Chiếc cầu văn hóa

0
307

Trong khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới hiện nay, Tiếng Anh được dùng chính thức trong 54 quốc gia và hầu hết các tổ chức quốc tế như: Liên Hợp Quốc(UN), Tổ chức Thương mại Thế giới(WTO), Liên Minh Châu Âu(EU), Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ(OPEC), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á(ASEAN), … Có thể nói được rằng, Tiếng Anh là ngôn ngữ chính trị, kinh doanh, thương mại, khoa học và giải trí. Hội Dòng Truyền giáo Ngôi Lời cũng xem Tiếng Anh là ngôn ngữ chính. Nhằm chuẩn bị hành trang cho các tu sĩ, linh mục truyền giáo tương lai, Hội Dòng luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học Tiếng Anh. Ở Thỉnh viện Ngôi Lời Việt Nam, ngoài việc đào sâu ơn gọi thiêng liêng, Tiếng Anh được chú tâm cách đặc biệt. Cùng với sự động viên của Cha Giám đốc, Cha Quản lý, anh em Thỉnh sinh luôn cố gắng trau dồi các kỹ năng Anh ngữ dưới sự giảng dạy của các giảng sư. Trong số các giảng sư, có một giảng sư đặc biệt, một tình nguyện viên, một nhà truyền giáo, một người anh trong đại gia đình SVD, đó là Cha Stan.

Ở quê tôi, việc nói Tiếng Anh có lẻ được xem là thứ xa xỉ mà tôi chẳng bao giờ nghĩ rằng mình sẽ có. Tôi được học Tiếng Anh từ thời học phổ thông, đại học nhưng vẫn luôn tự ti, ngại nói và hầu như chưa thể giao tiếp được. Những lần đầu tiếp xúc với Cha Stan, tôi ngại ngùng sợ hãi vì chẳng biết phải nói gì và tâm lý sợ sai luôn rạo rực trong mình. Nhưng khác với suy nghĩa của tôi, Cha đã chủ động tiếp chuyện, động viên, khích lệ, kiên trì lắng nghe, sau đó chỉnh sửa từng chút một cách đầy trìu mến, yêu thương. Có lẽ tôi không bao giờ quên được phương pháp dạy từ mới của Cha, là bằng mọi cách dùng ngôn ngữ cơ thể để cố giải nghĩa nó: Cha đi khập khiễng để giải thích từ què(lame), hú hú giống tiếng còi xe cấp cứu để giải nghĩa từ ambulance hay làm mặt kiểu ái ngại, xấu hổ để diễn tả từ shame,… Có lẽ suốt cuộc đời tôi cũng sẽ không thể quên được những từ đó, chẳng phải vì trí nhớ tốt, nhưng vì một hình ảnh diễn nghĩa đầy sinh động, dễ thương của một người thầy 69 tuổi luôn in khắc trong tâm trí mình. Có những lúc cha cố giải thích một từ nhưng lớp học vẫn im phăng phắc, anh em mặt cứ đừ ra vì không hiểu, cha phá tan sự bối rối đó bằng một nụ cười đầy vui tươi và hài hước. Trong các giờ ra chơi, cha luôn cởi mở nói chuyện, nói đủ mọi vấn đề, bất cứ vấn đề nào có thể làm cho chúng tôi tự tin mở miệng ra để thực hành giao tiếp Anh ngữ. Tôi vẫn còn nhớ như in lần đọc Bài đọc đầu tiên trong Thánh lễ bằng Tiếng Anh của mình, cái thứ cảm giác đầy sợ hãi khi đọc ngoại ngữ trước cộng đoàn làm tôi lo lắng từ trước đó cả tuần lễ. Tôi mò mẫm qua phòng cha Stan nhờ cha giúp đỡ, để làm sao phát âm cho được gần đúng nhất có thể. Cha đã kiên nhẫn lắng nghe tôi đọc cả chục lần, sau mỗi lần, cha lại chỉ cho tôi đoạn nào chữ nào còn sai và dạy tôi cách phát âm sao cho dễ nghe. Tôi chưa bao giờ nghe Cha chê trách ai đó phát âm dở tệ hay có bất cứ một biểu hiện gì ở cha là chán nản.

