Lược Sử Hình Thành và Phát Triển Giáo xứ An Mỹ

0
921

Gx An My

A. AN MỸ HÀNH TRÌNH 100 NĂM

I. VỊ TRÍ VÀ TÊN GỌI: AN MỸ

Giáo xứ An Mỹ thuộc xã An Phú, cách thành phố Pleiku 12 Km về hướng Đông, nằm trải dài hai bên đường quốc lộ 19 tới giáp địa phận huyện Đăk Đoa, và là cửa ngõ phía đông của thành phố Pleiku.

An Myõ: An trong từ điển Hán Việt nghĩa là Yên. Chữ An đi với nhiều chứ khác nhau như: an lạc; an ổn; an nhàn; an tĩnh; bình an; an định; an gia; an túc; an ninh; an thường; an cư lạc nghiệp; …

Mỹ nghĩa là đẹp.

An Mỹ nghĩa là nơi bình an tốt đẹp. Chính tên gọi An Mỹ đã thể hiện được vẻ đẹp và sự yên bình của địa danh này. Đồng thời, cũng thể hiện niềm ước ao của những người định cư muốn xây dựng một vùng đất tươi đẹp để gắn bó máu thịt.

Nguồn gốc địa danh An Mỹ: Vào khoảng năm 1920, một số vị tiền bối từ Quảng Ngãi, Bình Định bỏ quê lên miền Cao Nguyên tìm đất lập nghiệp. Lên xứ Trà Dom, các cụ thấy có cánh đồng bằng phẳng, rộng lớn, có con suối lớn chảy qua, xung quanh có núi rừng trù phú và các cụ quyết định dừng chân tại đây. Lúc này có vợ chồng cụ Nguyễn Mai Luật, quê Phú Mỹ – Bình Định và ông Trần Cư, quê An Nhơn- Bình Định (cũng là quê vợ ông Nguyễn Mai Luật). Sau đó, đặt tên là An Mỹ (An Nhơn và Phú Mỹ)

II. GIÁO XỨ AN MỸ 100 NĂM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN (1916 -2016)

An Mỹ là một xứ đạo nhỏ bé miền Pleiku. Từ khi được hình thnh đến nay, xứ đạo cũng có một bề dày lịch sử với 100 năm xây dựng và phát triển. Trong đó, có 60 năm chính thức là Giáo xứ (1956-2016).

1. GIAI ĐOẠN KHAI PHÁ (1916 – 1945)

An Mỹ trước đây là một vùng đất hoang vu nhưng màu mỡ, đã được khai phá năm 1916, do công lao của ông Micae Huỳnh Đạo, là người lương dân ở Quảng Ngãi đến đây lập nghiệp. Ông có một tầm mắt sáng suốt, nhận thấy nơi đây tốt lành và phong cảnh đẹp, nên ông quyết định quy dân lập ấp, lập làng tại đây. Ông là người đi tiên phong trong việc khẩn hoang và mở mang vị trí tốt đẹp này.

Sau khi ổn định việc làm ăn sinh sống và xây dựng làng ấp có sinh hoạt nề nếp, ông đặt tên là Quảng Định (Quảng là Quảng Ngãi; Định là Bình Định). Ông được cử nhận lãnh chức Chánh Tổng. (Chánh Tổng gõ)

Một luồng gió mới từ trời thổi tới. Đột nhiên có thầy Micae Phạm Chi, người ở xứ sông Cạn, tỉnh Bình Định, Giáo phận Quy Nhơn, đến gieo hạt giống Tin Mừng tại mảnh đất mới được khai hoang này. Được Chúa soi sáng, gia đình ông Micae Huỳnh Đạo đã mau mắn đón nhận hạt giống Tin Mừng, gia đình ông được lãnh nhận Bí tích Thánh tẩy và được gia đình thầy Micae đỡ đầu. Gia đình ông Micae Huỳnh Đạo là hạt giống được nảy mầm đầu tiên tại đây. Kế đó, gia đình người cháu ruột là ông Huỳnh Giao cũng lãnh nhận Bí tích Thánh tẩy. Tiếp theo là gia đình ông Micae Nguyễn Điểu (Xã Đốc), được vợ chống ông Micae Huỳnh Đạo đỡ đầu.

