Chú Giải Tin Mừng Chúa Nhật XXXII, Thường Niên, Năm A (Mt 25,1-13)

0
6955

KHÔN NGOAN VÀ KHỜ DẠI

Lm. Giuse Phạm Duy Thạch, SVD chú giải

Bản văn và dịch sát nghĩa

Việt Hy Lạp
1 Nước Trời giống như mười trinh nữ, những người cầm đèn của mình đi đón chàng rể.

2 Năm trong số họ thì khờ dại, và năm khôn ngoan.[1]

3 Những người khờ dại mang đèn của họ không mang theo dầu với họ.

4 Những người khôn ngoan mang theo dầu trong bình cùng với đèn của họ.

5 Vì chàng rể trì hoãn, nên tất cả buồn ngủ và ngủ.

6 Có tiếng hô to vào giữa đêm: Kìa chàng rể, hãy đi ra đón chàng.

7 Tất cả các trinh nữ đều được đánh thức và họ chuẩn bị đèn của mình.

8 Những cô khờ dại nói cùng những cô khôn ngoan: Hãy cho chúng tôi từ dầu của các chị vì đèn của chúng tôi đã bị tắt.

9 Những cô khôn ngoan đáp trả rằng: Chắc chắn không đủ cho chúng tôi và các chị, tốt hơn, hãy đi đến nơi bán và hãy mua cho mình.

10 Đang khi họ khởi hành đi mua, thì chàng rể đến, và những người đã chuẩn bị đi vào tiệc cưới với chàng. Và cánh cửa được đóng lại.

11 Lúc sau những trinh nữ còn lại đến nói rằng : “Chúa ơi, Chúa ơi! Hãy mở cửa cho chúng tôi”.

12 Ông ta đáp trả rằng: Tôi nói thật với các ngươi, Tôi không biết các ngươi.

13 Hãy canh thức vì anh em không biết, ngày nào và giờ nào.

1 Τότε ὁμοιωθήσεται ἡ βασιλεία τῶν οὐρανῶν δέκα παρθένοις, αἵτινες λαβοῦσαι τὰς λαμπάδας ἑαυτῶν ἐξῆλθον εἰς ὑπάντησιν τοῦ νυμφίου.

2  πέντε δὲ ἐξ αὐτῶν ἦσαν μωραὶ καὶ πέντε φρόνιμοι.

3  αἱ γὰρ μωραὶ λαβοῦσαι τὰς λαμπάδας αὐτῶν οὐκ ἔλαβον μεθ᾽ ἑαυτῶν ἔλαιον.

4  αἱ δὲ φρόνιμοι ἔλαβον ἔλαιον ἐν τοῖς ἀγγείοις μετὰ τῶν λαμπάδων ἑαυτῶν.

5  χρονίζοντος δὲ τοῦ νυμφίου ἐνύσταξαν πᾶσαι καὶ ἐκάθευδον.

6  μέσης δὲ νυκτὸς κραυγὴ γέγονεν· ἰδοὺ ὁ νυμφίος, ἐξέρχεσθε εἰς ἀπάντησιν [αὐτοῦ].

7  τότε ἠγέρθησαν πᾶσαι αἱ παρθένοι ἐκεῖναι καὶ ἐκόσμησαν τὰς λαμπάδας ἑαυτῶν.

8  αἱ δὲ μωραὶ ταῖς φρονίμοις εἶπαν· δότε ἡμῖν ἐκ τοῦ ἐλαίου ὑμῶν, ὅτι αἱ λαμπάδες ἡμῶν σβέννυνται.

9  ἀπεκρίθησαν δὲ αἱ φρόνιμοι λέγουσαι· μήποτε οὐ μὴ ἀρκέσῃ ἡμῖν καὶ ὑμῖν· πορεύεσθε μᾶλλον πρὸς τοὺς πωλοῦντας καὶ ἀγοράσατε ἑαυταῖς.

10  ἀπερχομένων δὲ αὐτῶν ἀγοράσαι ἦλθεν ὁ νυμφίος, καὶ αἱ ἕτοιμοι εἰσῆλθον μετ᾽ αὐτοῦ εἰς τοὺς γάμους καὶ ἐκλείσθη ἡ θύρα.

11  ὕστερον δὲ ἔρχονται καὶ αἱ λοιπαὶ παρθένοι λέγουσαι· κύριε κύριε, ἄνοιξον ἡμῖν.

12  ὁ δὲ ἀποκριθεὶς εἶπεν· ἀμὴν λέγω ὑμῖν, οὐκ οἶδα ὑμᾶς.

