♦ Tác giả: Lm. Gilbert Choondal, SDB [i]
(Chuyển ngữ: Lm. Antôn Trần Xuân Sang, SVD)
Đức Thánh Cha Phanxico gióng lên hồi chuông báo động. Trong một Tông Huấn mới, Laudate Deum (Hãy Ngợi khen Chúa) về biến đổi khí hậu, Đức Phanxicô lên án mạnh mẽ những người hoài nghi và kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới hành động trước khi đã quá muộn. Tông Huấn này hoàn toàn dành cho “cuộc khủng hoảng khí hậu”, cụ thể và hoàn thành những điều Đức Thánh Cha đã nói trong thông điệp “Laudato Si’” được ban hành vào năm 2015. Tuy nhiên, lần này, được thúc đẩy bởi một cảm giác cấp bách ngày càng tăng, Đức Thánh Cha đã rung lên một hồi chuông báo động thậm chí còn lớn hơn, khi ngài nói rằng ngài đã “nhận ra rằng phản ứng của chúng ta đã chưa đầy đủ,” và ngài tin rằng thế giới có thể đang “đến gần điểm đột phá.”
Khi chọn ngày 4 tháng Mười, ngày lễ Thánh Phanxico Assisi, vị thánh thường gắn liền với thiên nhiên, Đức Phanxicô một lần nữa đặt vấn đề môi sinh như là trung tâm trong triều đại giáo hoàng của ngài. Việc ấn bản cho bản văn này cùng ngày khai mạc của Thượng Hội đồng về Tương lai của Giáo hội Công giáo, hứa hẹn sẽ quyết định, nâng cao hơn nữa tầm quan trọng của môi trường.
Chăm sóc Ngôi nhà chung của chúng ta cho đến nay
Giáo huấn xã hội của các vị Giáo hoàng trong thế kỷ trước bao gồm một vài tư liệu tham khảo về các mối quan tâm về môi trường. Đức Biển Đức XVI được gọi là Giáo hoàng Xanh vì sự ủng hộ của ngài trong Thông Điệp Caritas in Veritate (Bác ái trong Chân lý) cho việc chăm sóc Công trình Sáng tạo. Vào tháng 5 năm 2015, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã ra một Thông Điệp đột phá có tựa đề Laudato Si’ (Chúc tụng Chúa): Về Chăm sóc Ngôi Nhà Chung của chúng ta. Đây là Thông Điệp đầu tiên hoàn toàn dành riêng cho các vấn đề sinh thái, vốn là nền tảng của trongtriều đại giáo hoàng của ngài. Đây là Thông Điệp duy nhất được tất cà các quốc gia và tín ngưỡng khác nhau ngưỡng mộ nhất. Sức mạnh đáng chú ý của Thông Điệp này đã ảnh hưởng đến Hiệp Định Khí Hậu Paris năm 2015 và tiếp tục là tiếng nói quan trọng trong các cuộc tranh luận về tính bền vững và biến đổi khí hậu kể từ đó.
Một loạt các sự kiện tiếp theo sau thông điệp này. Thông điệp thứ hai của ngài, Fratelli Tutti –Tất cả đều là anh em (2020) kêu gọi một sự hợp tác toàn cầu như là anh chị em của nhau. Đức Thánh Cha Phanxicô đã công bố một năm đặc biệt của Thông điệp Laudato Si’ từ ngày 24 tháng Năm năm 2020 đến ngày 24 tháng Năm năm 2021. Tuần lễ Laudato Si’ được khởi xướng hàng năm từ ngày 16 tháng Năm đến ngày 24 tháng Năm. Một kế hoạch bảy năm đã được đề xuất như là kết quả của Năm Laudato Si’. Phong trào Laudato Si’ (khởi xướng ban đầu ở Philippines đã đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ Giáo hội tiếp nhận và thực hiện thông điệp. Hợp tác chặt chẽ với Bộ Phát triển Con người Toàn diện của Vatican, Phong trào Laudato Si’ đã sản xuất bộ phim, The Letter: A Message for our Earth (Lá thư: Một thông điệp cho trái đất chúng ta). Bộ phim tài liệu năm 2022 này do YouTube Originals trình bày, kể câu chuyện về thông điệp Laudato Si’. Ở cấp địa phương, nhiều giáo xứ và giáo phận đã thực hiện các nỗ lực hướng đến việc chăm sóc sinh thái, và nhiều nhà thần học và các nhà lãnh đạo phi lợi nhuận đã kết hợp “Laudato Si'” vào công việc của họ. Tuy nhiên, biến đổi khí hậu đã thất bại trong việc thâm nhập vào đời sống đạo đức của con người và xã hội nói chung.