Do ông Micae Huỳnh Đạo có chức Chánh Tổng, nên ông thường đi đây đi đó. Ông giao tiếp và kết thân với một bác sĩ người công giáo tại Sở Trà Biển Hồ là ông Giuse Trần Văn Kiểm, người gốc Thừa Thiên Huế. Ông Micae Huỳnh Đạo đã dẫn dắt gia đình ông Giuse Trần Văn Kiểm cùng về đây lập nghiệp.

Từ đó, 4 gia đình này quyết tâm xây dựng một ngôi nhà nguyện, mái lợp ngói vảy, vách đất, nền ván, cất theo kiểu nhà sàn của người dân tộc, nhưng nền thấp tại địa điểm làng Quảng Định. Nhà nguyện này cách nhà thờ hiện nay khoảng chừng 250m về hướng Đông. Ước nguyện của các vị tiền bối này, đặt hết niềm tin vào Chúa, sẽ xây dựng nơi đây một giáo xứ lành mạnh để phụng thờ Chúa và phục vụ tha nhân.

Về sau, chiến tranh đã khiến những người giáo dân đầu tiên phải đi tản cư, và ngôi nhà nguyện cũng bị  mục nát, hoang tàn.

2. GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN (1945 – 1965 )

Khoảng những năm 1949 – 1950, chiến tranh tạm lắng dịu, mọi người lại lần lượt kéo nhau trở lại vùng đất xưa. Một ngôi nhà thờ mới, đã được dựng lên ngay trên vị trí của nhà thờ hiện nay. Nhưng ngôi nhà thờ mới đó cũng không tồn tại được lâu vì phên vách bằng đất và rui mè bằng tre đã bị mối mọt, dột nát.

Trong giai đoạn phát triển giáo xứ này, có một biến cố đặc biệt là vào năm 1956, Cha cố Corompt Hiển đã từ Hà Bầu về giáo xứ Phú Thọ và kiêm nhiệm họ đạo An Mỹ. Vào năm 1959 – 1960, cố Hiển chính thức cai quản giáo xứ và cùng với Ban Chức Việc giáo xứ (trong đó phải kể đến sự hy sinh tận tụy của ông câu Giuse Trương Trí) đã xây dựng một ngôi nhà thờ mới tương đối vững chắc hơn và đây là ngôi nhà thờ thứ ba của giáo xứ.

3. GIAI ĐOẠN TRƯỞNG THÀNH (1965 đến nay)

Năm 1965, sau gần 10 năm về quản xứ, vì tuổi cao sức yếu, Cha Corompt Hiển đã đi an dưỡng. Ngài đã ủy thác quyền lãnh đạo Giáo xứ lại cho Cha Vincent Nguyễn Viết Nam (lúc bấy giờ là Cha chánh xứ Lệ Cần) kiêm nhiệm.

Từ tháng 7 năm 1965, với tình hình chiến sự tiếp diễn, nên có nhiều gia đình từ Phú Yên, Mang Yang và các dinh điền miền Lệ Thanh đã về đây định cư làm cho số giáo dân trong xứ An Mỹ tăng lên một cách đáng kể.

Vậy nên năm 1968, Ban Chức Việc cùng giáo dân dưới sự lãnh đạo của Cha liên xứ Vincent Nguyễn Viết Nam đã nỗ lực xây dựng lại ngôi nhà thờ thứ tư với mái ngói, tường xây chắc chắn, cùng với một gác chuông kiên cố và một nhà xứ rộng lớn đáp ứng được nhu cầu của hơn 300 giáo dân.

Năm 1974, với sự quan tâm và ưu ái cách đặc biệt, Đức cha Phaolô Kim (Seitz) đã cử Cha Đaminh Đinh Hữu Lộc về cai quản giáo xứ. Trong suốt những năm tháng tiếp theo, các biến động to lớn của đất nước, đây cũng là những tháng năm dài thử thách từng người, từng gia đình trong giáo xứ. Tạ ơn Chúa, cộng đoàn giáo xứ An Mỹ vẫn đứng vững trước bao khó khăn chồng chất.

