Một năm ở Đài Loan (One Year in Taiwan)

0
442

MỘT NĂM Ở ĐÀI LOAN

Sống và học tập tại Đài Loan gần một năm theo chương trình ESP (Exchange Student Program) của hội dòng, tôi muốn chia sẻ những cảm nghiệm của riêng mình.

Điều đầu tiên nói đến khi sống ở một đất nước mới chính là ngôn ngữ. Hiện tại tôi đang học tại Fu Jen Catholic University. Trước đây tôi khá tự tin về khả năng học ngoại ngữ nhưng sau gần một năm nỗ lực, tôi nhận ra rằng tiếng Quan Thoại (Mandarin Chinese) thực sự là một thử thách lớn. Nay tôi hiểu vì sao đây luôn được xem là một trong những ngôn ngữ khó nhất. Tuy nhiên, cá nhân tôi lại thấy đây là một ngôn ngữ hay, hơn nữa vì xác định rõ ngôn ngữ là điều tiên quyết trên con đường ơn gọi của mình khi sinh sống và học tập ở nước ngoài nên tôi không nản lòng, trái lại rất có hứng thú. Rõ ràng để có thể thành thạo được ngôn ngữ này, cái giá phải bỏ ra là khá lớn nhưng tôi coi đây là một cơ hội để thử thách bản thân.

Dù đã tiếp xúc với nhiều môi trường tu trì khác nhau nhưng khi đến Đài Loan, tôi thật sự bất ngờ. Cả Tỉnh Dòng ở đây chỉ có một cộng đoàn đào tạo duy nhất. Không có Thỉnh sinh hay Tập sinh. Cộng đoàn mà tôi đang sống là Taishan Formation Community (TFC). Nó quá khác so với tưởng tượng của tôi trước đó. Trong cộng đoàn không có một người Đài Loan nào, Linh mục (nhà đạo tạo) là người Philippines, còn chúng tôi, các chủng sinh, đều đến từ các nước khác nhau. Ngôn ngữ chính trong cộng đoàn cũng không phải tiếng Đài Loan mà là tiếng Anh vì ở đây các chủng sinh đều là theo chương trình OTP (Oversea Training Program) nên người đến người đi rất thường xuyên, những anh em mới đến đều phải dùng tiếng Anh để giao tiếp. Chúng tôi cũng không sống trong tu viện tách biệt mà sống trong một chung cư cũ với những người hàng xóm Đài Loan. Như vậy để có thêm cơ hội cải thiện ngôn ngữ và cũng là một cách để giới thiệu Chúa cho người bản địa.

Sống trong một cộng đoàn quốc tế, sự khác biệt trong ngôn ngữ, ẩm thực, văn hóa và lối sống mang lại nhiều điều thú vị. Có những sự mâu thuẫn và cả những hiểu lầm cười ra nước mắt. Tuy nhiên, là tu sĩ Dòng Ngôi Lời thì việc dấn thân trong một môi trường mới là một trong những điều kiện cần thiết. Tất nhiên có nhiều thử thách hơn nhưng cũng là cơ hội để khám phá, học hỏi. Tôi xem cộng đoàn như nhà mình và cha cũng như quý thầy như người trong một gia đình. Giờ đây, tôi mới thấm thía hơn Linh đạo Chúa Ba Ngôi của hội dòng. Dù khác biệt nhưng luôn hiệp nhất. Nơi đây chúng tôi không phân biệt quốc gia, văn hóa, ngôn ngữ, ẩm thực… tất cả đều chung sống với nhau trong tình huynh đệ.