13 Γρηγορεῖτε οὖν, ὅτι οὐκ οἴδατε τὴν ἡμέραν οὐδὲ τὴν ὥραν. (Matt. 25:1-13 BGT)

 

Bối cảnh: Mt 25, 1-13 nằm trong loạt bài giảng về cánh chung (Mt 24 – 25), cũng là bài giảng cuối cùng của Đức Giêsu theo bố trí của tác giả Mátthêu. Mệnh lệnh “hãy canh thức” vào cuối dụ ngôn này là mệnh lệnh chính yếu cho thái độ của các tín hữu trong ngày cánh chung. Mệnh lệnh này đã được nhắc đến trong Mt 24,42. Trước dụ ngôn này là dụ ngôn “người đầy tớ trung tín” (Mt 24,45-51), mô tả thái độ và hành động của một người đầy tớ trung tín và khôn ngoan. Trong dụ ngôn “mười người phụ dâu”, yếu tố khôn ngoan và sẵn sàng cũng được nhấn mạnh. Sau dụ ngôn “mười người phụ dâu” là hai dụ ngôn “những yến bạc” (Mt 25,14-30) và “cuộc phán xét chung” (Mt 25,31-46). Câu chuyện “mười trinh nữ” là dữ liệu riêng của tác giả Mátthêu. Nó nối kết với dụ ngôn “tiệc cưới của con trai nhà vua” (Mt 22,1-14; Lc 14,15-24) vời cùng chủ đề tiệc cưới.

Cấu trúc

Câu chuyện được cấu trúc dựa trên ba nhóm nhân vật: Chàng rể (xanh lá); năm trinh nữ khờ dại (màu đỏ) và năm trinh nữ khôn ngoan (xanh biển). Chàng rể là nhân vật chủ chốt của câu chuyện, nhưng hai nhóm nhân vật hoạt động chính lại là nhóm trinh nữ khờ dại và trinh nữ khôn ngoan. Danh xưng không ngoan, kéo theo hành động khôn ngoan, trở thành người chuẩn bị, và cuối cùng đi vào tiệc cưới cùng chàng rể. Ngược lại, đặc tính khờ dại, kéo theo hành động khờ dại, trở thành người thiếu chuẩn bị, cuối cùng bị khóa bên ngoài cửa.

Dẫn nhập (c.1): Nước trời giống như mười trinh nữ đi đón chàng rể

Năm cô khờ dại, và năm khôn ngoan (c.2)

Những cô khờ dại mang đèn không mang theo dầu (c.3)

Những cô khôn ngoan mang theo dầu trong bình cùng với đèn (c.4)

Tất cả đều buồn ngủ và ngủ (c.5)

Nửa đêm có tiếng hô to: Kìa chàng rể, hãy đi ra đón chàng (c.6).

Tất cả các trinh nữ đều được đánh thức và chuẩn bị đèn (c.7)

Những cô khờ dại: Hãy cho chúng tôi từ dầu của các chị (c.8)

Những cô khôn ngoan: Chắc chắn không đủ cho chúng tôi và các chị (c.9)

Đang khi họ đi mua, chàng rể đến (c.10a)

Những người đã chuẩn bị đi vào tiệc cưới – cánh cửa được đóng lại (10b)

Những trinh nữ còn lại: “Chúa ơi, Chúa ơi! Hãy mở cửa cho chúng tôi” (c.11)

Tôi nói thật với các ngươi, Tôi không biết các ngươi (c.12)

Kết Luận: Hãy canh thức vì anh em không biết, ngày nào và giờ nào (c.13)

 

Một số điểm chú giải:

  1. Chàng rể: Đức Giêsu được mô tả như chàng rể cả trong truyền thống Nhất Lãm và truyền thống Gioan. Trong câu chuyện tranh luận về việc cần thiết phải ăn chay, Đức Giêsu đã ví mình như chàng rể: “Chẳng lẽ khách dự tiệc cưới lại có thể than khóc khi chàng rể còn ở với họ? Nhưng khi tới ngày chàng rể bị mang đi, bấy giờ họ mới ăn chay” (Mt 9,15; Mc 2,19-20; Lc 5,34-35). Ông Gioan Tẩy giả mô tả Đức Giêsu như chàng rể: “Ai cưới cô dâu, người ấy là chú rể, còn người bạn của chú rể đứng đó nghe chàng, vui mừng hớn hở vì được nghe tiếng của chàng” Ga 3,29). Sách Khải Huyền nhắc đến tiệc cưới cuối cùng như là “tiệc cưới của Con Chiên” và ai được tham dự tiệc cưới này là một phúc lành (Kh 19,9). Trong dụ ngôn này, chỉ một mình chàng rể được đề cập mà không có cô dâu. Có thể đó là một ngụ ý về Đức Giêsu. Tác giả Mátthêu cũng nhắc đến một tiệc cưới trong Nước Trời (Mt 8,11). Ngài không có cô dâu như một đám cưới bình thường trong nhân loại. Hơn nữa, cuối cùng chàng rể được gọi bằng danh xưng “Chúa/ chủ” khác lạ lùng, rất có thể là cách dùng ám chỉ Đức Giêsu trong ngày cánh chung.[2]
  2. Cảnh chờ gặp chàng rể: Đám cưới theo phong tục Do Thái gồm có hai giai đoạn. Giai đoạn một, tạm gọi là đính hôn. Là một cam kết hôn nhân được cha mẹ đôi bên sắp xếp. Dù là giai đoạn đính hôn, họ đã chính thức là vợ chồng về mặt luật pháp, và nếu người chồng bỏ vợ phải có một giấy li dị. Đó là trường hợp của Giuse và Maria (Mt 1,18-19). Giai đoạn hai, là đám cưới, gồm có nghi lễ và tiệc cưới, thường kéo dài bảy ngày. Sau tiệc cưới cặp vợ chồng mới chính thức về chung sống với nhau trong một nhà. Thời cổ đại trong văn hoá Do Thái người ta cưới chồng khá sớm. Con gái vào khoảng 12, 13 tuổi, còn con trai vào khoảng 18 tuổi. Lễ cưới (giai đoạn hai) có thể bao gồm lễ hội đón rước trước. Trong lễ hội đón rước có phần đón rước của cô dâu và các phụ dâu (Tv 45,13-15; 1 Mcb 9,37) và đón rước của chú rể và những phụ rể (1 Mc 9,39; cf. Mt 9,15, nơi mà những người con của chú rể là những phụ rể, οἱ υἱοὶ τοῦ νυμφῶνος). Tiệc cưới thường được tổ chức tại nhà của ba mẹ chú rể như trong dụ ngôn tiệc cưới (Mt 22,1-14; cf. Lc 14,16-24). Cảnh được mô tả trong dụ ngôn tiệc cưới này có thể là cảnh chờ chàng rể đến và đi vào phòng tiệc cưới. Có thể chàng rể trước đó đã đi đón cô dâu ở nhà cha mẹ cô dâu, như là nghi thức rước dâu thường thấy trong đám cưới hiện đại. Những cô hầu gái đứng trước phòng tiệc cưới tại nhà của cha mẹ chú rể để làm đoàn rước chú rể đi đón dâu về vào phòng tiệc. Cô dâu không hề được nhắc đến, vì chú rể là trung tâm và những người phụ dâu, là những người đáng chú ý trong dụ ngôn này.[3] Có tác giả cho rằng không thể xác định được nơi mà các trinh nữ đang chờ là nhà cô dâu hay nhà chú rể.[4] Điều chính yếu ở đây là có cảnh chờ đợi và yếu tố sẵn sàng thể hiện qua việc có chiếc đèn còn sáng.[5]