Tháng 9 năm 1975, Hội dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Phú Xuân Huế đã thành lập tại giáo xứ An Mỹ một cộng đoàn nhỏ với 4 nữ tu và cũng là nữ tỳ của Chúa để phục vụ mọi người, thực hiện sứ mệnh của Hội Dòng là loan báo Tin Mừng, giới thiệu Đức Kitô cho mọi người. Từ đó đến nay, hơn 40 năm liên tục, các chị đã tích cực cộng tác với các vị chủ chăn và các ban chức việc giáo xứ trong việc phục vụ những người đau khổ, các bệnh nhân, người già neo đơn, trẻ em bất hạnh và anh chị em dân tộc thiểu số.

Năm 1991, Cha Đaminh Đinh Hữu Lộc về dưỡng bệnh tại Tòa Giám Mục, và Đức Cha đã trao quyền quản xứ cho Cha Antôn Đinh Bạt Huỳnh, Chánh xứ Phú Thọ kiêm nhiệm.

Ngày 13.9.1995, với lòng yêu mến đoàn chiên của Chúa, với tinh thần phục vụ và vâng phục trọn vẹn, Cha Tôma Lê Thành Ánh, lúc này đã 76 tuổi, vẫn vui lòng về đây nhận giáo xứ An Mỹ làm nhiệm sở; rồi chỉ sau 5 năm, Cha đã làm cho giáo xứ thăng tiến cách đặc biệt: Đầu năm 1998, Cha xây dựng một nhà xứ khang trang, rộng rãi. Nhận thấy ngôi nhà thờ xây dựng năm 1968 đã bị xuống cấp lại quá chập hẹp, không đủ điều kiện để đáp ứng cho nhu cầu của rất nhiều của anh chị em giáo dân, cũng như nhiều anh em dân tộc thiểu số ở chung quanh An Mỹ về đây sinh hoạt thờ phượng Chúa. Thế nên, Cha cố gắng hết sức để xây dựng lại ngôi thánh đường mới và đó là ngôi thánh đường hiện nay. Và Lễ Khánh Thành ngôi thánh đường vào ngày 24-6-1999.

Ngày 14.2.2001, do tình hình sức khỏe của Cha Tôma đã buộc Ngài phải quay về an dưỡng tại Tòa Giám Mục, trao quyền quản xứ lại cho Cha Antôn Đinh Bạt Huỳnh một lần nữa kiêm nhiệm.

Ngày 18.6.2003, Cha Giuse Phạm Minh Công về nhận nhiệm sở Phú Thọ, kiêm nhiệm các giáo xứ, giáo họ trực thuộc, trong đó có giáo xứ An Mỹ (thay thế cho Cha Antôn Đinh Bạt Huỳnh).

Ngày 14.11.2008, một cộng đoàn của Hội dòng Nữ Tỳ Chúa Thánh Thần (Đà Lạt) đã về phục vụ trong giáo xứ.

Từ ngày 04.3.2009, giáo xứ An Mỹ được Cha Chánh xứ Phú Thọ: Giuse Trần Văn Bảy kiêm nhiệm và dẫn dắt.

Ngày 17.12.2009 Cha Đaminh Đinh Hữu Lộc sau 18 năm rời xa, nhưng lại có 9 ngày về dưỡng bệnh tại An Mỹ, để rồi được Chúa gọi về trong niềm tiếc thương vô hạn của mọi người trong Giáo xứ.

Các Soeurs thuộc Hội Dòng Nữ Tỳ Chúa Thánh Thần sau 2 năm về An Mỹ phục vụ, ngày 31.8.2010 các Soeurs đã rời khỏi An Mỹ để dấn thân phục vụ một miền đất mới: xã Pờ Tó – huyện Ia Pa, một vùng trắng về tôn giáo và cách xa An Mỹ hơn 100 cây số.

