LỜI SỐNG (Thứ Ba, Tuần 6 Phục Sinh)

0
120

Bài đọc: Cv 16,22-34

Tin Mừng: Ga 16,5-11

Khi ấy, Đức Giêsu nói với các môn đệ rằng: “Bây giờ Thầy đến cùng Đấng đã sai Thầy, và không ai trong anh em hỏi: ‘Thầy đi đâu?’ Nhưng vì Thầy nói ra các điều ấy, nên lòng anh em tràn ngập ưu phiền. Song, Thầy nói thật với anh em: Thầy ra đi thì có lợi cho anh em. Thật vậy, nếu Thầy không ra đi, Đấng Bảo Trợ sẽ không đến với anh em; nhưng nếu Thầy đi, Thầy sẽ sai Đấng ấy đến với anh em. Khi Người đến, Người sẽ chứng minh rằng thế gian sai lầm về tội lỗi, về sự công chính và việc xét xử về tội lỗi: vì chúng không tin vào Thầy; về sự công chính: vì Thầy đến cùng Chúa Cha, và anh em không còn thấy Thầy nữa; về việc xét xử: vì Thủ lãnh thế gian này đã bị xét xử rồi.”


 

Suy niệm

GIÁ TRỊ CỦA RA ĐI (Tu sĩ Phêrô Lê Việt Tân, SVD)

Dưới con mắt trần gian, chia ly đồng nghĩa với đau khổ, không  ai  muốn mình sống trong những giây phút chia ly. Thế nhưng, trong bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu lại đi ngược lại với suy nghĩ của con người “Thầy ra đi thì có lợi cho anh em” (Ga 16,7). Vậy đâu mới thực là cốt lõi của việc chia ly? Chia ly là đau khổ hay hạnh phúc?

Con người sống trong thế gian luôn luôn gắn liền với một sứ mệnh, nó thay đổi theo thời gian và hoàn cảnh. Có lẽ, không ai gắn cả đời mình chỉ trong một nhiệm vụ, ngoại trừ nhiệm vụ “thành người”. Đức Giêsu cũng thế, khi đã hoàn thành sứ mệnh của mình, Người vui vẻ ra đi và chính sự ra đi của Ngài là nền móng của một điều tốt đẹp mới. Hoa trái của những điều Ngài đã làm giờ đây sẽ trổ sinh và hoàn thiện bởi “người đến sau”. “Thật vậy, nếu Thầy không ra đi, Đấng Bảo Trợ sẽ không đến với anh em; nhưng nếu Thầy đi, Thầy sẽ sai Đấng ấy đến với anh em” (Ga 16,7). Như vậy, việc ra đi và từ bỏ sứ vụ của mình không có nghĩa là đặt một dấu chấm hết mà là nền tảng để xây dựng lên những điều tốt đẹp hơn.

Nhìn vào cuộc sống hôm nay, nhiều khổ đau và tai hoạ bắt nguồn từ việc cố gắng níu kéo. Người ta dùng mọi cách để kéo dài quyền lực của mình ở một chỗ, vì thế gây ra sự chia rẽ, bè phái, chiến tranh và thù hận. Điều đó đi ngược lại với giá trị và tinh thần của Tin Mừng. Lời Chúa và công việc của Thiên Chúa là một sự nối kết và kế thừa. Đến một lúc nào đó bất cứ ai cũng phải rời đi để nhường lại cho người sau.

Lạy Chúa, xin cho chúng con biết chu toàn sứ vụ của mình hằng ngày, đồng thời biết chấp nhận những sự thay đổi dưới sự soi sáng của Thánh Thần. Xin cho chúng con biết khiêm nhường trở thành khí cụ loan báo Lời Chúa cho thế giới hôm nay. Amen.


 

CÓ LỢI CHO ANH EM (Lm. GB. Nguyễn Hữu Duy, SVD)

Bài trướcLỜI SỐNG (Thứ Hai, Tuần 6 Phục Sinh)
Bài tiếp theoLỜI SỐNG (Thứ Tư, Tuần 6 Phục Sinh)