Cảnh đón chàng rể này có thể có bối cảnh trong “Bài ca mừng hôn lễ quân vương”:

“Thiếu nữ thành Tia mang lễ tới, phú hào trong xứ đến cầu ân.

Đẹp lộng lẫy, này đây công chúa, mặc xiêm y dệt gấm thêu vàng,

Phục sức huy hoàng, được dẫn tới Quân Vương, cùng các trinh nữ theo sau hầu cận.

Lòng hoan hỷ, đoàn người tiến bước, vẻ tưng bừng, vào tận hoàng cung” (Tv 45,13-16).

  1. Tính từ khôn ngoan (phronimos Mt 24,45; 25,2.4.8.9). Mátthêu dùng tính từ này nhiều hơn bất kỳ tác giả sách Tân Ước nào. Mátthêu dùng đến 7 lần trong khi Luca dùng có 2 lần (Lc 12,42; 16,8) và cả Máccô và Gioan đều không dùng lần nào. Nó được dùng 5 lần trong các thư của thánh Phaolô (Rm 11,25; 12,26; 1 Cr 4,10; 10,15; 2Cr 11,19). Tính từ khôn ngoan được dùng đến 4 lần trong dụ ngôn này. Lần đầu tiên nó đi kèm với danh từ số năm (năm người khôn ngoan), 3 lần sau được dùng như là những danh từ với mạo từ xác định chỉ những kẻ khôn ngoan (những trinh nữ khôn ngoan). Ngoài dụ ngôn này, Mátthêu còn dùng tính từ này 3 lần khác nữa. (1) Mt 7,24 so sánh một người nghe lời Đức Giêsu và đem ra thực hành với một người khôn ngoan xây nhà trên đá. Nhờ vậy, ngôi nhà được chắc chắn dù cho mưa, gió, lũ cũng không thể giật sập được. Sự khôn ngoan của người biết nghe và thực hành Tin Mừng của Chúa. (2) Trong Mt 10,16 Đức Giêsu dạy các môn đệ là Ngài sai các môn đệ như chiên đi vào giữa bầy sói, cho nên các ông phải “khôn ngoan như con rắn và đơn sơ như bồ câu”. Đó là sự khôn ngoan để phản ứng, cư xử trước những kẻ bắt bớ. (3) Mt 24,45 nói đến hai hình ảnh của hai người đầy tớ và số phận của họ. Một người thì khôn ngoan và trung tín. Anh ta sẽ được ông chủ đặt lên coi sóc mọi việc, mọi gia nhân trong nhà. Người kia thì xấu xa và sẽ bị ông chủ phanh thây, quăng vào chung với những kẻ giả hình. Ở đó anh ta phải khóc lóc và nghiến răng. Tính từ khôn ngoan rõ ràng là tính từ có tính quyết định trong dụ ngôn này. Sự khôn ngoan của các trinh nữ ở đây được cụ thể hóa bằng việc chuẩn bị thêm một bình dầu. Người khôn ngoan và cẩn thận luôn luôn dự trù mọi phương án xấu nhất có thể và chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ.
  2. Tính từ khờ dại, ngu ngốc (moros). Tính từ này được thánh Mátthêu sử dụng ít hơn (6 lần) so với tính từ khôn ngoan (7 lần). Ngoài 3 lần trong dụ ngôn này (ít hơn khôn ngoan 1 lần), Mátthêu cũng sử dụng tính từ này thêm 3 lần nữa. Trong Mt 5,22 “sự ngu ngốc” được xem như là hình thức chống lại người khác ở mức độ nghiêm trọng nhất (Đức Giêsu liệt kê theo thứ tự 1. Ai giận anh em mình… 2. Ai mắng chửi anh em mình… 3. Ai nói (với anh em mình) là “đồ ngốc”). Hình phạt dành cho kẻ mắng anh em mình là “đồ ngốc” cũng là hình phạt cao nhất: “Đáng bị lửa hỏa ngục thiêu đốt” trong khi hình phạt dành cho hai sự xúc phạm đầu tiên lần lượt chỉ là: “đáng bị xét xử” và “đáng bị đưa ra tòa”. Trong Mt 7,26 đối lại với những người nghe lời Đức Giêsu và đem ra thực hành – những người được ví như người khôn xây nhà trên đá – những kẻ nghe lời Đức Giêsu nhưng không đem ra thực hành thì được ví như người ngu dại xây nhà trên cát. Nhà của họ sẽ bị sụp đổ tan tành trước những trận mưa, lũ và gió bão. Trong Mt 23,17 Đức Giêsu dùng tính từ này cùng với tính từ mù quáng để lên án những Kinh Sư và người Pharisêu, là những kẻ dẫn đường mù quáng, vì họ cho rằng người ta có thể thề bằng đền thờ mà không bị trói buộc, trong khi thờ bằng vàng trong đền thờ thì bị trói buộc. Đức Giêsu cho rằng vàng trong đền thờ thì không quan trọng bằng đền thờ là nơi làm cho vàng được thánh hiến.