Bước vào Năm Thánh 2010 với tinh thần tạ ơn, sám hối, canh tân, hòa giải. Mọi thành phần dân Chúa trong Giáo xứ quyết tâm canh tân đời sống đạo của mình, hòa giải với Chúa và với nhau. Đến nay đã có 4 gia đình được gỡ rối, 12 tân tòng đã được lãnh nhận Bí tích Thanh tẩy và nhiều gia đình lơ là nguội lạnh đã trở lại sinh hoạt cùng Giáo xứ.

Được sự chấp thuận của Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh, Giám mục Giáo phận Kontum, nhân dịp Khánh Nhật Truyền Giáo 23.11.2011, Cha Gioakim Đỗ Sỹ Hùng, Dòng Truyền Giáo Ngôi Lời (SVD), từ Nha Trang nhận “Bài Sai” của Bề Trên Tình dòng, lên Tây Nguyên mục vụ. Đức Cha đã chỉ định Cha Gioakim lo mục vụ Giáo xứ An Mỹ. Nhưng vì điều kiện không cho phép, Cha phải tá túc tại Giáo xứ Phú Thọ trong sự nâng đỡ của Cha Giuse Trần Văn Bảy.

Vào ngày 17.10.2012, Cha Gioakim Đỗ Sỹ Hùng chính thức được Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh bổ nhiệm quản xứ An Mỹ. Từ đó Cha được chuyển về Giáo xứ An Mỹ để trực tiếp lo việc Giáo xứ.

Ngày 15.9.2015, Đức Cha Micae đã quyết định bổ nhiệm Cha Phêrô Nguyễn Tương Lai, SVD làm chánh xứ Giáo xứ An Mỹ. Và vào ngày 25.10.2015, lễ bàn giao được tổ chức.

Hiện nay, Cha Phêrô đang nỗ lực xây dựng và củng cố các hội đoàn ngày một thêm vững mạnh. Ngài tận tâm chăm lo cho các con chiên của họ đạo về mặt thiêng liêng, đạo đức; khuyến khích họ tham gia vào các sinh hoạt chung, cũng như chung tay góp sức xây dựng giáo xứ và quan tâm, an ủi, năng thăm hỏi những cụ già, người đau ốm, bệnh tật.

4. NHỮNG DẤU ẤN TRONG SỨ VỤ LOAN BÁO TIN MỪNG

Những năm đầu thập niên 70 của thế kỷ trước, Cha Vincent Nguyễn Viết Nam cùng với Giáo xứ đã đến với anh em Jarai ở làng Plei Thung Dor (làng Tô), kết quả bước đầu có khoảng 10 người đón nhận Tin Mừng và đã chịu Phép Thanh Tẩy. Tuy nhiên do thời cuộc và vì nhiều lý do khác, vùng truyền giáo này đã không được tiếp tục. Hiện nay, trong số những người Jarai đầu tiên ấy, chỉ còn lại 4 người sinh hoạt với Giáo xứ  An Mỹ trong… bất đồng ngôn ngữ.

Trọng tâm truyền giáo đã dịch chuyển về phía anh em Bahnar ở làng Plei Piơm, sau nhiều năm, Cha Đaminh Đinh Hữu Lộc cùng với Giáo xứ và các Soeurs Phú Xuân hết lòng loan báo Tin Mừng. Vào ngày 3/6/1990, mọi người vui mừng đón nhận hoa trái đầu mùa đã được Chúa ban: có 8 người được lãnh nhận Bí tích Thanh tẩy, trong 8 anh em tiên khởi ấy, hiện nay chỉ còn lại 1 (5 đã qua đời và 2 tạm không sinh hoạt nữa). Tuy nhiên chính từ những kết quả đầu tiên ấy, cộng đoàn Giáo họ Hiển Linh đã được khai sinh, đến nay Giáo họ có 90 gia đình với hơn 370 nhân danh.

Từ khi được thành lập, Cộng đoàn Giáo họ Hiển Linh đã sinh hoạt thờ phượng Chúa tại Nhà thờ An Mỹ, nhưng đến năm 2003 để tiện việc đi lại, Cha Giuse Phạm Minh Công đã chuyển sinh hoạt của Giáo họ về nhà thờ Phaolô H’Neng.