Trong chương trình sinh hoạt của Thỉnh viện, ngày thứ ba hàng tuần, có Thánh Lễ bằng Tiếng Anh vào buổi chiều, sau đó sẽ là bữa tối thực hành nói Anh ngữ trong toàn cộng đoàn. Cha Stan luôn là ưu tiên số một mà anh em chọn bàn để được ngồi dùng bữa cùng. Trong bữa ăn, Cha chia sẻ rất nhiều điều trong cuộc sống: kinh nghiệm 56 năm tu tập của mình (Cha đi tu từ năm 13 tuổi); kinh nghiệm trong hành trình truyền giáo nước ngoài: với 11 năm sinh sống và làm việc ở hơn 20 quốc gia (07 năm ở Phi Châu, 01 năm ở Italia, đang ở Việt Nam năm thứ 03). Không chỉ có vậy, từ Cha, tôi học được phong cách lịch thiệp tài tình, biết lựa chọn phù hợp sự hiệu quả thay cho việc đặt nặng lễ giáo khánh tiết.

69 tuổi, cái tuổi mà không còn trẻ để xông pha thực địa trong “cuộc chạy đua giành giật các linh hồn”, cái tuổi mà không quá già để về an dưỡng, Cha đã chọn Việt Nam để làm chiếc cầu, đưa từng lớp thỉnh sinh qua sông – sông ngăn cách tri thức, sông ngăn cách văn hóa, sông ngăn cách hội nhập.

Cha là một giảng sư đầy mẫu mực, cởi mở, thân thiện, có khi nghiêm khắc. Tôi nghĩ cha không chỉ dạy cho mình kiến thức, nhưng cha còn dạy cho tôi nhiều điều. Với phong cách giản dị, ánh mắt trìu mến, nụ cười đầy chân thành của cha trước mọi tình huống trong cuộc sống, tôi nhiều lúc cảm thấy hổ thẹn với chính mình, vì có những khi gặp khó khăn, mệt mỏi, tôi chán nản, buồn rầu, cáu gắt với anh em và với bản thân mình. Thêm một điều quý giá mà tôi có thể học được nơi Cha đó là khả năng nhìn đa chiều và tích cực trước mọi việc. Đối với Cha, mọi việc đều có những hướng giải quyết để làm cho nó tốt đẹp lên và ai cũng có thể tốt lên trên nền móng tình yêu giữa con người với con người.

Có lẽ Cha Stan đã mang tới Thỉnh viện Ngôi Lời Việt Nam cái tinh hoa nhân văn của con người Mỹ, từ đó mỗi ngày anh em thỉnh sinh quy chiếu để cố gắng học hỏi và rèn luyện mình hơn nữa, hướng tới sự phục vụ mọi người xung quanh cách tốt hơn.

Theo kế hoạch thì sau khi kết thúc năm học 2017 – 2018, cha sẽ rời Việt Nam. Có lẽ tôi không muốn tưởng tượng về cái sự nhớ nhung dành cho Ngài, là khi không còn hình bóng một người Cha luôn có mặt 05 phút trước giờ học để chuẩn bị máy tính, hình bóng một người Cha cầm ô đi thoăn thoắt dưới mưa, hình bóng một người Cha tới tận giường để hỏi thăm và ban phép lành cho những anh em bị ốm, …

Qua đây, xin cho con được cảm ơn Cha, cảm ơn về mọi bài học từ cha mà con có được. Cha như chiếc cầu để con phần nào hiểu hơn về văn hóa khác, lối suy khác, góc nhìn khác, từ đó con có cơ sở chuẩn bị cho mình những mảnh đất tư tưởng trống để sẵn sàng đón nhận những tinh hoa của các nền văn hóa khác, lối suy khác, góc nhìn khác một cách dễ dàng hơn. Ngày sau hay ngày sau nữa, con vẫn luôn mang theo mình hình ảnh một SVD nhiệt thành, hăng say phục vụ anh em, bất chấp khác biệt tuổi tác, văn hóa, thực phẩm, quan điểm,… Tin tưởng rằng, ở bên kia địa cầu hay ở bất cứ nơi đâu, Cha sẽ luôn nhớ tới đất nước Việt Nam, nhớ tới con người Việt Nam, nhớ tới những tu sinh Ngôi Lời Việt Nam nghịch ngợm nhưng luôn tràn đầy nhiệt huyết và tiếng cười. Xin mượn câu kết của Thánh Vịnh 08 để chúc tụng những việc diệu kỳ mà Thiên Chúa đã ban cho con và khép lại bài viết này như sau:

“Lạy Đức Chúa là Chúa chúng con

Lẫy lừng thay Danh Chúa, trên khắp cả địa cầu”.