Trong dụ ngôn này, đặc tính “ngu ngốc” được thể hiện ở chỗ “mang đèn, mà không mang theo dầu”. Thế giới hiện đại, pin dự phòng là một trong những phương tiện không thể thiếu trong những chuyến đi xa. Sự khôn ngoan, chuẩn bị giúp cho đương sự không phải bị động, lúng túng và nhiều khi bế tắc trong nhiều tình huống cấp bách. Tình huống lúng túng, bị động, phụ thuộc vào người khác của các cô trinh nữ khờ dại trong dụ ngôn này là một ví dụ điển hình. Người ta có thể vay mượn từ người khác, hoặc xin xỏ từ người khác, nhưng người khác không bị bắt buộc phải giúp bất cứ ai hỏi xin mình. Trong trường hợp này những trinh nữ khôn ngoan đã trả lời là “không đủ cho cả các chị và cả chúng em”. Những cô trinh nữ khờ dại trở nên lúng túng bị động vì họ đã không chuẩn bị. Họ có thể đi mua, và thực tế họ đã đi mua, và mua được dầu nhưng có mua được cũng không có tác dụng gì nữa. Chàng rể đã vào phòng tiệc cưới và cửa đã đóng lại. Nhiệm vụ đi đón chàng rể của họ đã thất bại thảm hại. Họ phải đón chàng rể chứ không phải chàng rể đón họ. Khi chàng rể vào tiệc cưới rồi thì đèn đầy dầu vừa được mua thêm không còn tác dụng nữa.

