Vì sao cây vả bị rủa? (Luca 11,14)

0
1732

Vì sao cây vả bị rủa? (Lc 11,14)

Sự kiện có liên hệ tới trình thuật của Máccô, và được Mátthêu thuật lại cách nén gọn hơn. Theo Máccô, trong cuộc hành trình lên Jerusalem, Đức Giêsu và các môn đệ qua đêm ở Bethany. Sáng hôm sau họ quay lại Giêrusalem. Trên đường đi, Đức Giêsu cảm thấy đói, và “trông thấy ở đàng xa có một cây vả tốt lá, Người đến xem có tìm được trái nào không. Nhưng khi lại gần, Người không tìm được gì cả, chỉ thấy lá thôi, vì không phải là mùa vả”. Sau đó Đức Giêsu rủa cây vả: “Muôn đời sẽ chẳng còn ai ăn trái của mày nữa!”. Thầy trò tiếp tục hành trình lên Giêrusalem, nơi ngày hôm đó Ngài thanh tẩy Đền Thờ (đuổi phường buôn bán ra khỏi Đền Thờ); vào buổi tối, họ trở lại Bêtania. Sáng hôm tiếp theo, trong khi đi ngang qua đoạn đường hôm trước, họ thấy cây vả bị chết khô tận rễ. Phêrô nhớ lại và nói với Người: “Kìa Thầy xem: cây vả Thầy rủa đã chết khô rồi!” (Mc 11: 20-21).

Việc rủa cây vả không mang trái có hợp lý không, khi mà như Máccô nhấn mạnh: “Vì không phải là mùa vả”.  Vấn đề đã được làm rõ ràng một cách thoả mãn trong cuộc đối thoại có tên “Cây vả cằn cỗi” được xuất bản cách đây nhiều năm bởi tác giả W. M. Christie, ông thuộc Giáo Hội Scotland phục vụ tại Palestine trực thuộc Vương Quốc Anh. Ông chỉ ra trước hết thời gian trong năm được cho là khi sự kiện xảy ra (nếu đúng thì có thể là Đức Giêsu đã bị đóng đinh vào ngày mồng 6 tháng Tư năm 30 s. CN., biến cố xảy ra nội trong ngày đầu của tháng tư mà thôi). “Bây giờ”, Christie viết, “sự việc được nối kết với cây vả là những điều kia. Tới cuối tháng ba, lá cây bắt đầu xuất hiện, và trong khoảng một tuần, tán lá đã phủ đầy. Đồng thời với điều này, đôi khi thậm chí là sớm hơn nữa, người ta có thể thu hoạch những quả bói. Đây không phải là vụ thu hoạch chính, nhưng chỉ là thu hoạch những quả sớm. Quả vả sẽ lớn lên tới kích cỡ bằng quả hạnh xanh, với điều kiện chúng không bị những người nông dân hay những người khác ăn mất vì đói. Khi quả vả già đủ độ, người ta sẽ hái chúng đi”. Những quả bói của cây vả thật được gọi là taqsh trong tiếng Ảrập của người Palestine. Sự xuất hiện của chúng là sự báo trước cho một mùa thu hoạch vả chính thức khoảng 6 tuần sau đó. Vậy như Máccô đã nói, mùa vả chưa tới. Nhưng nếu lá vả đã có mà không có quả bói nào, thì đó là dấu hiệu cho thấy cây vả sẽ không cho trái vả nào khi vào chính vụ. Khi Đức Giêsu “không thấy gì, chỉ có lá” – lá chứ không có quả vả bói – Ngài biết rằng “sẽ tuyệt đối vô vọng, cây vả sẽ không có trái” vì thế Ngài đã rủa cây vả như vậy.

