Bài đọc: Đnl 4,1.5-9
Tin Mừng: Mt 5,17-19
“Anh em đừng tưởng Thầy đến để bãi bỏ Luật Môsê hoặc lời các ngôn sứ. Thầy đến không phải là để bãi bỏ, nhưng là để kiện toàn. Vì, Thầy bảo thật anh em, trước khi trời đất qua đi, thì một chấm một phết trong Lề Luật cũng sẽ không qua đi, cho đến khi mọi sự được hoàn thành. Vậy ai bãi bỏ dù chỉ là một trong những điều răn nhỏ nhất ấy, và dạy người ta làm như thế, thì sẽ bị gọi là kẻ nhỏ nhất trong Nước Trời. Còn ai tuân hành và dạy làm như thế, thì sẽ được gọi là lớn trong Nước Trời.
o0o
—– SUY NIỆM —–
GIỮ LUẬT VỚI TINH THẦN MỚI (Tu sĩ P. X. Nguyễn Du Trí, SVD)
Đức Giêsu khẳng định với các môn đệ cách trang trọng về tính hữu hiệu bền vững của luật Môsê và các ngôn sứ. Người ví von rằng: dù “một chấm một phết” trong lề luật, nghĩa là cho dù một điều luật nhỏ nhất, cũng sẽ không qua đi cho đến ngày tận thế. Dù sao luật Môsê và lời của các ngôn sứ cũng xuất phát từ Thiên Chúa. Việc Đức Giêsu nói Người đến để kiện toàn luật Cựu Ước là nhằm hướng các môn đệ tới việc giữ luật với tinh thần mới.
Về ý nghĩa, sự “kiện toàn” mà Đức Giêsu nói tới có hai ý nghĩa. Thứ nhất, Người đến để hoàn tất nội dung lời hứa của Thiên Chúa qua sự trình bày của Môsê và các ngôn sứ. Thứ hai, Người sẽ hoàn thiện lề luật qua sự giảng dạy của Người để giới thiệu cách thức mới để đạt tới mục đích của lề luật mà Thiên Chúa muốn ngay từ đầu, tức là ơn cứu rỗi. Với tư cách là Đấng có thẩm quyền tối cao đối với lề luật, Đức Giêsu cải thiện một số cách hiểu truyền thống về luật Chúa. Nói cách khác, luật Cựu Ước sẽ không bị loại bỏ nhưng vai trò của nó sẽ được thay đổi vì sự hiện diện của Đức Giêsu mang lại cách hiểu sâu sắc hơn về ý định của Thiên Chúa ngang qua lề luật.
Theo tinh thần đó, trong nhiều trường hợp, sự trung thành với Thiên Chúa đòi buộc chúng ta phải theo đuổi tiêu chuẩn cao hơn những gì được nói trong lề luật. Chẳng hạn chúng ta được mời gọi bắt chước Đức Giêsu dấn thân cao độ cho tình yêu và bác ái hơn là quá chú tâm vào các tiêu chuẩn luân lý. Thậm chí đôi lúc quyền hợp pháp của cá nhân phải nhượng bộ trước đòi buộc của đức ái và lòng khoan dung, như “đưa má mình cho người ta vả, hay đưa luôn áo ngoài cho kẻ tước đoạt áo trong” (x. Mt 5,38-41). Đức Giêsu đánh giá cao việc làm theo gương nhân lành của Chúa Cha hơn là giữ luật vì quyền lợi hợp pháp.
Xin Chúa giúp chúng con giữ luật Chúa vì lòng yêu mến và khát khao nên giống Chúa hơn mỗi ngày. Amen.
GIỮ LUẬT VÌ LÒNG MẾN (Tu sĩ Phêrô Trần Quốc Dũng, SVD)
Trong cuộc sống con người, tuân giữ lề luật là điều hết sức quan trọng. Nó là cán cân công lý, là những quy tắc nền tảng và là tiêu chuẩn để con người dựa vào đó mà sống. Tuy nhiên, sống chỉ vì luật thì chưa đủ, ta cần có lòng yêu mến thì việc giữ luật mới nên hoàn thiện.