Tại sao lại là Lời Kêu Gọi này? Sự thất vọng so với Đức tin
Tông Huấn Laudato Deum (Hãy Ngợi khen Chúa) đánh giá sự tiến bộ kể từ năm 2015 trong việc gia đình nhân loại đã trải qua như thế nào. Tông Huấn này chỉ ra rằng Thông điệp Laudato Si’ không được đáp lại bằng những bước đi đúng đắn hướng tới Ngôi nhà chung của chúng ta. Thế giới đang thay đổi. Bằng chứng được trình bày cho chúng ta bởi những người hiểu môi trường là không thể chối cãi, rằng chúng ta đang xuống dốc nhanh chóng.
Tông huấn chứa đựng sự thất vọng và hy vọng của Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Ngài nhắc nhở chúng ta rằng ngay cả khi đối mặt với những thách đố như vậy, chúng ta sẽ không từ bỏ hy vọng: “Nói rằng không có gì để hy vọng sẽ là tự sát, vì điều đó có nghĩa là phơi bày tất cả nhân loại, đặc biệt là những người nghèo nhất, trước những tác động tồi tệ nhất của biến đổi khí hậu” (53).
Sự lựa chọn của Đức Thánh Cha Phanxicô để xuất bản Laudate Deum là rất ấn tượng. Nếu một sự theo dõi được thực hiện cho một thông điệp, nó thường không được thực hiện cho đến nhiều thập kỷ sau đó (Thông Điệp Quadragesimo Anno ‘Tứ Thập Niên’ xuất bản 40 năm sau Thông Điệp Rerum Novarum ‘Tân Sự’). Để Tông Huấn này được công bố chỉ tám năm sau Thông điệp Laudato Si’ nhấn mạnh thực tế cấp bách trước mắt: Chúng ta sắp hết thời gian để hành động đối với cuộc khủng hoảng khí hậu. Đức Giáo Hoàng đã vẫy cờ đỏ cho tất cả các quốc gia. Dưới đây là mười tiếng kêu nổi bật của Đức Thánh Cha Phanxicô trong Tông Huấn Laudate Deum.
10 tiếng kêu của Đức Phanxicô để chăm sóc ngôi nhà chung của chúng ta
- Hãy bắt đầu với mục tiêu cuối cùng của chúng ta
Tiếng kêu đầu tiên phát ra từ câu cuối cùng của Laudate Deum. “Hãy Ngợi khen Chúa là tựa đề của Tông Huấn này. Vì khi con người tuyên bố thay thế vị trí của Thiên Chúa, họ trở thành kẻ thù tồi tệ nhất của chính họ (73)”. Khi con người trở thành kẻ thù tồi tệ nhất của chính mình, sẽ có một nền văn hóa của sự chết thay vì một nền văn minh của tình yêu và sự chăm sóc. Điều đó có nghĩa là họ tham gia vào các hành vi, hành động hoặc kiểu suy nghĩ phá hoại làm suy yếu hạnh phúc của tất cả mọi người, hoặc thậm chí là sự sống còn. Quyền lực, công nghệ, thành công và địa vị xã hội sẽ chi phối cuộc sống của con người. Nhân loại sẽ là nguyên nhân của sự hủy diệt nhân loại và ngôi nhà chung của chúng ta. Xu hướng này có thể dẫn đến việc tham gia vào các hoạt động không bền vững có thể gây hại không chỉ cho cá nhân mà cho cả hành tinh.
