ĐẤT NƯỚC PAPUA NEW GUINEA, VÙNG RỘNG LỚN NƠI SỨ VỤ TRUYỀN GIÁO

0
470

“Đức Giê su thấy đám đông Ngài chạnh lòng thương” ( Mt 9, 36a )

Hai câu hỏi đặt ra ở đây là: Đức Giêsu chạnh lòng thương bao nhiêu đám đông dân chúng? Có bao nhiêu đám đông dân chúng đến với người? Điều này Tin Mừng không nói chi tiết nhưng chắc một điều rằng phải là số nhiều. Sẽ là số nhiều về lòng thương xót của Đức Giêsu và cũng là số nhiều về đám đông dân chúng.

Sứ vụ truyền giáo nơi đất nước Papua New Guinea tôi có cảm nhận như đi ngược trở lại với thời của Chúa Giêsu. Có rất nhiều đám đông kéo đến với Ngài khi ngài giảng dạy tại một nơi nào đó. Đức Giêsu cũng đi đến với rất nhiều người và đám đông dân chúng để rao giảng Tin Mừng và chữa lành cho họ.

Ở đất nước Papua New Guinea, mỗi giáo điểm truyền giáo là một đám đông dân chúng. Họ đáng được chạnh lòng thương và họ cần được chạm vào lòng thương của Đức Giêsu thông qua thánh lễ và các bí tích. Người dân nơi đây không những đói về lương thực hằng ngày mà con đói về ơn thiêng liêng, đói các Linh mục. Trung bình ở các giáo điểm phải 3-4 tháng mới có thánh lễ một lần. Vì mỗi giáo xứ có đến 5-7 giáo điểm xa cũng như gần. Nếu tính thời gian xoay vòng để đến các giáo điểm phải mất 3 tháng tròn mới hết được.

Nơi đất nước Papua New Guinea mới là “Lúa chín đầy đồng nhưng thợ gặt lại ít”. Đây cũng là sự báo động cần thiết về truyền giáo của Giáo hội. Giáo hội cần mọi người dẫn thân cho việc truyền giáo thông qua nhiều hình thức khác nhau. Truyền giáo thông qua lời cầu nguyện và giúp đỡ cho các nhà truyền giáo. Truyền giáo thông qua việc thúc dục con cái dẫn thân cho sứ vụ truyền giáo. Truyền giáo thông qua việc nâng đỡ các bạn trẻ đang có ý hướng dẫn thân cho sứ vụ truyền giáo… .

Chính Đức cố Giáo hoàng Gioan Phaolo II đã hai lần viếng thăm đất nước Papua New Guinea, lần thứ nhất khi ngài còn làm giám mục tại Balan và lần thứ hai khi ngài là Giáo hoàng. Đức cố Giáo hoàng Gioan Phaolo II đã hai lần viếng thăm điều này như là nguồn động viên đối với các nhà truyền giáo nơi đây và cũng là mỗi ưu tư của ngài nơi sứ vụ truyền giáo tại đất nước thổ dân này.  Chính ngài đã phong A thánh cho thầy giảng Phêrô Torot. Đây là vị thánh duy nhất của đất nước này.

Qua đây tôi cảm nhận rằng, truyền giáo và sứ vụ truyền giáo nơi đất nước thổ dân Papua New Guinea chính là vùng ngoại biên cho việc truyền giảng Tin mừng tại lục địa Châu A Thái bình dương.

Tu sĩ Giuse Hoàng Quốc Phán, SVD

 

 

 

 

Bài trướcGx Kim Cương Khai giảng Chương trình Học Giáo Lý, Niên khóa 2019 – 2020
Bài tiếp theoLời Chúa + Bài giảng Lễ Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu (ngày 1 tháng 10)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

The reCAPTCHA verification period has expired. Please reload the page.