Cá nhân tôi vốn yêu thích văn hóa, lịch sử nên thường chú ý sinh hoạt thường ngày của người dân. Điều để lại nhiều ấn tượng nhất trong tôi chính là đời sống tinh thần. Đài Loan là một đất nước giàu truyền thống văn hóa và có rất nhiều hoạt động để đáp ứng đời sống tinh thần của người dân. Nổi bật trong số đó, các sinh hoạt tôn giáo chiếm một vai trò quan trọng. Mặc dù là một quốc gia khá phát triển, dân trí cao nhưng miếu đền có ở khắp nơi. Ngoài những ngôi chùa lớn, rất nhiều gia đình biến một phần của căn nhà thành ngôi miếu nhỏ, mọi người đều có thể đến thắp hương, cầu nguyện. Thông thường người Đài Loan thờ cả Đức Phật, Lão Tử, Khổng Tử… Đi vào các con hẻm, miếu thờ tại gia như vậy nơi nào cũng có. Tôn giáo chính ở đây là Đạo Giáo và Phật Giáo, Công giáo chỉ chiếm khoảng hơn 1% trong tổng số hơn 23 triệu dân. Rõ ràng đây vẫn là một vùng đất đầy hứa hẹn cho cánh đồng Truyền giáo.

Một kinh nghiệm khó quên trong tôi là khi dự trại hè (SVD Youth Camp) với các em học sinh, sinh viên. Đây là hoạt động thường niên của Tỉnh Dòng nhằm quy tụ các em học sinh từ khắp mọi miền Đài Loan lại với nhau, tổ chức cho các em vui chơi, sinh hoạt chung, học tập kĩ năng sống,… và cũng để khơi dậy tinh thần giữ đạo đối với các bạn trẻ Công giáo cũng như một cách để loan báo Tin Mừng đến các em không cùng Tôn giáo.

Chúng tôi sống cùng nhau trong một tuần, mọi sinh hoạt đều liên quan đến đạo Công Giáo. Trong số hơn 80 tham dự viên và gần 50 tình nguyện viên, quá nửa không phải là người Công Giáo vậy mà các em vẫn sinh hoạt, tham dự Thánh lễ, các giờ cầu nguyện, linh hướng như những người Công Giáo thực thụ. Hơn nữa, khi tham gia các sinh hoạt chung, tôi không nhận thấy bất kì một sự phân biệt nào, các em dự lễ rất nghiêm trang và đặc biệt các em đều thuộc các bài hát trong Thánh lễ và hát rất hay, rất tâm tình. Chỉ khi trại hè đã kết thúc tôi mới biết rằng các em đến từ nhiều tôn giáo khác nhau. Tôi hỏi một em tình nguyện viên vì sao em lại tham gia hoạt động này dù khác biệt về tôn giáo. Câu trả lời của em khiến tôi rất khâm phục: “Em muốn được hiểu hơn về tôn giáo khác và muốn được giúp đỡ mọi người. Bất kể là tôn giáo nào em cũng có thể học được những điều mới”.

Từ sau dịp đó, tôi chú ý nhiều hơn đến tinh thần liên tôn. Ở đây dù không cùng tôn giáo, mọi  người vẫn làm việc, hợp tác với nhau rất vui vẻ. Hơn nữa, các vị chức sắc cũng khuyến khích việc giao lưu, học hỏi và giúp đỡ lẫn nhau giữa các tôn giáo. Nhìn chung tinh thần liên tôn ở Đài Loan rất được đề cao. Điều này làm tôi thêm phấn khởi và càng khao khát có thể đem Tin Mừng đến với nhiều người hơn.

Sau gần một năm, tôi đã quen với cuộc sống ở Đài Loan. Đến hiện tại, tôi có thể nói mình yêu đất nước xinh đẹp này. Tôi yêu con người, đồ ăn, văn hóa nơi đây. Hy vọng, nhờ ân sủng của Thiên Chúa và sự hướng dẫn của hội dòng, tôi có thể tiến bước mỗi ngày trên con đường dâng hiến. Thử thách thì luôn có đó nhưng tôi vẫn cảm nghiệm niềm vui nhiều hơn nỗi buồn. Những lúc khó khăn, nản chí lời Thánh Vịnh 126 lại khích lệ tôi. “Ai nghẹn ngào ra đi gieo giống, mùa gặt mai sau khấp khởi mừng” (TV 126,5)

Đài Loan, ngày 14 tháng 11 năm 2019

Micae Phan Văn Lợi, SVD

Phiên bản Anh ngữ

ONE YEAR IN TAIWAN

Having been in Taiwan for almost a year now, I would like to share something about my life here.