  1. Tính từ sẵn sàng (hetoimos 24,44; 25,10). Đây là một tính từ đặc trưng của Tin Mừng Mátthêu. Tính từ này có nghĩa là được chuẩn bị, hay là sẵn sàng. Trong bối cảnh này nó được dùng như danh từ có mạo từ xác định: Những kẻ đã chuẩn bị, những kẻ đã sẵn sàng, theo chàng rể vào tiệc cưới. Tính từ này xuất hiện 3 lần khác nữa trong Tin Mừng Mátthêu. Trong một dụ ngôn về Nước Trời cũng liên quan đến tiệc cưới (22, 4.8), tiệc cưới, cỗ bàn được ông chủ thông báo với thực khách là đã “được chuẩn bị”, “đã sẵn sàng”, nhưng nhiều thực khách đã không sẵn lòng đến dự. Mt 24,44 là một lời mời gọi mang tính cảnh báo “hãy sẵn sàng” vì Con Người sẽ đến vào ngày và giờ chúng ta không ngờ. Những người sẵn sàng trong dụ ngôn này đồng hóa với những người “những trinh nữ khôn ngoan” họ đã mang theo dầu trong bình, đã thức dậy và chuẩn bị đèn khi nghe tiếng hô.[6]
  2. Động từ trì hoãn (chronizo)[7] được dùng hai lần trong Tin Mừng Mátthêu (Mt 24,48; 25,5). Mt 24,48 nói đến việc người đầy tớ có suy nghĩ rằng chủ anh ta trì hoãn, chưa đến, nên anh ta cứ mặc sức đánh đập các đầy tớ đồng môn và ăn uống say xỉn. Chàng rể trong dụ ngôn này cũng trì hoãn, không đến đúng giờ nên các trinh nữ mệt và ngủ thiếp đi. Hành động trì hoãn này có hai tác dụng: (1) Tính bất ngờ và (2) Cơ hội để kiểm chứng sự tốt xấu của các đầy tớ (hay là các trinh nữ trong dụ ngôn này) qua sự chuẩn bị chu đáo và sẵn sàng của họ. Động từ này rất quen thuộc với những ai di chuyển bằng tàu hay máy bay trong thời hiện đại. “Delay” (trì hoãn) là điều chẳng ai muốn nhưng hành khách chẳng thể làm được gì ngoài việc sẵn sàng và chờ đợi.[8]
  3. Kiểu mẫu hai nhóm người: Trong Tin Mừng Mátthêu, người ta thường thấy kiểu kể chuyện đặt song hành hai nhóm người. Nhóm này khôn – nhóm kia dại, nhóm này sẵn sàng – nhóm kia không, nhóm này vào – nhóm kia ở ngoài, nhóm này bị chối từ – nhóm kia được đón nhận, nhóm này chung vui – nhóm kia buồn bã, thất vọng. Mt 7,13-20 cũng nói đến hai nhóm: Nhóm này chọn cửa rộng – nhóm kia chọn cửa hẹp; dẫn đến nhóm này được cứu và nhóm kia bị diệt vong; một nhóm cây tốt sinh quả tốt và nhóm cây xấu sinh quả sâu. Đặc biệt Mt 7,24-27 nói đến việc một nhóm người nghe và thực hành lời Chúa, được ví như người khôn xây nhà trên đá và dù cho mưa, lũ, gió cũng không làm sập được; nhóm khác nghe lời Đức Giêsu mà không thực hành thì giống như người ngu xây nhà trên cát, khi mưa, lũ, gió đến nó sẽ sụp đổ tan tành. Mt 22,1-14 nói đến hai nhóm khách được mời đến dự tiệc cưới con trai của nhà vua. Nhóm được ưu tiên mời trước lại là nhóm không được dự tiệc cưới, trong khi đó nhóm được mời bất ngờ lại có cơ hội được chung vui tiệc cưới. Mt 24,45-51 nói đến hai đầy tớ, một đầy tớ trung thành và khôn ngoan người sẽ được ông chủ đặt lên coi sóc mọi việc trong nhà và một đầy tớ xấu, sẽ bị ông chủ phanh thây, quẳng vào với những tên giả hình và nơi đó anh ta phải khóc lóc nghiến răng. Mt 24,40-41 nhấn mạnh đến việc một người được đem đi còn người kia bị bỏ lại. Cấu trúc diễn ta hai nhóm người rất phổ biến trong Tin Mừng Mátthêu và nó diễn tả một cách sống động giữa hai sự chọn lựa và dẫn đến hai kết quả trái ngược nhau. Sự phân biệt giữa hai nhóm người này trở nên khắc nghiệt trong bối cảnh cánh chung, vì nó là tình trạng vĩnh viễn, ảnh hưởng đến vận mệnh vĩnh cửu của đời người. Người ở trong và kẻ ở ngoài với hai tình trạng hạnh phúc – đau khổ khác biệt. Trong khi người ở trong chung vui hưởng nếm bữa tiệc, kẻ ở ngoài thành kẻ khóc lóc và nghiến răng.[9]
  4. Cửa đóng … không biết các ngươi là ai: Cánh cửa thể lý của phòng tiệc đóng lại, nhốt những trinh nữ khờ dại bên ngoài hình ảnh của hình phạt dành cho sự thiếu sẵn sàng của họ. Điều chính yếu không phải là tình trạng “khóa cửa” nhưng là sự “không nhận biết” của ông chủ. Cánh cửa phòng tiệc có thể không luôn luôn đóng trong suốt bữa tiệc,[10] nhưng không được chàng rể nhận biết thì không thể đi vào phòng tiệc. Đây là một dụ ngôn về Nước Trời (Nước Trời giống như…), nên việc được vào tiệc cưới ám chỉ đến việc được vào Nước Trời, và ở ngoài tiệc cưới đồng nghĩa với ở ngoài Nước Trời. Những người Đức Giêsu sẽ tuyên bố là “không biết”, có thể là những người chỉ tuyên xưng Người ngoài miệng, nhưng lại không thi hành lời Người giảng, thậm chí làm những điều xấu xa (Mt 7,21-23; Lc 13,25-27). Hơn nữa, trong Mt 7,24-27 diễn tả về hai hình ảnh đối lập “người khôn” – “kẻ dại”. Người nghe lời Đức Giêsu nói được ví như người khôn xây nhà trên đá, không bao giờ sụp đổ bởi tác động của những hiểm họa thiên nhiên. Kẻ nghe lời Đức Giêsu nói và không mang ra thực hành được ví như “kẻ dại” xây nhà trên cát, sẽ sớm sụp đổ trước tác động của thiên tai. Như thế, tình trạng không sẵn sàng, đèn không có dầu, tắt ngúm, có thể là tình trạng của những người không làm theo lời Đức Giêsu dạy, mà làm những điều xấu xa, bất chính.
  5. Đèn (đuốc) tắt: Hình ảnh “đèn bị tắt” được suy đoán là không đủ dầu. Hình ảnh những trinh nữ khờ dại “không mang theo dầu” được đề cập lúc đầu là để chuẩn bị cho tình huống này. Cả hai nhóm đều ngủ, và có lẽ đèn của cả hai nhóm đều tắt, nhưng chỉ có những người khôn ngoan có dầu để tiếp tục thắp sáng đèn của mình. Hình ảnh người thiếu dầu dự phòng trong bối cảnh trực tiếp có thể hiểu như là hình ảnh một đầy tớ xấu xa, nghĩ trong lòng rằng: “Ông chủ của tôi (ὁ κύριος) trì hoãn, và bắt đầu đánh đập các đồng đầy tớ, ăn và uống đến say sưa” (Mt 24,48-49). Đó cũng có thể là hình ảnh của người đầy tớ “xấu xa và biếng nhác”, không làm lợi từ nén bạc của ông chủ giao cho mà đem chôn giấu nó dưới đất (Mt 25,24-28). Trong bối cảnh xa hơn, tác giả Hare đề xuất cách hiểu dầu như là những công việc tốt lành, không làm những điều xấu (Mt 5,19); tình yêu dành cho kẻ thù (5,44), tình yêu dành cho người đồng bạn (24,12), sự tha thứ cho người khác (18,21-35); đức tin thật sự (21,21), lòng trung thành với Đức Giêsu (10,32), tình yêu dành Thiên Chúa (22,37).[11]
  6. Động từ diễn tả sự cảnh báo cao độ: Hãy canh chừng, coi chừng[12] (gregoreo Mt 24,42-43; 25,13; 26,38.41 trong vườn cây dầu). Chúng ta gặp thấy động từ này trong Mt 24,42-43. Trong Mt 24,42 Đức Giêsu cảnh báo là “hãy coi chừng vì anh em không biết Chúa của anh em đến ngày nào”. Đây cũng là động từ được Đức Giêsu dùng để cảnh báo các môn đệ trong vườn cây Dầu (Mt 26,38.41). Họ đã không nghe lời cảnh báo của Đức Giêsu. Họ ngủ li bì trong giờ khắc quyết định, khi Đức Giêsu phải cầu nguyện, lo lắng đến đổ mồ hôi máu. Dĩ nhiên, đây không chỉ nói về giấc ngủ về thể lý nhưng là giấc ngủ về phương diện thiêng liêng. Họ thiếu sự cầu nguyện, niềm tin, lòng can đảm, tín thác và trung thành với Chúa. Và rõ ràng cuối cùng họ đã sa ngã. Họ chạy tán loạn, mỗi người mỗi ngã, mạnh ai nấy chạy bỏ lại thầy bơ vơ một mình. Lời cảnh báo chốt lại dụ ngôn này là: “Hãy canh thức vì anh em không biết ngày nào giờ nào” (Mt 25,13). Lời cảnh báo này cũng xuất hiện dày đặc trong bài giảng cánh chung trong Tin Mừng Mátthêu (Mt 24,36.42.44.50). Như vậy, nó rất quan trọng, buộc những người đọc Tin Mừng Chúa phải quan tâm lưu ý nằm lòng, nếu không hậu quả sẽ khó lường. Việc chàng rể đến vào lúc nửa đêm là một “bất ngờ” không tưởng, vì chẳng có ai ngờ chàng rể lại đến muộn như thế.[13] Người có thể canh chừng, có thể ứng phó trong tình huống bất ngờ như thế, chứng tỏ là người luôn sẵn sàng trong mọi lúc.

