Ném lửa vào trái đất

0
368

NÉM LỬA VÀO TRÁI ĐẤT (Lc 12:49)

Tu sĩ Giuse Trần Văn Huyến, SVD chuyển ngữ

Câu nói hóc búa này gây ra sự khó hiểu, bởi vì nó không tạo ra sự liền mạch trong đoạn Tin Mừng mà nó xuất hiện. Rất có thể, một cách nào đó, câu nói hóc búa này có mối liên hệ với câu nói xuất hiện ngay phía sau nói về phép rửa mà Đức Giêsu đã phải lãnh nhận trước khi được thúc đẩy đi vào sa mạc, nhưng điều này không hẳn là vậy! Mỗi một câu nói, trước hết, sẽ được kiểm tra độc lập.

Đương nhiên, mối liên hệ “lửa” trong câu nói này với “lửa” được đề cập trong việc miêu tả về công việc của Gioan Tẩy Giả được trở nên hoàn hảo nhờ Đấng mà con đường của Đấng ấy đang được dọn bởi Gioan Tẩy Giả: “Nhưng có Đấng mạnh thế hơn tôi đang đến, tôi không đáng cởi quai dép cho Người. Người sẽ làm phép rửa cho anh em trong Thần Khí và lửa” (Lc 3:16). Lửa trong câu Tin Mừng này có sự liên quan mật thiết với Thần Khí. Những lời ở dạng ngắn hơn cũng được tìm thấy trong Máccô 1:8, tuy rằng nó không đề cập đến lửa: “Người sẽ làm phép rửa trong Thần Khí.” Giống như Luca, Matthêu cũng thêm cụm từ “và lửa” (Mt 3:11), và cả hai thánh sứ Luca và Matthêu tiếp tục đưa thêm những lời loan báo của Gioan nói về Đấng Đang Đến. “Tay Người cầm nia, Người sẽ rê sạch lúa trong sân: thóc mẩy thì thu vào kho lẫm, còn thóc lép thì bỏ vào lửa không hề tắt mà đốt đi” (Mt 3: 12; Lc 3:17). Rất đáng ghi nhớ rằng cùng một từ trong tiếng Hy Lạp, ngôn ngữ của Kinh Thánh, được sử dụng cho “Thần Khí,” “hơi thở” và “gió”; cũng giống như tiếng Aram, ngôn ngữ phổ thông Chúa Giêsu và Thánh Gioan, cùng một từ nhưng mang ba khái niệm.

Hình ảnh mà thánh Gioan đưa ra là về hạt lúa mẩy và lúa lép được chất đầy trên sân đập lúa sau vụ mùa. Hỗn hợp lúa này được hất lên cao bằng nia; và hạt lép sẽ bị thổi gió bay, còn hạt mẩy thì không. Và hạt mẩy sẽ được thu tập lại để đổ vào kho. Còn lúa lép sẽ được quét đống lại và đốt đi. Gió và lửa là hai dấu chỉ của Thần Khí. Cả hai miêu tả về công việc mà Đấng Đang Đến, nhờ quyền năng của Thần Khí, sẽ tách biệt con cái thật của vương quốc khỏi những kẻ chỉ mang danh nghĩa. (Hạt lúa lép là một trong biểu tượng của kẻ chỉ mang danh nghĩa trong bối cảnh xã hội cổ; theo Thánh vịnh 1:4, “Ác nhân… khác nào vỏ trấu gió thổi bay.”)

Sứ vụ Đức Giêsu đã không phải là sứ vụ phán xét giống như Gioan đã vạch ra, mà là sứ vụ sàng lọc và tách biệt. Rõ ràng là Đức Giêsu đã tìm kiếm cho điều gì xa hơn nữa khi Người nói, “Thầy đã đến để ném lửa vào mặt đất, và Thầy ước mong phải chi lửa ấy đã bùng lên!”

Có một sự kết nối những từ trong câu nói (Ném lửa vào Trái Đất?) với những từ phía sau trong Luca 12:51–53, trong đó Đức Giêsu nói Người không đến để trao ban bình an cho trái đất nhưng là sự chia rẽ. Chúng ta cũng sẽ phải suy xét kỹ câu nói hóc búa này, bởi sự khó khăn về việc hiểu lửa trong Luca 12:49 theo nghĩa chia rẽ và xung đột là điều đã được Đức Giêsu dự đoán, và Người chỉ mong mỏi kết quả sứ mạng của Người là ngọn lửa “được bùng cháy.” Đức Giêsu đã tiên đoán sự chia rẽ và xung đột như là hậu quả trong sứ vụ của Người, nhưng Người không mong muốn điều đó. Rất phù hợp khi coi những từ đó như là trải nghiệm của niềm khao khát về một sự tuôn đổ của quyền lực Thần Khí – Đấng mà chưa từng được nhìn thấy.