- Khủng hoảng khí hậu là có thật
Biến đổi khí hậu là có thật. Nó đang xảy ra. Suy tư về vấn đề khí hậu toàn cầu, ĐTC Phanxicô lập luận rằng sự gia tăng các sự kiện thời tiết khắc nghiệt (nắng nóng, hạn hán) là bằng chứng của “một căn bệnh thầm lặng ảnh hưởng đến tất cả mọi người” và ngài kêu gọi mọi người đừng bỏ qua nó. Rõ ràng là nồng độ khí nhà kính trong bầu khí quyển, ổn định cho đến thế kỷ 19, đã gia tăng tỉ lệ thuận với sự phát triển công nghiệp trong 50 năm qua.
Hơn nữa, nửa thế kỷ gần đây đã trải qua sự gia tăng nhiệt độ đặc biệt nhất, lớn hơn bất kỳ thời điểm nào trong hai ngàn năm trước đó. “Một số tác động của cuộc khủng hoảng khí hậu đã không thể đảo ngược, ít nhất là trong vài trăm năm, chẳng hạn như sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu của các đại dương, quá trình axit hóa và giảm lượng oxy” (15).
- Đòi hỏi Đức tin của bạn!
Đức Thánh Cha nhắc nhở các tín hữu về những động lực thiêng liêng phát sinh từ đức tin của họ, nhấn mạnh rằng “Thiên Chúa thấy mọi sự mà Người đã làm ra quả là rất tốt đẹp” (St 1,31), và do đó, trách nhiệm đối với trái đất của Thiên Chúa có nghĩa là tôn trọng các quy luật tự nhiên và sự cân bằng tinh tế giữa các tạo vật trên thế giới. Ngài kêu gọi tất cả mọi người cùng tham gia với ngài trong cuộc hành hương hòa giải với ngôi nhà chung của chúng ta để làm cho nó đẹp hơn. Đức Thánh Cha viết trong Laudate Deum, “Tôi cảm thấy có nghĩa vụ phải làm sáng tỏ những điều này, vốn có vẻ hiển nhiên, vì một số ý kiến bác bỏ và hiếm khi hợp lý mà tôi gặp phải, ngay cả trong Giáo hội Công giáo” (14).
- Chúng ta cần nhau!
Đức Phanxicô nhắc nhở chúng ta trong Laudate Deum về hai xác tín mà ngài thường xuyên lặp lại: “Mọi sự đều được kết nối” và “Không ai được cứu rỗi một mình” (19). Ngài nói rằng toàn bộ thế giới là một Vùng liên lạc (66). Sự sống con người là không thể hiểu được và không thể bền vững nếu không có các sinh vật khác (67). Có hàng tỷ loài trên thế giới này, mặc dù một số trong số chúng đang ở bờ vực tuyệt chủng. Nhưng, thậm chí không một trong số đó có thể tự sống sót. Sinh thái con người và sinh thái môi trường được kết nối với nhau. “Vì chúng ta là một phần của thiên nhiên, được bao gồm trong nó và do đó trong sự tương tác liên tục với nó, và do đó chúng ta không nhìn thế giới từ bên ngoài mà từ bên trong” (25). Nếu chúng ta muốn yêu thương người lân cận của mình, chúng ta phải chăm sóc thế giới mà chúng ta đang sống. “Sự chăm sóc của chúng ta dành cho nhau và sự chăm sóc của chúng ta đối với trái đất có mối liên hệ mật thiết với nhau” (3). Ngài đưa ra ví dụ về các nền văn hóa bản địa nơi nhân loại và môi trường hỗ trợ lẫn nhau. “Một hệ sinh thái lành mạnh cũng là kết quả của sự tương tác giữa con người và môi trường, như đã xảy ra trong các nền văn hóa bản địa và đã xảy ra trong nhiều thế kỷ ở các vùng khác nhau trên trái đất” (27).
- Các nhà lãnh đạo thế giới, hãy thức dậy!