 Bình Luận Tổng Quát

Dụ ngôn mười trinh nữ đi đón chàng rể nằm trong bối cảnh những bài giảng về thời cánh chung (thời cuối cùng) của Tin Mừng Mátthêu (ch.24 – 25). Đây là một trong những dụ ngôn chỉ có trong Tin Mừng Mátthêu mà thôi.[14] Có nhiều nhà chú giải cho rằng dụ ngôn theo nguyên gốc có thể nói về Tiệc Cưới Nước Trời trong đó Đức Giêsu là chàng rể, chính là Thiên Chúa đến viếng thăm dân Người và mời gọi họ vào tiệc vui với Ngài. Đối tượng người nghe lúc Đức Giêsu giảng dạy có thể là những người đồng hương Do Thái. Đó cũng là một khả thi. Tuy nhiên, theo cách bố trí của Tin Mừng Mátthêu thì dụ ngôn này rất có thể là nói về thời cánh chung, thời Đức Giêsu đến lần thứ hai để phán xét và ban thưởng luận phạt những người có công và kẻ có tội. Và đối tượng mà dụ ngôn nhắm đến là tất cả mọi người tin trên toàn thế giới qua mọi thời đại. Dụ ngôn phân rõ ranh giới giữa hai nhóm trinh nữ có cùng nhiệm vụ và cùng vị trí thế nhưng sự chu đáo, sự khôn ngoan thì quá sức khác biệt. Năm người khôn ngoan biết chuẩn bị cho mình phương án dự phòng để họ có thể xoay xở trong tình huống khó khăn. Ngược lại, năm người khờ dại thì rõ ràng thiếu sự tiên liệu và không lo lắng cho đủ. Và hậu quả là như ông bà ta thường nói: “Người không biết lo xa, ắt sẽ buồn gần”. Kết quả đã cho thấy những người có phương án dự phòng cách khôn ngoan thì luôn có khả năng thành công trong mọi việc. Còn kẻ thiếu khôn ngoan, không biết lo lắng, nguy cơ thất bại luôn rình chờ. Trong đời, có những may mắn thế nhưng không có nhiều và không phải lúc nào cũng gặp may được. Người khôn ngoan tự tạo ra sự chắc chắn cho mình chứ không phải cứ trông vào may mắn hay cậy dựa vào người khác. Trên đường đời luôn có những người tốt, thế nhưng, không phải lúc nào gặp khó khăn thì cũng có người tốt để cậy nhờ. Sự từ chối của những cô khôn ngoan không hẳn là sự ích kỷ, nhưng là không đủ cho cả hai, dầu của họ chỉ đủ dùng cho nhiệm vụ của họ. Dầu dùng cho ngày cánh chung được tích góp, chuẩn bị bằng cả cuộc đời của mỗi tín hữu chứ không phải là mua, hay xin xỏ trong chốc lát. Quả thế, những hành động yêu thương, bác ái; những cử chỉ thân thiện, tử tế với bạn hữu; những hy sinh của bản thân; những gọt giũa cho giống hình ảnh Thiên Chúa… tất cả những hoa trái ấy (dầu đèn của đức tin) mỗi cá nhân tự sinh ra mỗi người trong cuộc đời họ, không thể vay mượn của ai được.