Qua bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu đã làm sáng tỏ những chiều kích cốt lõi trong việc tuân giữ lề luật. Người đến không phải để bãi bỏ lề luật, nhưng để kiện toàn. Trong Cựu Ước, luật Môsê được xem là kim chỉ nam cho đời sống dân Ítraen, vì nó không chỉ chứa đựng các luật nền tảng mà nó còn diễn tả tình yêu, lòng thương xót của Thiên Chúa với dân Người. Thế nhưng, các nhà lãnh đạo Do Thái đã bóp méo luật, đã áp đặt lên dân Chúa những gánh nặng của lề luật qua các hình thức cấm đoán và răn đe. Họ tuân giữ lề luật một cách máy móc, cứng nhắc và thiếu tình thương. Hơn nữa, họ giữ luật vì sợ hơn là vì lòng mến.
Chính vì thế, Chúa Giêsu đến đổi mới mọi sự. Người đã làm cho luật trở nên ý nghĩa và trọn hảo hơn theo thánh ý Thiên Chúa. Người đã lên án cách sống giả hình của các nhà thông luật, vì họ chỉ giữ luật theo hình thức bên ngoài mà quên đi ý nghĩa bên trong.
Thánh Bernado từng nói “Nếu ta sống trung thành giữ luật, luật sẽ gìn giữ chúng ta”. Điều này nhắc nhở ta rằng, hãy trung thành trong việc giữ luật và hãy thi hành luật với trọn tâm hồn. Vì, chính khi chúng ta thi hành luật là lúc chúng ta thi hành thánh ý Thiên Chúa.
Lạy Chúa Giêsu, chúng con biết rằng luật của Chúa là luật yêu thương. Xin Chúa giúp chúng con hiểu, sống và trung thành giữ luật trong tình yêu mến. Amen.
SỐNG LỀ LUẬT (Tu sĩ Gioan Trần Văn Vinh, SVD)
Bản năng hoang dại hay lối sống buông thả vẫn luôn là xu hướng tự nhiên của con người chúng ta. Bởi vậy mà nhà nước nào, tổ chức nào cũng đặt ra quy tắc, luật lệ riêng để kiềm chế những hành vi sai trái và hướng dẫn con người làm điều tốt lành, hầu gìn giữ an ninh trật tự, đưa cuộc sống con người tới hạnh phúc. Đời sống đức tin của người tín hữu cũng thế. Để cho tâm hồn luôn thanh khiết, để được hưởng nguồn ơn cứu độ, người Kitô hữu cần tuân giữ và dạy làm Lề Luật, là lời của Thiên Chúa.
Quả vậy, luật xã hội bó buộc con người bởi những điều cấm thì Lề Luật lại hướng dẫn lương tâm trong tự do. Quy tắc ứng xử trong xã hội có thể thay đổi hay tùy nghi theo văn hóa, theo thời gian thì Lề Luật luôn là bất biến trong mọi thời. Mà Lề Luật không chỉ giới hạn nơi Mười Điều Răn, nhưng là tất cả những gì được ghi lại trong Kinh Thánh. Đó là những lời Chúa dạy chúng ta phải tuân hành, phải thực hiện. Cho dù trong hoàn cảnh nào, văn hóa nào, dưới góc độ nào của đời người thì lời Ngài vẫn phải được sử dụng. Đành rằng con người càng ngày càng tài giỏi, tuy thế chúng ta cũng không thể bỏ qua hay có thái độ dễ dãi và hiểu Lời Chúa một cách bâng quơ hời hợt. Bởi lẽ lời Chúa là kim chỉ nam hướng con người đến sự trọn lành thánh thiện. Việc giữ Lề Luật không những thể hiện sự tuân phục Thiên Chúa mà còn là tiếng nói yêu thương giữa ta với người. Hơn nữa, nó là tay vịn cho chúng ta khỏi phải sa chân trật bước trên đường đời. Giả như không có Lề Luật, không có Lời Chúa thì cuộc sống của con người sẽ như thế nào? Chẳng phải con người mãi mãi là những kẻ hoang dại hay sao?
Lạy Chúa, xin Ngài luôn ở bên chúng con, hướng dẫn và ban thêm sức để chúng con tuân giữ Lời Chúa một cách chu đáo, bởi Lời Ngài là nguồn ơn cứu độ của chúng con. Amen.
GIỮ LUẬT VÌ LÒNG MẾN (Tu sĩ Giuse Mai Văn Dương, SVD)
Trong cuộc sống con người, tuân giữ lề luật là điều hết sức quan trọng. Nó là cán cân công lý, là những quy tắc nền tảng và là tiêu chuẩn để con người dựa vào đó mà sống. Tuy nhiên, sống chỉ vì luật thì chưa đủ, ta cần có lòng yêu mến thì việc giữ luật mới nên hoàn thiện.