5. CÁC LINH MỤC LÃNH ĐẠO

1956-1965: Cha Corompt Hiển (cố Hiển): chính xứ

1965-1974: Cha Vincent Nguyễn Viết Nam: kiêm nhiệm

1974-1991: Cha Đaminh Đinh Hữu Lộc: chính xứ

1991-1995: Cha Antôn Đinh Bạt Huỳnh: kiêm nhiệm

1995-2001: Cha Tôma Lê Thành Ánh: chính xứ

2001-2003: Cha Antôn Đinh Bạt Huỳnh: tái kiêm nhiệm

2003-2009: Cha Giuse Phạm Minh Công: kiêm nhiệm

2009-2011: Cha Giuse Trần Văn Bảy: kiêm nhiệm.
(từ tháng 3/2009 đến tháng 10/2011)

2011-2015 : Cha Gioakim Đỗ Sỹ Hùng, SVD: chính xứ

2015-        : Cha Phêrô Nguyễn Tương Lai, SVD

6. CÁC BAN CHỨC VIỆC PHỤC VỤ CỘNG ĐOÀN

+ 1916 – 1959: Các ông Micae Huỳnh Đạo, Giuse Nguyễn Kiểm.

+ 1959 – 1975: Các ông Giuse Trương Trí, Giuse Trương Đôn, Micae Nguyễn Điểu, Simon Nguyễn Hữu,  Gioakim Phạm Đề, Simon Nguyễn Đẩu.

+ 1975 – 1978: Các ông Simon Nguyễn Thế Du, Gioakim Nguyễn Phi Phụng, Gioakim Trương Liễu, Phêrô Nguyễn Xơ, Gioakim Phạm Đề.

+ 1978 – 1982: Các ông bà: Simon Nguyễn Đẩu, Gioakim Nguyễn Phi Phụng, Phaoloâ Võ Đình Long, Gioakim Nguyễn Văn Lâm, Gioakim Trịnh Văn Bông, Raphael Trương Nhiếp, Anê Võ Thị Tuần, Vicentê Phan Văn Tú.

+ 1982 – 1993: Các ông Võ Đông, Phaoloâ Nguyễn Ngọc Trung, Gioakim Nguyễn Văn Bình, Phêrô Trương Văn Hùng, Lu-y Lê Đức Thúc.

+ 1993 – 1996: Các ông Gioakim Trần Thanh Toàn, Phêrô Trương Văn Hùng, Phaoloâ Nguyễn Ngọc Trung, Tôma Ngô Thông, Gioakim Lê Hữu Hạ, Lôrensô Trương Văn Dũng, Gioakim Phan Ngọc Hà, Phêrô Đặng Văn Hồng.

+ 1996 – 2000: Các ông bà: Phaoloâ Võ Đình Long, Gioakim Võ Đình Phụng, Phêrô Trương Văn Hùng, Vicenteâ Nguyễn Chánh Huy, Lôrensô Trương Văn Dũng, Gioan Nguyễn Nhĩ, Anê Nguyễn Thị Ngọc Anh, Anna Nguyễn Thị Chi Lan, Gioakim Lê Hữu Hạ, Gioakim Trịnh Tùng, Phanxicô Xaviê Bùi Ngọc Vinh.

+ 2000 – 2005: Các ông bà: Gioakim Trần Thanh Toàn, Phêrô Trương Văn Hùng, Vicenteâ Nguyễn Chánh Huy, Lôrensô Trương Văn Dũng, Phaolô Nguyễn Ngọc Trung, Gioakim Trịnh Tùng, Phanxicô Xaviê Bùi Ngọc Vinh, Phêrô Đặng Văn Hồng, Anê Nguyễn Thị Ngọc Anh, Anna Trần Thị Đính, Anna Nguyễn Thị Chi Lan, Tôma Ngô Thông.