Sự trì hoãn và xuất hiện cách bất ngờ (nửa đêm) của chàng rể đã làm cho các trinh nữ giật mình. Và dẫu vậy thì những kẻ đã có sự chuẩn bị chu đáo vẫn có thể trở tay kịp. Còn những kẻ thiếu sự tiên liệu thì trở tay không kịp. Lời cảnh báo của Đức Giêsu “hãy coi chừng” cùng với lý do là “không biết giờ nào, ngày nào”, được lặp đi lặp lại nhiều lần cho thấy tầm quan trọng của nó đối với đời người. Đó không đơn giản chỉ là bài học cho sự thành công của những công việc đời thường. Nhưng là, chọn lựa sống còn của con người cả đời này và đời sau nữa. Chàng rể là Đức Giêsu đến lần cuối và những ai được vào tiệc cưới với Ngài là vào vĩnh viễn, còn những ai bị đứng ngoài là đứng ngoài thiên thu vạn đại. Tất cả đều phụ thuộc vào chọn lựa và sống mỗi ngày của chúng ta. Việc có thể vào Nước Trời không phải là một chọn lựa nhất thời. Như kiểu các trinh nữ khờ dại, thấy chàng rể đến thì mới lật đật đi mua dầu. Đó là thái độ của những kẻ toan tính nhất thời. Đời sống kitô hữu phải là những chọn lựa và chiến đấu liên lỷ, không phải là một toan tính vào giờ chót của cuộc đời mình. Dĩ nhiên, Chúa ban ơn cứu độ cho nhiều người vào giờ chót như kẻ trộm lành chẳng hạn. Tuy nhiên, đó là giây phút gặp gỡ và quay về thật sự, chứ không phải anh ta toan tính rằng cả đời mình cứ làm ác, sống thoải mái, phạm đủ thứ tội đi rồi đến gần cuối đời quay trở về là vừa. Đó là toan tính của những kẻ bất chính và những người khờ dại. Vì Chúa đến bất ngờ, chẳng có ai làm chủ được mạng sống của mình và quyết định được giờ chết của mình. Những trinh nữ khôn ngoan chuẩn bị mọi sự chu đáo để làm tròn sứ mạng đón rước chàng rể và được phần thưởng là chung vui với chàng rể. Những người tín hữu phải có sự chuẩn bị hơn thế nữa bởi lẽ người họ chờ đón không chỉ là chàng rể của một buổi tiệc cưới nhưng là người cha yêu thương của họ. Phần thưởng của họ không chỉ là một buổi tiệc cưới với những món ăn ngon và niềm vui trong một đêm (hoặc là bảy ngày bày đêm theo truyền thống tiệc cưới của người Do Thái), nhưng là niềm vui, sự hạnh phúc viên mãn đến tròn kiếp sau. Người kitô hữu khôn ngoan, luôn sống đẹp tình Chúa tình người, cư xử tử tế và đúng mực trong mọi việc với mọi người thì không cần quan tâm ngày giờ nào Chúa đến, vì thực tế Chúa đang ở trong tâm và trong từng hành động của họ rồi.

Lm. Joseph Phạm Duy Thạch, SVD

Chú thích:

[1] ‘Wise’ and ‘foolish’ do not refer to intellectual capacities. It is rather that one group makes the right and prudent decision, the other the wrong and imprudent decision. This reminds one of 7:24–7, where response to the words of Jesus reveals one to be either wise or foolish [W.D. DAVIES – D.C. ALLISON, A critical and exegetical commentary on the Gospel according to Saint Matthew (ICC; London – New York 2004) III, 396].

[2] On the double vocative, ‘Lord, Lord’, which reveals that the foolish virgins belong to the Christian community and that the bridegroom is the Son of man, see 1, p. 712. Obviously the words are inappropriate when spoken to the groom: our story has ‘been swallowed up by the reality to which it points’ (W.D. DAVIES – D.C. ALLISON, the Gospel according to Saint Matthew, 400).

[3] A.J. Hultgren, The Parable of Jesus. A Commentary (Grand Rapids – Cambridge 2000) 170-171; “”Although details differ from one village to the next, traditional Palestinian village weddings in recent centuries climax with women torchbearers leading the bride to the bridegroom’s home, and the torchbearers going out to meet the groom and his male friends (Jeremias 1972: 173). Presumably the bridesmaids wait outside the bride’s home for his coming, to escort her en route to his home (Argyle 1963: 189; cf. Safrai 1974/76b: 758; pace Fenton 1977: 396; Meier 1980: 295) [C.S. KEENER, The Gospel of Matthew. A Socio-Rhetorical Commentary (Grand Rapids – Cambridge 2009) 596.].

