọi khác nhau có thể mở lối hy họng. Chẳng có ai đóng góp cho tương lai bằng sự cô lập, tự nỗ lực một mình, nhưng bằng việc thấy mình là phần của sự hiệp thông đích thực, sự hiệp thông liên tục mở ra để gặp gỡ, đối thoại, chăm chú lắng nghe, và giúp nhau qua lại. Kiểu hiệp thông như thế tiêm kháng cho chúng ta khỏi căn bệnh chỉ biết quan tâm đến mình (self-absorption) .”

Tiếp cận liên dòng là sáng tạo và giúp kích thích những trải nghiệm mới mà có thể canh tân sự đổi mới. Đó là chấp nhận rủi ro mà không đánh mất tầm nhìn sứ vụ. Để đón nhận rủi ro thì phải lắng nghe, luôn cởi mở, và dành chỗ những khác biệt và những gì không mong muốn. Sau cùng, nó là việc làm chứng trong kỷ nguyên đang thay đổi này mà sự liên phụ thuộc, sống hiệp thông, là cần thiết để xây dựng một xã hội công bình và huynh đệ hơn.

Ngày nay, có hai cách cộng tác liên dòng: (a) sống cộng đoàn và thực thi sứ vụ mang tính liên dòng (b) chỉ hoạt động truyền giáo mang tính liên dòng cho một vài dự án. Nhiều cộng đoàn liên dòng đang được hình thành ở nhiều nơi. Chẳng hạn, Hiệp hội Quốc tế các Bề Trên Tổng Quyền (UISG) và Hiệp hội các Bề Trên Tổng Quyền (USG) đã được lập ra cho một dự án liên dòng – “Liên đới với Nam Sudan”. Trong dự án này, những người nam và nữ sống và cùng nhau làm việc. UISG cũng có dự án khác chỉ dành cho các nữ tu của nhiều dòng khác nhau cùng sống và là việc với nhau ở Sicily vì phúc lợi của những người di cư. Thêm vào đó, các nữ tu của Dòng Mẹ Nhân Ái và Dòng Chúa Chiên Lành cảm thấy rất hăng hái nhiệt thành khi họ có một cộng đoàn liên dòng ở Mexico ở giữa cộng đoàn Chiapas.

Còn nhiều ví dụ cộng tác giữa các hội dòng khác nhau vì một dự án cụ thể hoặc một hoạt động truyền giáo: Phục vụ Cứu tế của Dòng Tên (JRS), Dự án Liên đới Loan báo Tin Mừng (PESA), Dòng Chúa Cứu Độ (SDS) làm việc với các Tông đồ của Chúa Giêsu để đẩy lùi đại dịch HIV/AIDS ở Kenya, những anh em Marist và La Salle làm việc cùng nhau ở Lebanon,…

Chúng ta SVD làm gì, và điều gì chúng ta có thể thành tựu hơn nữa?

Nhiều anh em SVD cộng tác ở các tỉnh dòng / miền dòng / giáo điểm (TMG) cùng với các Sơ SSpS trong các hoạt động truyền giáo. Ở đây, chúng tôi muốn nói đến sự cộng tác thực chất chứ không phải chỉ là giúp đỡ nhau. Cộng tác với nhau trong sứ vụ mời gọi việc lập kế hoạch, thực hiện và lượng giá lẫn nhau. Chẳng hạn Vivat International là dự án liên dòng của chúng ta với cả thế giới, chúng ta cùng nhau làm việc để đạt được những mục tiêu của nó [Bấm xem video]. Ở Vivat, chúng ta làm việc với  các hội dòng khác thuộc Giáo Hội Công Giáo Rôma, cả nam và nữ, đang làm việc ở 120 quốc gia để cổ vũ nhân quyền thông qua việc vận động ủng hộ ở các cấp độ địa phương và quốc tế.

Mạng lưới Linh đạo thánh Arnold Janssen (AJSN) là việc hợp tác nữa mà Dòng Ngôi Lời (SVD) và Dòng Nữ tỳ Thánh Linh Truyền Giáo (SSpS) cùng nhau làm việc để cổ vũ các anh em SVD, các nữ tu, và những giáo dân. Sự cộng tác này tiếp tục duy trì trên trang web vivatdeus.org, đặc biệt là hướng đến đại chúng bằng các tài liệu về linh đạo. Chúng ta cũng có Ban Tài nguyên về Tính Liên Văn Hóa (RCI), nơi đây, hai hội dòng cùng bắt tay nhau làm việc để cổ vũ các thành viên về tính liên văn hóa và những điều khác nữa. Chúng ta tiếp tục làm các hoạt động này với sự cởi mở và tôn trọng nhau.

 Ngoài việc cộng tác với các Sơ SSpS, chúng ta cũng cộng tác với các dòng tu khác và các cộng tác viên truyền giáo tại các TMG. Chẳng hạn, chúng ta có Các Linh hoạt viên Truyền giáo của Học viện Ad Gentes (ANIMAG) tại Bồ Đào Nha, nơi đây, họ tham gia vào linh hoạt truyền giáo với các cơ sở / học viện tu trì khác. Những cộng tác mang tính liên dòng về giáo dục là những tổ hợp để hoạt động các cơ sở mang tính giáo dục như CTU ở Chicago, YTU ở Melbourne, Tangaza ở Nairobi, và STF Malang/Indonesia. Kinh nghiệm cho thấy chúng ta có thể thành công nhiều khi làm việc với các dòng khác, mặc dù chúng ta đối diện với vài thách đố.