Đức Thánh Cha Phanxicô đã đưa ra tuyên bố mạnh mẽ nhất của mình về cuộc khủng hoảng khí hậu đang gia tăng, đổ lỗi cho các ngành công nghiệp lớn và các nhà lãnh đạo thế giới cũng như lối sống phương Tây “vô trách nhiệm”. Ngài đặc biệt chú ý đến trách nhiệm không cân xứng của các nước giàu đối với việc biến đổi khí hậu. Ngài cũng lên án “đặc quyền của một số ít người với quyền lực tối hậu” và tố cáo “những trách nhiệm chưa được hoàn thành của các thành phần chính trị và sự phẫn nộ trước sự thiếu quan tâm của những người có quyền lực”. “Nếu chúng ta xem xét rằng lượng khí thải trên mỗi cá nhân ở Hoa Kỳ lớn hơn khoảng hai lần so với các cá nhân sống ở Trung Quốc và khoảng bảy lần so với mức trung bình của các nước nghèo nhất” (72). Một vấn đề khác được Đức Giáo Hoàng nêu ra trong Tông Huấn của ngài là sự yếu kém của nền chính trị quốc tế. Ngài ủng hộ chủ nghĩa đa phương như một chiến lược để xây dựng các tổ chức thế giới hùng mạnh hơn có khả năng cung cấp cho lợi ích chung toàn cầu, xóa đói giảm nghèo, và bảo vệ nhân quyền.
- Lỗi của con người! Không phải Thượng Đế!
Đức Thánh Cha Phanxico nhận thấy rằng việc từ chối nguồn gốc “nhân loại” của con người không còn khả thi nữa (11) về sự biến đổi khí hậu. Ngài đưa ra ví dụ về Châu Phi, “quê hương của hơn một nửa số người nghèo nhất thế giới, chịu trách nhiệm cho một phần tối thiểu lượng khí thải lịch sử” (9). Cuộc khủng hoảng khí hậu gần đây là do “sự can thiệp không được kiểm soát của con người vào thiên nhiên trong hai thế kỷ qua” (14). Hơn 40% người Công giáo Hoa Kỳ bác bỏ ý tưởng cho rằng con người phải chịu trách nhiệm về biến đổi khí hậu, theo một cuộc khảo sát năm 2023 của Pew Research; Nhiều người cũng nhún vai và nói, “Không có gì để làm” – một tình cảm hiếm khi được thể hiện về các vấn đề như phá thai hoặc nhập cư.
- Thận trọng! Công nghệ không phải là cứu cánh.
Xuyên suốt các trang trong Tông Huấn Laudate Deum, ĐTC Phanxicô chỉ trích ý tưởng cho rằng cuộc khủng hoảng khí hậu có thể được giải quyết thông qua công nghệ. Giả sử rằng tất cả các vấn đề trong tương lai sẽ có thể được giải quyết bằng các can thiệp kỹ thuật mới là một hình thức thực dụng giết người, giống như đẩy một quả cầu tuyết xuống đồi (57). Sự suy tư đạo đức này về công nghệ và tiến bộ phù hợp với suy tư của Đức Giáo Hoàng về những giới hạn của con người và quyền lực của họ trên thế giới. Điều mà ĐTC Phanxicô gọi là “mô hình kỹ trị”, niềm tin rằng “sự tốt lành và sự thật tự động tuôn chảy từ sức mạnh công nghệ và kinh tế như vậy” (20) , vẫn là ảo ảnh. Mô hình này khiến con người xem tài nguyên thiên nhiên chỉ là tài nguyên theo ý của họ. Trái ngược với mô hình kỹ trị này, ĐTC Phanxicô nhấn mạnh, “Chúng ta nói rằng thế giới xung quanh chúng ta không phải là một đối tượng của sự bóc lột, sử dụng không kiểm soát và tham vọng không giới hạn” (25).
- COPs, hãy là Hội nghị Quốc tế của Các Bên-COP!