[4] The παρθένοι, “virgins” (used elsewhere in Matthew only in 1:23), here understood in the general sense of unmarried maidens attending the bride, coming out in the night with their torches to meet the bridegroom probably reflects actual historical practice (pace Bornkamm; see Jeremias, Parables of Jesus, 171–174, who also refers to similar practices in modern Palestine; cf. Argyle, and the detailed discussion in Granqvist) rather than being a story with artificial details concocted for the purpose of teaching. All the same, it is difficult to know precisely where the bridesmaids were (i.e., at the home of the bride, or her family, or that of the bridegroom?) [D.A. Hagner, Matthew 14-28 (WBC 33B; Dallas 2002) 728]; “About nightfall the procession would begin and the bride would be escorted to the groom’s house by an entourage with torches or lanterns. The groom would go out to receive the bride and bring her into his home where blessings and celebration would last as long as seven days. In some texts bride and groom are both accompanied by an entourage through the streets on the way to where the festivities will be held. It was a religious duty of those observing to join in the celebration. If Greco-Roman sources are used and if Palestinian customs are assumed to be similar, which is not unreasonable, the groom is understood as bringing his bride back to his (or his parents’) house after obsesrving a banquet at the home of the bride. The virgins then wait in the home of the groom. This is an attractive explanation and would make good sense of the text, but certainty does not exist about where they are and exactly what is described” [K.R. Snodgrass, Stories with Intent. Acomprehensive Guide to the Parable of Jesus (Grand Rapids 2018) 392].

[5] “The most important thing is that the bridegroom’s appearance is a sign for the festivities to begin. The parable is not unrealistic. It is sufficiently within the bounds of what is known that, even if it presents unusual circumstances, it works, and its warning to be ready is clear” (K.R. Snodgrass, Stories with Intent, 394).

[6] “Some scholars have suggested that the torches could burn only fifteen minutes before being rewrapped with more oiled cloth (e.g., France 1985: 351; Witherington 1984: 43)” (C.S. KEENER, The Gospel of Matthew, 597).

[7] “but grooms’ delays were common enough that they should have anticipated it; this provides clear warning that the parousia might be delayed—perhaps for Jesus’ first disciples who expected the kingdom to appear immediately, and surely for those who were disappointed at Jesus’ nonreturn at the temple’s demise in 70” (Ibid.)

[8] “One cannot delete the delay as a secondary or unimportant feature. The parable is framed on the fact of the delay, and without the delay there is no parable. A delay is required for the lampsto go out and for time for the young women to go to sleep. It is the delay that demonstrates the wisdom or foolishness of the participants” (K.R. Snodgrass, Stories with Intent, 396).

[9] “The closing of the door is another element in the story which seems out of place in the open hospitality and conviviality of a village wedding; late arrival is not normally an issue in oriental society, certainly not penalized in such a dramatic fashion. But this has become, like so many of the other parables, a story of insiders and outsiders, of the saved and the lost, and the closing of the door symbolizes that final division at the last judgment, as we have seen it in 13:30, 48; 21:31, 41; 22:8–10, 13.56 If Matthew this time refrains from speaking of “the darkness outside” and “weeping and gnashing of teeth” (as he did in connection with the other feasts in 8:12; 22:13), he has made the same point unmistakably clear in the pathetic picture of the silly girls futilely calling outside a closed door.” [R.T. FRANCE, The Gospel of Matthew (NICNT; Grand Rapids 2007) 949-950].

[10] “The host or groom excludes the foolish virgins as a punishment, not merely because the bolt on the door was cumbersome (cf. Meier 1980: 296).212 Doors could be bolted or barred shut (e.g., Aristoph. Wasps 154–55), but the door would hardly be locked throughout the feast, which lasted seven days(C.S. KEENER, The Gospel of Matthew 598).

[11] W.D. DAVIES – D.C. ALLISON, the Gospel according to Saint Matthew, 397.

[12] “Watching is not a passive activity, merely watching for an event to occur, but a metaphor for readiness and faithful fulfillment of the Christian calling” (K.R. Snodgrass, Stories with Intent, 397).

[13] “A torchlight procession would of course be after dark, but might be expected to be before the middle of the night. The parable thus illustrates both the fact that the time of the parousia is unknown, and may not be as soon as people might expect, and also its sudden, unexpected nature when it does come, the middle of the night being the time when people are at their least alert” (R.T. FRANCE, The Gospel of Matthew, 949).

[14] Những dụ ngôn còn lại chỉ có trong Matthew mà thôi là: dụ ngôn cỏ lùng (13,24-30.36-43); dụ ngôn kho tàng và ngọc quý (13,44.52); dụ ngôn người tôi tớ không biết tha thứ (18,23-35), dụ ngôn những người nông dân làm vườn nho (20,1-16); dụ ngôn hai người con (21, 28-32) và dụ ngôn sự phán xét của các quốc gia (25,31-46).

Bài trướcLỜI SỐNG (Thứ Bảy, Tuần 31 TN)
Bài tiếp theoAI TÍN: Tu sĩ Batôlômêô Nguyễn Thanh Hùng, SVD (Thầy Bạch Mỹ)