Chúng ta cần suy tư và phân định để tìm ra cách mới làm việc với các hội dòng khác, hoặc là dòng nam hoặc là dòng nữ, trong các dự án cụ thể. Khi tự mình làm thì chúng ta có thể thành tựu chút gì đó; tuy nhiên, ở vài dự án thì cộng tác với nhau sẽ đem lại thành công hơn. Đa số chúng ta thấy hạnh phúc khi ở trong các môi trường của riêng chúng ta, thế nên tìm con đường mới cần năng lượng và thiện chí mới.

Nhiều năm qua, chúng ta đã nói đến mạng lưới làm việc. Ắt hẳn đó là kết nối cụ thể với các dòng khác ở địa phương để nhận ra các hoạt động truyền giáo. Mỗi TMG có thể tìm cách tiếp cận liên dòng khi làm việc về các dự án cụ thể, đặc biệt là các dự án xã hội hoặc các chương trình trao quyền mang lại giá trị và tính xây dựng.

Những thách đố

Sứ vụ liên dòng chắc chắn đối diện nhiều với những khác biệt về các ngôn ngữ, đặc sủng, văn hóa, thể hiện đức tin, thần học, tiếp cận truyền giáo,… Quan tâm đến sự khác biệt như là cách để lớn lên và sự phong phú để nâng niu là một thách đố lớn. Sẽ có những khác biệt cá tính theo cấp độ cam kết dấn thân, và chúng ta cần bắc cầu nối lỗ hổng này để hoạt động suôn sẻ.

Một dự án sứ vụ chung cần lên kế hoạch tốt và xây dựng cộng đồng, đây lại là một thách đố nữa. Biết tại sao mình làm và làm sao để cùng hoạt động với nhau là rất cần thiết. Phạm vi của dự án phải rất rõ ràng, nhờ đó từng người làm việc tương ứng để đạt mục tiêu dự án. Sự kỳ vọng và thể hiện của từng người có thể khác nhau, và từ đó tạo ra những căng thẳng.

Chúng ta có thể nuôi dưỡng và cổ vũ tính liên văn hóa (interculturality) khi cộng tác với những người khác. Đây là sự phong phú đồng thời cũng là thách đố cho những ai tham gia vào tiếp cận này.

Sứ vụ liên dòng là cách làm chứng để xây dựng Nước Chúa bằng cách cổ vũ sự tôn trọng, chấp nhận nhau, làm phong phú các nền văn hóa và các dân tộc, và bằng cách cổ vũ sự đổi mới toàn thể nhân loại về mặt cá nhân và tập thể cộng đồng. Ở đây, tính hiệp hành (synodality, cùng nhau bước đi) trở nên cụ thể. Nó giống như mất hút trong khối bột nhồi. Làm việc với nhau vì cuộc sống của anh chị em mình, nhất là cho những ai thiếu thốn, là điều có thể và mang lại hoa trái tốt đẹp. Sống đời sống thánh hiến theo cách này là làm chứng cho cả thế giới rằng Nước Chúa đang ở giữa chúng ta.

Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã khuyến khích chúng ta trong Vita Consecrata: “Tôi khuyến khích các Cơ sở Đời sống Thánh hiến hãy làm việc cùng nhau, đặc biệt tại những quốc gia có hoàn cảnh khó khăn, làm gia tăng cám dỗ tự rút lui, co mình lại, gây thiệt hại cho chính đời sống thánh hiến và Giáo Hội. Tốt hơn, những Cơ sở này nên giúp nhau phân định kế hoạch của Thiên Chúa trong lúc khó khăn của lịch sử, nhằm đáp ứng tốt hơn bằng những việc tông đồ thích hợp” (số 53). Chúng ta [tất cả] có thể không tham gia vào kiểu tiếp cận liên dòng này cho truyền giáo. Tuy nhiên, một số anh em lại có thể, hoặc chỉ tham gia trong vài dự án cụ thể. Hãy có can đảm để đón nhận rủi ro này.

Lm. Giuse Đỗ Nguyên Vũ, SVD chuyển ngữ

________________

* Thông điệp Tháng 11 năm 2022 của Cha tổng quyền Paulus Budi Kleden, SVD và Ban Lãnh Đạo Dòng Ngôi Lời, trong Arnoldus Nota, November 2022, trang 1-2. Lm. Giuse Đỗ Nguyên Vũ, SVD chuyển ngữ. Nguồn: svdcuria.org

________________

Xem video Bản tin tóm lược (Tiếng Anh) dưới đây:

 

Xem thêm Vivat International

Bài trướcTháng các Linh hồn 2022: Nghĩa tình thông công
Bài tiếp theoLỜI SỐNG (Chúa Nhật, Tuần 32 TN – C)