Tràng Chuỗi Mân Côi đi đầu trên bước đường truyền giáo, tại Đất nước Thổ dân Papua New Guinea

0
289

Đây là những hình ảnh bước vào tháng Mân côi tại một giáo xứ ở đất nước thổ dân Papua New Gunea. Đất nước này nằm ở vùng Châu Á Thái bình dương.

Vào tháng Mân côi, tôi cảm nhận một điều rằng, dù là đất nước nghèo hay giàu, dù là đời sống thổ dân hay hiện đại thì tràng chuỗi Mân côi vẫn không thể thiếu.

Một điều đặc biệt nơi đất nước thổ dân Papua New Guinea là các nhà truyền giáo luôn có tràng chuỗi mân côi đeo ở cổ. Vì sao vậy? Thưa vì nơi đất nước thổ dân này người ta nhận biết các nhà truyền giáo chính là khi họ nhìn thấy chuỗi mân côi đeo ở cổ hay nói cách khác, dấu hiệu nhận biết các nhà truyền giáo là có tràng chuỗi mân côi hay thánh giá đeo ở cổ. Hơn nữa nơi đất nước này thường bị cướp khi đi đường, nên các nhà truyền giáo nơi đây đeo ở cổ tràng chuỗi để khi đi đường, các nhóm cướp hay người ta nhận ra đó là nhà truyền giáo và phòng khi bị cướp thì cũng an toàn cho tính mạng.

Thật sự là “tràng chuỗi mân côi đi bước đầu trên hành trình truyền giáo nơi đất nước thổ dân Papua New Guinea”. Đây cũng thật trùng hợp khi Đức thánh cha Phanxicô khai mạc tháng mân côi với điều đặc biệt là tháng Truyền giáo Ngoại thường để cầu nguyện cho hòa bình thế giới và làm mới mẻ lại tinh thần Loan Báo Tin Mừng nơi người Kitô hữu. Tháng truyền giáo ngoại thường cũng không nằm ngoài ý nghĩa muốn nhấn mạnh rằng truyền giáo hiện nay đang là sự chủ đích của Giáo hội. Sẽ là một Giáo hội què quặt khi thiếu vắng hành động truyền giáo. Tháng truyền giáo ngoại thường đồng thời cũng ưu tư về những vùng rộng lớn cho việc truyền giáo nhưng lại thiếu rất nhiều nhà truyền giáo. Một cách nào đó Đức Giáo hoàng kêu gọi mọi người hướng tới việc truyền giáo.

Trong bài giảng ngày khai mạc tháng truyền giáo ngoại thường, ngài nói rằng: “Thiên Chúa không yêu cầu chúng ta cất giữ cuộc đời và đức tin của chúng ta, nhưng Ngài mời chúng ta làm cho nó sinh lợi. Tháng Truyền giáo Ngoại thường này thúc bách chúng ta trở thành những người chủ động với những nén bạc. Không phải như người cất giữ đức tin và nắm lấy ân sủng, nhưng trở thành những nhà truyền giáo.”

Đức Thánh Cha cũng nói đến cách thức để trở nên những nhà truyền giáo. Trước hết là sống chứng tá về một đời sống biết Chúa Giêsu. Chứng tá là từ khoá có nguồn gốc từ ý nghĩa tử đạo. Các vị tử đạo là những người đầu tiên làm chứng: không phải bằng lời nói mà bằng cuộc sống.

“Thiên Chúa yêu những ai cho đi cách vui tươi” (2Cr 9,7). Ngài yêu một Giáo hội đi ra. Nếu không đi ra thì không phải là Giáo hội. Một Giáo hội đi ra không tìm cách bảo vệ sự yên ắng; nhưng trở nên muối đất và men cho thế giới. (theo Văn Yên, SJ – Vatican News)”

Khi tôi tới đất nước Papua New Guine, tôi gặp một một Linh mục người Mỹ gốc Việt thuộc Dòng Ngôi Lời. Ngay từ cái nhìn đầu tiên tôi đã thấy tràng chuỗi mân côi ngài đeo ở cổ. Tôi liền nói thưa cha, cha rất đạo đức vì luôn có tràng chuỗi mân côi đeo ở cổ. Ngài trả lời, tràng chuỗi mân côi là nhất, nhờ có tràng chuỗi mà khi đi ra đường ở đất nước thổ dân này mới an toàn. Trong lúc đó tôi đeo thánh giá ở cổ nhưng ngài nói, Thánh giá cũng được nhưng không bằng tràng chuỗi đâu. Ở đây người ta nhận biết mình là công giáo, là nhà truyền giáo qua tràng chuỗi đeo ở cổ. Mấy hôm đầu tôi đeo tràng chuỗi ở cổ khi ở nhà cũng như khi đi đường thấy khác khác nhưng sau rồi cũng quen với việc đeo tràng chuỗi mân côi ở cổ.

Thật sự tràng chuỗi mân côi bảo vệ các nhà truyền giáo tại đất nước Papua New Guinea rất nhiều và lời kinh mân côi như là ân sủng cứu vớt các linh hồn đang bị còn bị thanh luyện.

Giuse Hoàng Quốc Phán, SVD

 

 

 

Bài trướcBiên bản Đại hội XIV Hội đồng Giám mục Việt Nam
Bài tiếp theoHội đồng Giám mục Việt Nam: Thư Chung 2019

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

The reCAPTCHA verification period has expired. Please reload the page.