+ 2005 – 2008: Các ông bà: Phêrô Trương Văn Hùng, Vicentê Nguyễn Chánh Huy, Gioan Baotixita Nguyễn Xuân Thảo, Phaolô Nguyễn Ngọc Trung, Anê Nguyễn Thị Ngọc Anh, Phaolô Nguyễn Thế Vinh, Anna Trần Thị Đính, Maria Trần Thị Giáo, Gioakim Trịnh Tùng, Phanxicô Xaviê  Bùi Ngọc Vinh, Tôma Ngô Thông.

+ 2008-2013: Các ông bà: Phêrô Trương Văn Hùng, Vicenteâ Nguyễn Chánh Huy, Gioakim Lê Hữu Hạ, Anna Trần Thị Đính, Phanxicô Xaviê  Bùi Ngọc Vinh, Phaoloâ Nguyễn Thế Vinh, Anê Nguyễn Thị Ngọc Anh, Maria Trần Thị Giáo, Gioan Baotixita Nguyễn Xuân Thảo, Maria Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Gioakim Trònh Tuøng, Phaoloâ Nguyễn Ngọc Trung (qua đời năm 2010), Gioakim Phan Ngọc Hà (nghỉ tháng 9/2011), Maria Huỳnh Thị Hồng Loan, Anê Cái Thị Tuyết, Maria Đỗ Thị Thùy Hoa,  Anê Trần Thị Nguyên.

+ 2013-2015: Các ông bà: Gioakim Lê Hữu Hạ, Vicentê Nguyễn Chánh Huy, Gioakim Trịnh Tùng, Maria Đỗ Thị Thùy Hoa, Maria Nguyễn Thị Thùy Trang, Tôma Ngô Thông, Phaolô Nguyễn Thế Vinh, Anê Trần Thị Nguyên, Anê Cái Thị Tuyết, Maria Trần Thị Giáo, Anna Phan Thị Thu Trang, Maria Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Gioan Baotixita Nguyễn Xuân Thảo, Phêrô Phan Hải, Maria Huỳnh Thị Hồng Loan.

+ 2015 – đến nay: Các ông bà: Gioakim Lê Hữu Hạ, Vicentê Nguyễn Chánh Huy, Gioakim Trịnh Tùng, Phêrô Nguyễn Hữu Phượng, Tôma Ngô Thông, Phaolô Nguyễn Thế Vinh, Anna Phan Thị Thu Trang, Anê Cái Thị Tuyết, Gioakim Lê Đặng Hiếu, Gioan Baotixita Nguyễn Xuân Thảo, Maria Nguyễn Thị Kim Phụng, Phaolô Phan Hải, Maria Huỳnh Thị Hồng Loan.

B. AN MỸ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

  • Hoa quả đầu mùa của Giáo xứ là Linh mục Phaolô Nguyễn Văn Công, C.Ss.R. và Linh mục Gioan Bosco Trần Thanh Phương, thuộc Giáo Phận Kontum. Một Soeur Têrêsa Đặng Thị Kim Trúc thuộc Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm. Em Maria Ngô Thị Việt Trinh, đang trong giai đoạn tiền Tập viện và em Anê Bùi Vinh Hiển, đang giai đoạn Thanh Tuyển.
  • Giáo xứ An Mỹ hiện nay gồm 157 hộ với 600 nhân danh, được chia thành bốn Xóm Giáo là Xóm Giáo Thánh Gioakim, Xóm Giáo Thánh Phêrô, Xóm Giáo Thánh Giuse và Xóm Giáo Đức Mẹ Về Trời.
  • Giáo xứ có Các Hội Đoàn: Ban Chức Việc, Hội Lêgiô, Thiếu Nhi Thánh Thể, Ca Đoàn Đức Mẹ Về Trời và Ca Đoàn Maria Goretti, Nhóm Niềm Vui và Hy Vọng, Nhóm Ơn Gọi, Ban Lễ Sinh và Nhóm Dâng Lễ Vật.

 

Bài trướcThánh Lễ Bế Mạc ĐHGT Krakow 2016
Bài tiếp theoTuyển Sinh SVD 2016 – Ngày thứ hai

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

The reCAPTCHA verification period has expired. Please reload the page.