Đức Thánh Cha Phanxico cũng dành một phần dài cho Hội nghị Quốc tế của Các Bên-COP để đánh giá quá trình đương đầu với biến đổi khí hậu, xem xét những thành công và thất bại của chúng. Tài liệu này được đưa ra trước thềm hội nghị khí hậu COP28, bắt đầu vào cuối tháng 11 tại Dubai, một trong những quốc gia sản xuất dầu hàng đầu thế giới, nơi các quốc gia sẽ trải qua một cuộc “kiểm kê toàn cầu” để đánh giá tốc độ tiến tới các mục tiêu khí hậu. Sau đó, Đức Phanxicô xem xét các hội nghị khí hậu trong quá khứ, nêu bật những thành công và sai lầm của họ. Ngài quan sát thấy rằng một số thỏa thuận của các hội nghị này đã được “thực hiện kém” do thiếu một hệ thống giám sát thích hợp, đánh giá định kỳ và các biện pháp chế tài và các hiệp định của họ vẫn đòi hỏi các phương tiện hiệu quả để thực hiện thực tế. Nhìn về phía trước, Đức Thánh Cha hy vọng rằng cuộc họp COP28 tại Dubai sẽ cho phép đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng, với các cam kết hiệu quả và tiếp tục giám sát.
- Hành động ở tất cả các cấp độ
ĐTC Phanxicô cũng nhấn mạnh đến các hành động cá nhân, bao gồm những thay đổi trong “thói quen cá nhân, gia đình và cộng đồng” (71). Sự thay đổi bắt đầu từ bản thân. Nhưng, ĐTC Phanxicô cũng nhấn mạnh rằng sự thay đổi nên đến từ cấp quốc gia và quốc tế. Ngài đề nghị “thiết lập các quy tắc toàn cầu và hiệu quả có thể cho phép cung cấp sự bảo vệ toàn cầu này” (42). Ngài kết luận, “Chúng ta phải vượt ra khỏi tâm lý tỏ ra quan tâm nhưng không có can đảm cần thiết để tạo ra những thay đổi đáng kể” (56). Đối với Đức Phanxicô, không có chỗ cho sự nghi ngờ: hành động phải được thực hiện không chậm trễ.
10.Chúng ta là một gia đình!
Chúng ta cần phải vượt ra khỏi tín ngưỡng, đẳng cấp, màu da hoặc chủng tộc của mình để học hỏi và sống như một gia đình phổ quát duy nhất. “Là một phần của vũ trụ… Tất cả chúng ta đều được liên kết bởi những mối dây vô hình và cùng nhau tạo thành một loại gia đình hoàn vũ, một sự hiệp thông cao cả lấp đầy chúng ta với một sự tôn trọng thánh thiêng, trìu mến và khiêm nhường” (67). Thay vì tổ chức một hội nghị vẫn còn trong khuôn viên trường đại học hoặc trong phòng hội nghị khách sạn, hoặc trồng một cây con cho một buổi chụp ảnh truyền thông xã hội đơn thuần, chúng ta cần đi cùng với mọi người thuộc mọi nền văn hóa và vùng ngoại vi. Đi cùng nhau không phải là một nhiệm vụ dễ dàng trong kịch bản Pan-Indian của chúng ta. Hành động khó khăn nhất là đi cùng nhau để nói chuyện của chúng ta. Đó là tính đồng nghị. Đó chính là kết nối. Đó là Fratelli Tutti (Tất cả đều là anh em). Đó là Vasudaiva Kudumbakam, thế giới là Gia đình của chúng ta.
Trước khi kết thúc, tôi nhớ đến những tâm sự của Robert Frost: “Khu rừng thật đáng yêu, tối tăm và sâu thẳm. Nhưng tôi có những lời hứa để giữ, Và vài dặm để đi trước khi tôi ngủ, Và và dặm để đi trước khi tôi ngủ”. Hôm nay, rừng cây của chúng ta không còn đáng yêu nữa! Lời hứa vẫn chưa được giữ! Và chúng ta tiếp tục ngủ!
[i] Lm. Gilbert Choondal SDB, là Chủ tịch CASSA (Hiệp hội Giáo lý Salêdiêng, Nam Á) và Thư ký Hiệp hội Giáo lý Ấn Độ.