Nhưng nếu sự giải thích đúng những lời của Ngài, thì tại sao có người băn khoăn ghi lại  biến cố với suy nghĩ rằng nó có một ý nghĩa nào khác? Bởi vì câu chuyện có ý nghĩa đặc biệt. Như Máccô ghi lại, đó là một hành động dụ ngôn với cùng một bài học như dụ ngôn về cây và không sinh trái ở đoạn Luca 13: 6-9. Trong dụ ngôn được nói đến, ông chủ trong ba năm liên tiếp mong đợi cây vả trong vườn mình ra trái, và rồi năm này qua năm khác, cây vả rõ ràng là không mang trái, ông chủ bảo người làm vườn đốn hạ cây vả đi, vì để vậy thì cây vả chỉ chiếm đất mà chẳng đem lại lợi lộc gì. Nhưng cả dụ ngôn dùng hành động và dụ ngôn dùng lời nói, khó mà tránh khỏi việc kết luận rằng cây vả đại diện cho thành Giêrusalem vì đã thờ ơ với Đức Giêsu khi Ngài tới và mang theo sứ điệp của Thiên Chúa và vì thế bị huỷ diệt. Có một đoạn nào đó, Luca đã chép lại việc Đức Giêsu khóc thương cho con thành, vì Giêrusalem đã đui mù trước những gì đem lại bình an cho mình, và Đức Giêsu nói trước Giêrusalem sẽ bị phá huỷ “bởi ngươi đã không nhận biết thời giờ người được Thiên Chúa viếng thăm” (Lc 19:41-44 RSV). Vì biến cố cây vả bị rủa đường như chuyển tải cùng một bài học  như trong Máccô, được Mátthêu tiếp tục ghi chép lại.

Tu sĩ G.B. Phan Lĩnh, SVD chuyển sang Việt ngữ

Lk 11:14 Why Was the Fig Tree Cursed? (Tương đương Mt 21)

This incident is related by Mark and, in a more compressed form, by Matthew. According to Mark, Jesus and his disciples spent the night following his entry into Jerusalem in Bethany. Next morning they returned to Jerusalem. On the way he felt hungry, and “seeing in the distance a fig tree in leaf, he went to find out if it had any fruit. When he reached it, he found nothing but leaves, because it was not the season for figs.” Then Jesus cursed the tree: “May no one ever eat fruit from you again.” They continued on their way into Jerusalem, where that day he cleansed the temple; [Page 442] in the evening they returned to Bethany. Next morning, as they passed the same place, they saw the fig tree withered away to its roots. And Peter remembered and said to him, “Rabbi, look! The fig tree you cursed has withered!” (Mk 11:20–21).

Was it not unreasonable to curse the tree for being fruitless when, as Mark expressly says, “it was not the season for figs”? The problem is most satisfactorily cleared up in a discussion called “The Barren Fig Tree” published many years ago by W. M. Christie, a Church of Scotland minister in Palestine under the British mandatory regime. He pointed out first the time of year at which the incident is said to have occurred (if, as is probable, Jesus was crucified on April 6th, a.d. 30, the incident occurred during the first days of April). “Now,” wrote Christie, “the facts connected with the fig tree are these. Toward the end of March the leaves begin to appear, and in about a week the foliage coating is complete. Coincident with [this], and sometimes even before, there appears quite a crop of small knobs, not the real figs, but a kind of early forerunner. They grow to the size of green almonds, in which condition they are eaten by peasants and others when hungry. When they come to their own indefinite maturity they drop off.” These precursors of the true fig are called taqsh in Palestinian Arabic. Their appearance is a harbinger of the fully formed appearance of the true fig some six weeks later. So, as Mark says, the time for figs had not yet come. But if the leaves appear without any taqsh, that is a sign that there will be no figs. Since Jesus found “nothing but leaves”—leaves without any taqsh—he knew that “it was an absolutely hopeless, fruitless fig tree” and said as much.

But if that is the true explanation of his words, why should anyone trouble to record the incident as though it had some special significance? Because it did have some special significance. As recorded by Mark, it is an acted parable with the same lesson as the spoken parable of the fruitless fig tree in Luke 13:6–9. In that spoken parable a landowner came three years in succession expecting fruit from a fig tree on his property, and when year by year it proved to be fruitless, he told the man in charge of his vineyard to cut it down because it was using up the ground to no good purpose. In both the acted parable and the spoken parable it is difficult to avoid the conclusion that the fig tree represents the city of Jerusalem, unresponsive to Jesus as he came to it with the message of God, and thereby incurring destruction. Elsewhere Luke records how Jesus wept over the city’s blindness to its true well-being and foretold its ruin “because you did not know the time of your visitation” (Lk 19:41–44 RSV). It is because the incident of the cursing of the fig tree was seen to convey the same lesson that Mark, followed by Matthew, recorded it.[1]

[1]Kaiser, W. C. (1997, c1996). Hard sayings of the Bible (441). Downers Grove, Il: InterVarsity.

Bài trướcHành trình Linh Thao của Tập viện Ngôi Lời – năm 2017
Bài tiếp theoĐặc sứ của Đức Thánh Cha Phanxicô: Từ nay, được phép hành hương chính thức đến Mễ Du (Medjugorje)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

The reCAPTCHA verification period has expired. Please reload the page.