Qua bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu đã làm sáng tỏ những chiều kích cốt lõi trong việc tuân giữ lề luật. Người đến không phải để bãi bỏ lề luật, nhưng để kiện toàn. Trong Cựu Ước, luật Môsê được xem là kim chỉ nam cho đời sống dân Ítraen, vì nó không chỉ chứa đựng các luật nền tảng mà nó còn diễn tả tình yêu, lòng thương xót của Thiên Chúa với dân Người. Thế nhưng, các nhà lãnh đạo Do Thái đã bóp méo luật, đã áp đặt lên dân Chúa những gánh nặng của lề luật qua các hình thức cấm đoán và răn đe. Họ tuân giữ lề luật một cách máy móc, cứng nhắc và thiếu tình thương. Hơn nữa, họ giữ luật vì sợ hơn là vì lòng mến.
Chính vì thế, Chúa Giêsu đến đổi mới mọi sự. Người đã làm cho luật trở nên ý nghĩa và trọn hảo hơn theo thánh ý Thiên Chúa. Người đã lên án cách sống giả hình của các nhà thông luật, vì họ chỉ giữ luật theo hình thức bên ngoài mà quên đi ý nghĩa bên trong.
Thánh Bernado từng nói “Nếu ta sống trung thành giữ luật, luật sẽ gìn giữ chúng ta”. Điều này nhắc nhở ta rằng, hãy trung thành trong việc giữ luật và hãy thi hành luật với trọn tâm hồn. Vì, chính khi chúng ta thi hành luật là lúc chúng ta thi hành thánh ý Thiên Chúa.
Lạy Chúa Giêsu, chúng con biết rằng luật của Chúa là luật yêu thương. Xin Chúa giúp chúng con hiểu, sống và trung thành giữ luật trong tình yêu mến. Amen.
KIỆN TOÀN (Lm. G.B. Nguyễn Hữu Duy, SVD)
Kiện toàn là làm cho một điều gì đó sẵn có trở nên tốt đẹp hơn, hoàn thiện hơn. Chúa Giêsu nhìn nhận sự bất toàn của luật Môsê nhưng không chủ trương loại bỏ, trái lại Người muốn kiện toàn nó.
Nếu luật Môsê chỉ cấm người ta giết người, Chúa Giêsu đi xa hơn khi cấm người ta giận hờn, xỉ vả, chửi mắng và thù hận người khác. Người ta không chỉ không được giận ghét nhau mà còn cần phải làm hoà với người khác sớm nhất có thể.
Nếu luật Môsê cấm người ta ngoại tình, Chúa Giêsu đi xa hơn khi đòi người ta phải loại bỏ sớm những nguy cơ dẫn đến ngoại tình, cắt đứt những phương tiện hay cơ hội dẫn người ta đến nguy cơ phạm tội.
Nếu luật Môsê cho phép chồng ly dị vợ khi có lý do chính đáng, Chúa Giêsu đòi buộc giao ước hôn nhân phải là bất khả phân ly. Một khi hai người đã tự do cam kết hôn nhân thì người ta không thể tìm bất cứ lý do nào để phá vỡ.
Nếu luật Môsê áp dụng nguyên tắc công bằng trong việc giải quyết xung đột với nhau thì Chúa Giêsu lại đòi buộc áp dụng nguyên tắc bác ái. Vì bác ái, người ta trao ban mà không sợ thiệt, tha thứ mà không đòi điều kiện, yêu thương không chỉ người thân quen mà ngay cả những kẻ ghét mình.
Chúa Giêsu đã dùng chính đời sống của mình, qua lời nói, việc làm đối với Chúa và tha nhân, để nêu gương về một đời sống kiện toàn luật Môsê. Và mỗi người chúng ta cũng được mời gọi bước theo con đường hoàn thiện mà Người đã đi trước mở đường.
Lạy Chúa Giêsu, xin giúp sức cho chúng con, để mỗi ngày chúng con cố gắng sống theo con đường hoàn thiện mà Chúa dạy và đã thực hành để nêu gương. Amen.
KIỆN TOÀN (Lm. GB. Nguyễn Hữu Duy, SVD)