LỜI SỐNG (08/12, Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, Lễ trọng)

0
749

Tin mừng: Lc 1, 26-38

 26 Bà Ê-li-sa-bét có thai được sáu tháng, thì Thiên Chúa sai sứ thần Gáp-ri-en đến một thành miền Ga-li-lê, gọi là Na-da-rét, 27 gặp một trinh nữ đã thành hôn với một người tên là Giu-se, thuộc dòng dõi vua Đa-vít. Trinh nữ ấy tên là Ma-ri-a.

28 Sứ thần vào nhà trinh nữ và nói: “Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng bà.” 29 Nghe lời ấy, bà rất bối rối, và tự hỏi lời chào như vậy có nghĩa gì.

30 Sứ thần liền nói: “Thưa bà Ma-ri-a, xin đừng sợ, vì bà đẹp lòng Thiên Chúa. 31Và này đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giê-su. 32 Người sẽ nên cao cả, và sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao. Đức Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng vua Đa-vít, tổ tiên Người. 33 Người sẽ trị vì nhà Gia-cóp đến muôn đời, và triều đại của Người sẽ vô cùng vô tận.”

34 Bà Ma-ri-a thưa với sứ thần: “Việc ấy sẽ xảy ra cách nào, vì tôi không biết đến việc vợ chồng!”

35 Sứ thần đáp: “Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà, vì thế, Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa. 36 Kìa bà Ê-li-sa-bét, người họ hàng với bà, tuy già rồi, mà cũng đang cưu mang một người con trai: bà ấy vẫn bị mang tiếng là hiếm hoi, mà nay đã có thai được sáu tháng. 37 Vì đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được.”

38 Bấy giờ bà Ma-ri-a nói: “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói.” Rồi sứ thần từ biệt ra đi.

 

SUY NIỆM

Ý NGHĨA LỜI CHÀO (Tu sĩ G. B. Nguyễn Tuấn Kiệt, SVD)

Tại thành Nadarét nhỏ bé, một sự kiện vĩ đại đã xảy ra. Sứ thần của  Thiên Chúa đến và cất lời chào một trinh nữ tên là Maria. Lời chào “mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng bà”, chắc chắn không phải là một lời chào xã giao bình thường. Vậy thử hỏi “lời chào như vậy có ý nghĩa gì?”

Lời chào của sứ thần là lời trao gửi sứ mệnh của Thiên Chúa. Mỗi khi Thiên Chúa chọn gọi con người, Ngài thường sai phái sứ thần đến và cất lời chào. Ông Môsê và ông Ghítôn cũng được sứ thần của Đức Chúa truyền: “Ta sẽ ở với ngươi” (x. Xh 3,14; Tl 6,12). Trong Cựu Ước, nào có mấy ai được Thiên Chúa chọn gọi và ở cùng? Lời chào của sứ thần khiến Đức Maria bối rối, vì lời chào ấy khiến Mẹ bối rối vì Mẹ được trao cho một sứ mệnh hết sức đặc biệt. Quả thực, Đức Maria được Thiên Chúa tuyển chọn để cộng tác vào công trình của Người, bằng việc thi hành sứ vụ cưu mang Ngôi Lời, cũng có nghĩa là làm Mẹ Thiên Chúa. Đức Maria, một trinh nữ nhỏ bé nay trở nên vĩ đại vì đã can đảm xin vâng đón nhận sứ mệnh của Chúa.

Thiên Chúa vẫn luôn mời gọi con người cộng tác vào công trình của Người. Người trao cho họ một sứ mệnh cao cả là trở nên con cái Chúa. Ngày nay không còn những câu chuyện trao sứ mạng đậm tính thần thoại. Nhưng nếu con người biết thinh lặng lắng nghe cõi lòng, vẫn luôn có những lời chào, lời mời gọi mà Thiên Chúa nhắn nhủ với chúng ta. Có thể là qua lương tâm, qua tha nhân hay qua những dấu chỉ của thời đại. Đức Mẹ đã can đảm nói tiếng “xin vâng” để đón nhận sứ mạng Chúa trao. Đó là một mẫu gương cho chúng ta hôm nay để biết lắng nghe và can đảm đón nhận sứ mệnh của Chúa.

Lạy Chúa, xin cho chúng con một trái tim biết lắng nghe, nhờ đó chúng con biết noi gương Mẹ Maria mà can đảm đáp lời “xin vâng” trước lời mời gọi của Chúa dành cho chúng con. Amen.


 

XIN VÂNG (Tu sĩ Phêrô Trần Nhật Trường, SVD)

Sông trong môt thê giơi văn minh hiên đai, chung ta co đây đu nhưng tiên nghi vât chât. Cũng từ đó, chúng ta dễ bị lôi cuốn bởi nhưng mối bận tâm mang tính trần thế. Trong tình cảnh đó, liệu chúng ta có dám tư bỏ những thứ mình đã và đang co để đi theo lời mời gọi của Chúa va làm chứng cho Tin Mừng hay không?