G.B Nguyễn Huy Tín, Thỉnh sinh Ngôi Lời Việt Nam

 

A BRIDGE OF CULTURES

in over 200 countries and territories all over the world, English is used as an official language of 54 countries and most international organizations, such as: the United Nations (UN), World Trade Organization (WTO), Europeam Union (EU), Organization of Petroleum Exporting Countries, Association of South East Aeian Nations (ASEAN),… English is said to be the language of politics, commerce, science and entertainment. Moreover, the Societas Verbi Divini also considers it as the formal language. To prepare for missionaries in the future, the SVD emphasises on the importance of English. In Vietnam SVD’s postulant house, English is intentionally focused besides deepening the vocations. Encouaged by Fr. Phu – Postulancy director and Fr Dat – Postulancy manager, our postulants always make every effort to improve English skills together with the teachers’help. Among these teachers, Father Stan (His fullname is Stanley Frank Uroda) is very special to us because he is not only the volunteer, the missionary, but also the Brother of the SVD’s Family.

In my hometown,  English is something luxrious that I do not think we can approach. Although I have learned English since I was at high school and university, I always have an inferiority complex and can hardly communicate in English when necessary. When I first talked to him, I was really afraid because I was worried of making mistakes. However, it was not as expected, Father Stan actively conversed, stimulated, listened patiently, then corrected my mistakes one by one  with his love and symphathy. Perhaps I will never forget his vocabulary teaching method in which he showed us how to use both verbal language and non-verbal language to give the meaning of a word. For instance, he limped to explain the word “lame”, he called out like a beep of an ambulance for “ambulance” or he used gesture to explain the word “shame”. Sometimes my class was so silent because we could not understand a difficult word, he broke the heavy atmosphere only with encouraging and humorous smile  Probably, I will never forget these words not because of my good memory, but because of the impressive image of the 69 year-old teacher. He was always helpful and supportive with is talks, which make us more confident to practise speaking English. I still remember the first time I first read the Reading during the English Mass. It was the feeling of

scaring when reading a foreign language in front of the congregation, with which I was very worried for more than one week before. Then, I asked him to help me with the pronunciation. He was so patient to listen to me read more than ten times, after each time he pointed out the mistakes, then taught me how to pronounce the word as accurately as I could. He never complains or shows discouragement working with us.

For weekly activities, On Tuesday evenings, we have the English Mass and then, we practise communicating English during the dinner time. On such occasions, Father Stan is the very person  that we choose to have dinner with. During the meal, he tells many things about his life: 56 -year experience in following Jesus Christ (He mewed when he was 13 years old); experience in doing mission in other countries (He has lived and worked in over 20 countries for 11 years: 7 years in Africa, one year in Italy and nearly 3 years in Vietnam). Thus, we learn  from him the cleverly polite manner and the way to opt efficiency properly instead of concentrating on education and formality.

At the age of 69, not young enough to enter battle-field with courage in “a race to altercate souls”, and not yet old enough to retire,  he has chosen Vietnam as “a bridge” to take  postulants’ generation across  the river separating knowledge, cultures and integration.

He is a very specific, open, friendly but severe professor. To me, he not only gives me precious knowledge, but also teaches me so many useful things. With his simple manner honest smile and affectiate eyes in every situation in life, I sometimes feel ashamed  because I am usually bored, worried and even angry with my borthers and myself when I have difficulties. Moreover, I learn from him ability to look things multi-sidedly and positively. According to him, everything has the solution to get better and everyone can be better with love. Certainly, Father Stan brought the humane essence of American to postulancy of Vietnam SVD, from which all of us have tried to selfeducate more and more so tha we can serve other people in a better way.

According to the plan, at the end of the school year 2017-2018, he is going to leave Vietnam., then, we will no longer see the image of the Father who was always in class at least five minutes earlier to prepare the computer for the class, walked briskly in the rainwith an umbrella in hand or inquired after  us, and even blessed for the sick ones. I can’t help missing him when he leaves our house.

Finally, from the bottom of my heart, I would like to say “Thank you very much” for your lessons I have learned from you. You are  “a bridge” that helps me partly know about other cultures, diverging thoughts and other new ways of looking at things. Thus, I have more opportunities to prepare for myself “vacant land of thoughts” to be in readiness to recieve essence of other cultures, other thoughts and other ways of looking easily. In a distant future, I will always take with myself an image of the SVDer who is fervent, serves others eagerly regardless of difference of ages, cultures, eating and drinking, perspectives and so on. It is believed that in the Western hemisphere or anywhere, he will incessantly call in mind about Vietnam country, Vietnamese people and especially all mischievous but full of enthusiasm and smile SVD’s postulants.

To praise marvelous things that the Lord our God has granted me and to end this post, I would love to borrow a concluding sentence of the 8th Psalm:

“O Lord, our Lord

How majestic is your name in all the earth!”

Tin Nguyen

Translater by Nguyen Truong

 

Bài trướcVai Trò Chúa Thánh Thần Trong Đời Sống Con Người
Bài tiếp theoThông điệp của ĐGH về ngày Chúa Nhật Truyền Giáo Thế Giới 2018

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

The reCAPTCHA verification period has expired. Please reload the page.