Chính Đức Giêsu đã có cảm nghiệm cá nhân về sự  trong tuôn đổ Thần Khí trong phép rửa của Người tại song Giođan. Hình ảnh miêu tả về sự tuôn đổ dưới dạng lửa này được Justin Martyr, một nhà văn Kitô giáo thế kỷ hai, gìn giữ. “Khi Đức Giêsu đi xuống nước, một ngọn lửa đã bừng sáng tại sông Giođan.” Cũng thấy xuất hiện hình bóng của lửa trong câu nói được gán cho Đức Giêsu nơi Tin Mừng theo thánh Tôma và những nơi khác: “Ai ở gần tôi thì gần lửa, và ai ở xa tôi là xa nước trời.” Lửa đã có trong sứ mạng của Đức Giêsu, nhưng trái đất vẫn chưa bắt được lửa. Một ngày trái đất sẽ bắt được lửa trong thái độ đúng đắn, với sự hiện xuống của Chúa Thánh Thần vào lễ Ngũ Tuần; nhưng chính Đức Giêsu đã phải chết trước khi điều trọn hảo này được nhận diện, và khi cái chết của Đức Giêsu không đề cập rõ ràng trong những từ ngữ về lửa, thì lửa vẫn ngụ ý như là sự triển vọng của mặt đất. Từ đây, những lời ghi chép sâu sắc có thể sẽ được khám phá.

Bản văn Anh ngữ:

Lk 12:49 Bringing Fire to Earth?

This saying is hard in the sense of being difficult to understand, mainly because it is not obviously related to the context in which it appears. It may be thought probable that it is somehow connected with the saying immediately following about the baptism that Jesus had to undergo before current restraints were removed, but this cannot be taken for granted. Each of the two sayings must first be examined by itself.

It is natural to link the “fire” in this saying with the “fire” mentioned in John the Baptist’s description of the work to be accomplished by the one whose way he was preparing: “But one more powerful than I will come, the thongs of whose sandals I am not worthy to untie. He will baptize you with the Holy Spirit and with fire” (Lk 3:16). The fire is closely associated here with the Holy Spirit. A shorter form of John’s words is found in Mark 1:8; there, however, there is no mention of fire: “He will baptize you with the Holy Spirit.” Matthew, like Luke, adds the words “and with fire” (Mt 3:11), and both Matthew and Luke go on to report further words of John about the Coming One: “His winnowing fork is in his hand, and he will clear his threshing floor, gathering his wheat into the barn and burning up the chaff with unquenchable fire” (Mt 3:12; Lk 3:17). It is worth bearing in mind that the same word is used in Greek, the language of the Gospels, for “Spirit,” “breath” and “wind”; similarly in the language normally spoken by John and Jesus, Aramaic, one and the same word did duty for all three concepts.

The picture John draws is of the grain and the chaff lying piled up on the threshing floor after the harvest. The mixture of grain and chaff is tossed up into the air with the winnowing fork or shovel; the light chaff is blown away by the wind and the heavier grain falls back on the floor, from which it is collected to be stored in the granary. The chaff is then swept up and burned. Both the wind and the fire are symbols of the Holy Spirit; they depict the work that the Coming One is to do by the power of the Spirit, separating the true children of the kingdom from those who were only nominally so. (The figure of chaff is an ancient one in this kind of context; according to Ps 1:4, “the wicked … are like chaff that the wind blows away.”)

Jesus’ ministry was not exactly the ministry of judgment that John envisaged, but a ministry of sifting and separating it certainly was. Yet Jesus plainly looked for something further when he said, “I came to set the earth on fire, and how I wish the fire had already broken out!”

One suggestion links these words with the hard saying that comes shortly afterward in Luke 12:51–53, where Jesus says that he did not come to give peace on earth but rather division. We shall have to consider this hard saying also, but the [Page 472] difficulty about understanding the fire in Luke 12:49 in the sense of the division and strife that Jesus foresaw as the effect of his ministry lies in his earnest wish that the fire “were already kindled.” He foresaw the division and strife indeed as the effect of his ministry, but he did not desire it. It is more satisfactory to take these words as the expression of a longing for an outpouring of the Spirit in power the like of which had not yet been seen.

Jesus himself experienced a personal outpouring of the Spirit at his baptism in the Jordan. A pictorial account of this outpouring in terms of fire is preserved in the second-century Christian writer Justin Martyr: “When Jesus went down into the water a fire was kindled in the Jordan.” The same figure appears in a saying ascribed to Jesus in the Gospel of Thomas and elsewhere: “He who is near me is near the fire, and he who is far from me is far from the kingdom.” The fire was there in Jesus’ ministry, but the earth had not yet caught fire. One day it would catch fire in earnest, with the descent of the Holy Spirit at Pentecost; but Jesus himself had to die before this consummation could be realized, and while his death is not explicitly mentioned in these words about the fire, it is probably implied as a prospect beneath their surface. Hence the note of poignancy which can be discerned.[1]

[1]Kaiser, W. C. (1997, c1996). Hard sayings of the Bible (471). Downers Grove, Il: InterVarsity.

Bài trướcMùa Vọng – Tuần I – Năm B
Bài tiếp theoDùng tiền để mua bạn bè

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

The reCAPTCHA verification period has expired. Please reload the page.