Bài Tin Mừng hôm nay cho chúng ta mẫu gương của Đức Maria trong việc từ bỏ ý riêng để sẵn sàng vâng theo thánh ý Chúa. Đức Maria đã được Thiên Chúa tuyển chọn để làm Mẹ Ngôi Lời Nhập Thể. Ở đầu biến cố truyền tin, Mẹ đã rất ngỡ ngàng và bối rối trước lời chào của sứ thần Gáprien. Việc Con Thiên Chúa được thụ thai do quyền năng Chúa Thánh Thần là điều vượt quá trí hiểu của Mẹ. Không những vậy, việc mang thai này sẽ khiến Mẹ phải đối diện với nhiều khó khăn và hiểm nguy phía trước như: sự hiểu lầm của Thánh Giuse, cái nhìn dị nghị của người đời, thậm chí có thể Mẹ sẽ bị ném đá đến chết theo luật của người Do Thái.

Dẫu vậy, đứng trước mầu nhiệm lớn lao đó, dù chưa hiểu được ý nghĩa thâm sâu của nó, nhưng với sự khiêm tốn đầy phó thác vao sư quan phong cua Thiên Chua, Đức Maria vẫn quang đai đon nhận lời mời gọi của Thiên Chúa. La con ngươi, chung ta thương bi giăng co giưa hai yêu tô xac thit va tinh thân. Chúng ta vẫn thường tính toán và chỉ làm những gì có lợi cho riêng mình, nên để sống lời xin vâng như Mẹ thì không dễ chút nào. Bởi thế, chúng ta cần đê cho Thiên Chua can thiêp vao cuôc đơi mình giống như Mẹ.

Lạy Chúa, xin cho chúng con biết học nơi Mẹ cách đáp trả và sống “Xin Vâng” theo thánh ý Chúa trong mọi hoàn cảnh, để dù đưng trước bất cứ moi biên cô vui buôn nào, chúng con cũng sẵn sàng đón nhận một cách tin tưởng, phó thác vào Chúa. Amen.

 


 

MẸ ƠI, TẠI SAO? (Lm. GB. Nguyễn Hữu Duy, SVD)


NGƯỜI NỮ KHIÊM NHƯỜNG (♦ Tu sĩ Phêrô Lê Việt Tân, SVD)

 Hôm nay, Hội Thánh long trọng mừng lễ Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội, một đặc ân trọng đại mà Thiên Chúa dành cho Mẹ. Mẹ xứng đáng lãnh nhận phần thưởng này, bởi nếu xưa kia sự kiêu ngạo của Evà đã phá hủy công trình yêu thương của Thiên Chúa, gánh lấy án phạt muôn đời, thì hôm nay sự khiêm nhường của Đức Maria đã khởi đầu công trình cứu độ tuyệt vời của Thiên Chúa.

Khiêm nhường là nhân đức mà Thiên Chúa yêu mến, là điều kiện không thể thiếu “sine qua none” (điều kiện tất yếu) cho những ai tiến bước trên con đường trọn hảo. Vì khiêm nhường, Mẹ đã chấp nhận lời đề nghị “phi lý” và “oái ăm” của sứ thần, bởi Mẹ xác tín rằng “vì đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể”. Vì khiêm nhường mẹ coi mình là khí cụ

của Thiên Chúa “vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói”. Vì khiêm nhường, Mẹ đã không chú ý gì đến quyền lợi cá nhân mình, chấp nhận đau đớn nhìn con trai duy nhất của mình chết treo trên thập tự. Vì khiêm nhường, Mẹ luôn cầu nguyện liên lỉ với Thiên Chúa, cả một đời sống trong thinh lặng, hằng suy đi nghĩ lại trong lòng những sự việc đã xảy ra, Mẹ cùng các tông đồ cầu nguyện trong ngày lễ Ngũ Tuần. Chính vì thế, Mẹ xứng đáng mang trong cung lòng mình Ngôi Lời nhập thể, Đấng đã khiêm nhường tự hạ đến nỗi mặc lấy thân xác yếu hèn của con người.

Con người ngày hôm nay thường kiêu ngạo tự phụ, tự cho mình là “chân lý”, “vị cứu tinh” cho người khác. Họ còn thực dụng, xem những gì mình làm được là do chính nỗ lực của mình, gạt bỏ Thiên Chúa ra bên ngoài. Họ xem trọng quyền lợi cá nhân, duy lý và tự đắc, không còn chút khiêm nhường trước mặt Thiên Chúa.

Trong cái thế giới như vậy, người Kitô hữu chúng ta có một “ngọn hải đăng” là Đức Maria, người nữ của khiêm nhường. Xin cho mỗi người chúng ta say mê chiêm ngắm và bắt chước sự khiêm nhường của Mẹ để qua đó kết hợp mật thiết hơn với Thiên Chúa.

Bài trướcLời Chúa + Bài giảng Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội
Bài tiếp theoLỜI SỐNG (Thứ Bảy, Tuần 1 MV)