As an Seminarian taking Exchange Student Program, the first obstacle came to me is language.  Since coming to Taiwan, I have been studying Chinese Mandarin language at Fu Jen Catholic University. Before I was quite confident in my ability to learn the new language, only to realize later that this language is definitely a big challenge. Now I understand why it is considered one of the most difficult language in the world. However, I personally find this language a beautiful and interesting one. Obviously to be proficient in Chinese, comes with a very big challenge. However, it is a good opportunity to challenge myself.

Although having experienced in different religious environments, I was shocked when I first arrived in Taiwanese . It is too different from what I had imagined. SVD in Taiwan has only one fomation community. There are no postulant or novitiate here. The community I’m living in is Taishan Formation Community (TFC). There is no Taiwanese seminarians, our Formator is a Filipino and we the seminarians, are from different countries. Beside, Taiwan isn’t the main language in the community but English. Because most of the seminarians here are taking Oversea Training Program (OTP), people come and go very often, therefore for newcomers the only way to communicate is to use English. Especially, we do not live in a convent but in an old apartment building with Taiwanese neighbors. This arrangement provides us with an opportunity to improve our language and also a way to bear witness to the Good News.

Living in an international community, the differences in language, cuisine, culture and lifestyle bring out amazing things as well as contradictions and humorous misunderstandings among us. Choosing to become an SVD, to leave my native country and to live in an international community is both a challenge and a significant experience. With my experiences here, I have become more aware of the Congregation’s spirituality of the Holy Trinity. It is more challenging of course, on the other hand also a good opportunity to grow missionary vocation. I regard my community as my home and the people living with me as my brothers. Indeed through prayer, working, studying and helping each other, we are really united as a family. There is no discrimination about country, culture, language, cuisine here. We live in fraternity.

As regards to the Taiwanese people, what impressed me most is how they practice their religious activities. My interest in culture and history brought my attention to the daily life of the people. I am amazed by the numbers of temples and pagodas here in Taiwan. Along the streets, many families turn a part of their house into a small temple, where everyone can come to burn incense, give offerings and pray. As most Taiwanese people are Buddhist or Taoist only about 1% of the 23 million people are Catholic. From my point of view Taiwan is a potential field for the Mission.

As an aspiring future missionary an unforgettable experience for me happened during the SVD Youth Camp. This is an annual activity held during summer by SVD activity center for the students from all parts of Taiwan. The purpose is to train the students about teamwork, life skills and providing leisure activities. It is also to stimulate the youth in their spiritual life and a way to spread the Gospel to those are non-Catholic.

We lived together for a week and all activities were religious in nature. Among the more than 80 participants and 50 volunteers, more than half were non-Catholics. But they also attended the Mass, prayer times, and spiritual direction. Moreover, there was no discrimination in the common activities. During the mass, the students enjoyed singing hymns, and were very attentive. It was only on the last day, I realized that not everybody were Catholics. I asked one student why she attended the summer camp even though she is from another religion. Her answer really impressed me “I want to understand more about other religions and want to help people. No matter what religion it is, I can learn new things. ” she said.

Since that encounter, I have paid more attention to the Interreligious spirit happening here in Taiwan. In spite of different religions, people still work and cooperate happily. Furthermore, religious leaders also encourage interreligious dialogue and keep a good relationship with other religions. In general, compared with other Asian countries, Taiwan is quite open in the area of religion. Again, from the view of a seminarian, the mission here has its own challenges but it is interesting.

After nearly a year, I am used to living in Taiwan. So far, deep in my heart, I can say that I love Taiwan. I love the people, the food and the culture. Hopefully, by the grace of God, and the guidance of my congregation, I can move forward day by day and have a good preparation for my missionary journey. Challenge is always there, but there is more joy than sadness. I always keep in mind the words of Psalm 126

“Those who sow in tears will reap with songs of joy.” (Psalms 126,5)

Taiwan, November 14th  , 2019

Michael Phan Van Loi, SVD

 

 

 

 

 

 

 

Bài trướcĐài Phát Thanh Vatican sáng Chúa Nhật 17.11.2019
Bài tiếp theoĐài Phát Thanh Vatican chiều Chúa Nhật 17.11.2019

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây