Vấn đào tạo nhân sự cho truyền giáo trong Dòng Ngôi Lời

0
374

NHỮNG CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN BỊ CHO TRUYỀN GIÁO MANG TÍNH THỰC HÀNH

(Tổng quyền Ngôi Lời, Rome – 31 – 08 – 2001)

Lời nói đầu

Tổng tu nghị thứ 15 đã đề nghị rằng vị thư ký về đào tạo của Tổng quyền tổ chức một diễn đàn về chương trình CTP/OTP. Một trong những mục đích của diễn đàn này là phác họa các nguyên tắc chỉ đạo như là những yêu cầu tối thiểu cho các tỉnh dòng muốn đưa ra chương trình CTP/OTP (Đối thoại với Ngôi Lời, số 1, 09/2001, tr. 55). Chính vì đề nghị này của Tổng tu nghị mà tập sách nhỏ này, các nguyên tắc cho CTP/OTP, được phát hành. Tập sách này gom lại thành một tài liệu các nguyên tắc về “chương trình thực tập ở hải ngoại (OTP)” trong quyển cẩm nang dành cho các vị bề trên (C-20) và những vấn đề khác về chương trình CTP/OTP nằm rải rác trong vài thủ bản rời rạt. Với tập sách nhỏ này, bây giờ những anh em quan tâm đến chương trình CTP/OTP có thể chỉ tham khảo một tài liệu và bảo đảm rằng họ sẽ tìm thấy mọi thông tin cần thiết về vấn đề này.

Tôi xin cảm ơn cha Kurian T.K, Thư ký về giáo dục và đào tạo của chúng ta tại nhà tổng quyền, người đã viết bản văn cơ bản này, cũng như các Giám đốc CTP/OTP và các nhà đạo tạo khác trong các tỉnh dòng và miền dòng được tham vấn trong quá trình chuẩn bị bản phác thảo các nguyên tắc này. Bản phác thảo các nguyên tắc này đã được kiểm tra và bàn thảo trong các phiên họp theo kế hoạch của nhà tổng quyền trong tháng 07 năm 2001 và sau đó được xem xét lại trong một số các cuộc họp định kỳ của Hội đồng tổng quyền. Sự phê chuẩn cuối cùng đã được đưa ra trong cuộc họp của Hội đồng tổng quyền vào ngày 31 tháng 08 năm 2001.

Chúng ta có chương trình CTP/OTP từ những năm đầu của thập niên 1970. Và mọi đánh giá về chương trình này tại các Tổng tu nghị đều tích cực. Thật vậy, kinh nghiệm của những người tham gia vào chương trình này, cũng như của những người liên quan trong cả tỉnh dòng gửi và tỉnh dòng nhận, chứng thực cho giá trị và tính hiệu quả của chương trình này. Trong khi còn một vài nghi ngờ của một số anh em ở một vài tỉnh dòng và miền dòng, thì đa số các ý kiến trong Hội dòng là tán thành không nghi ngờ. Trong bối cảnh liên quốc gia của Hội dòng chúng ta, chương trình CTP/OTP ngày càng được xem xét không còn như là sự việc đơn thuần được phép nữa nhưng như một việc cần thiết. Thật thế, nó là một trong vài cấu trúc mà chúng ta có trong Hội dòng để chuẩn bị cho các thành viên của chúng ta sống và làm việc trong các cộng đoàn quốc tế.

Tôi hy vọng rằng tập sách nhỏ này sẽ cung cấp không chỉ hướng dẫn chi tiết về chương trình CTP/OTP của chúng ta những cũng là một sự khích lệ và cổ vũ để ủng hộ chương trình này. Có rất nhiều cách thức để ủng hộ cho chương trình này. Cách thức hết sức quan trọng là cổ vũ những anh em tham gia một cách tích cực vào chương trình ấy. Nhưng cũng không kém phần quan trọng là xét thấy rằng chương trình này được thực hiện trong một cách thức mà nó thật sự mang lại nhiều lợi ích cho Hội dòng một cách nói chung. Theo cách thức này, chương trình OTP/CTP sẽ giúp đạt được điều mà Lời tựa của Hiến pháp chúng ta nói rằng chúng ta được kêu gọi để: “Như một cộng đoàn huynh đệ từ nhiều dân tộc và ngôn ngữ, chúng ta trở thành một biểu tượng sống động của sự hiệp nhất và sự khác biết của Giáo hội.”

Anthony M. Pernia, SVD

Superior General

  1. Những lý do căn bản cho chương trình thực tập truyền giáo của Dòng Ngôi Lời

Các thành viên Dòng Ngôi Lời từ thời Đấng Sáng Lập đã sử dụng những thực tập mang tính đào tạo đã có và được chấp nhận trong Giáo hội và Quốc gia mà chúng ta hiện diện. Ngay vào lúc khởi đầu, cùng với Đấng Sáng Lập chúng ta đã tìm kiếm những cách thức và phương tiện để củng cố một cách đặc biệt chiều kích truyền giáo của việc đào tạo. Cùng với Công đồng Vatican II và những thay đổi mà nó mang đến cho Giáo hội, cũng như cùng với sự thay đổi trong nhận thức về truyền giáo và đào tạo truyền giáo, quá trình này đã nhận được một sự thúc đẩy thêm vào. Chương trình thực tập trong tỉnh dòng hay trong nước, chương trình OTP và những chương trình khác như chương thực tập có hướng dẫn (supervised ministry) và/hay chương trường thực tập xuyên văn hóa là những kết quả của việc chúng ta nghiên cứu và là một phần của việc chúng ta tiếp tục nghiên cứu đối với vấn đề đào tạo được định hướng cho truyền giáo.

Những nguyên tắc chỉ đạo này là phương tiện để chuẩn bị tốt hơn cho truyền giáo trong giai đoạn đào tạo cơ bản, nghĩa là giai đoạn khấn tạm, của cả các sư huynh và giáo sĩ. Vì trọng tâm đặc biệt của chúng, các nguyên tắc chỉ đạo không đề cập đến năm thực tập mục vụ thông thường cho các giáo sĩ sau khi khấn trọn trong một vài tỉnh dòng và cũng không đề cập đến việc chuẩn bị trực tiếp của các nhà tuyền giáo mới, được gọi là định hướng truyền giáo, mặc dầu những chương trình này gần đây có nhiều lợi ích chung với chương trình thực tập có hướng dẫn và chương trình thực tập xuyên văn hóa trong thời gian khấn tạm.

I.1. Nhận thức về Truyền giáo và Đào tạo truyền giáo của Đấng sáng lập

Chúng ta gợi hứng cho chương trình đào tạo truyền giáo của chúng ta từ sự nhận thức về truyền giáo, thực tập truyền giáo và đào tạo truyền giáo của Đấng sáng lập, Arnold Jassen. Với chương trình đào tạo mà ngài đã lãnh nhận như là một linh mục giáo phận, Đấng sáng lập chúng ta là một người học thức hơn là một người thực hành, một cha sở hơn là một nhà truyền giáo. Ngài đã hiểu “truyền giáo” trong nghĩa truyền thống, gọi là công bố Tin Mừng nhằm mục đích cải đạo để trở thành Kitô giáo, một đạo duy nhất chân thật, và do đó là việc làm cho người ta trở thành thành viên của Giáo hội Công giáo. Truyền giáo đã được định hướng đến các dân tộc và trong đường hướng đó các dân tộc đã là đối tượng của truyền giáo. Tuy nhiên, ngài là một người có tinh thần cởi mở trong thời đại của mình.

Đấng sáng lập của chúng ta cũng lấy các dân tộc và hoàn cảnh của họ như chủ đề truyền giáo và như những thầy dạy cho các nhà truyền giáo của chúng ta. Nhưng vì không có kinh nghiệm, ngài rất khiêm nhường để học từ các nhà truyền giáo và từ những dân tộc trong các vùng truyền giáo. Ngài đã tin rằng Đức Kitô phải được thông truyền trong ngôn ngữ, văn hóa và truyền thống tôn giáo của các dân tộc. Và những điều này phải được học hỏi trước tiên từ các dân tộc. Ngài đã bắt đầu với những mẫu gương liên quan đến truyền giáo và dần dần phát triển một sự nhận thức và cách thức truyền giáo mang tính lý thuyết và phương pháp. Vì thế, ngài đã nhấn mạnh đến việc nghiên cứu các dân tộc và hoàn cảnh hiện tại của họ. Điều này đã gợi hứng cho ngài lên kế hoạch và tổ chức việc truyền giáo của Hội dòng và việc đào tạo cho truyền giáo trong cách thức mà ngài đã thực hiện. Việc thành lập Học viện nhân chủng học (Anthropos Institute) là một ví dụ cho điều này.

Từ quan điểm truyền giáo này mà ngài đã dự tính Hội dòng như là một Hội dòng của Tu huynh và Giáo sĩ. Các tu huynh đã phải tập trung hơn vào phương diện thực hành truyền giáo. Việc đào tạo và truyền giáo của họ cũng đã ảnh hưởng đến việc đào tạo các giáo sĩ. Một cách tương tự, hai Hội dòng nữ, một Hội dòng tông đồ (SSpS) và một Hội dòng chiêm niệm (SSpSAP), mà ngài đã thành lập, là những hệ quả của việc ngài nhận thức về truyền giáo và những nổ lực truyền giáo mà ngài đã dự tính. Chấp nhận giới hạn của thời đại, ngài đã thành lập các Hội dòng để các tu huynh, các sơ và các linh mục làm việc theo nhóm.

Cụ thể là đối với Vấn đề đào tạo truyền giáo, bên cạnh việc học triết học và thần học đối với các giáo sĩ, việc thực tập nghề nghiệp kỷ thuật đối với các tu huynh và những việc thực tập mang tính tôn giáo và linh đạo đối với cả hai:

– Arnold Janssen đã nhấn mạnh rất nhiều đến việc cầu nguyện cho các dân tộc trong các miền truyền giáo và cho các nhà truyền giáo. Ngài đã gắn liền việc sùng kính Chúa Thánh Thần và những việc sùng kính khác với việc truyền giáo. Việc thành lập Hội dòng Nữ tỳ Chúa Thánh Linh chiêm niệm (SSpSAP) là một biểu lộ rõ ràng khác của điều này.

– Ngài nhấn mạnh đến tầm quan trọng của những thái độ đúng đắn và sự tận tâm cho truyền giáo được đặt nền tảng trên một nhận thức mang tính thực tiễn về tình hình của địa phương.

– Ngài đã xem việc học ngôn ngữ và văn hóa một cách khoa học như là một cách thức quan trọng để thực hiện sứ vụ truyền giáo của chúng ta. Việc này mở đường cho việc thành lập Học viện nhân chủng học (Anthropos Institute), các bảo tàng truyền giáo, v.v…

– Để nghiên cứu những thực tế của các dân tộc trong vùng đất truyền giáo, ngài đã tập hợp thông tin từ các nguồn tài liệu viết, từ các nhà truyền giáo, và từ các kinh nghiệm của những Hội dòng khác và những người khác có tiếp xúc với các dân tộc.

– Ngài cũng tin vào việc học hỏi theo kinh nghiệm thông qua việc tiếp xúc trực tiếp và liên hệ với các dân tộc. Ngài đã gửi các sinh viên đi làm việc cho người nghèo trong vùng lân cận, cho những người di cư, cho các nạn nhân thiên tai, và để giúp đỡ bệnh nhân và người già.

– Tình hình trong các vùng truyền giáo đã thúc đẩy ngài đến việc dạy những kỷ năng mang tính thực hành như nấu ăn, bơi lội, sơ cấp cứu, làm nông nghiệp, chăn nuôi, v.v…

– Ngài đã có một tầm hình mang tính quốc tế, bao gồm cộng đoàn sống và truyền giáo mang tính quốc tế. Tầm nhìn của ngài đối với những cộng đoàn quốc tế đã dẫn ngài đến việc bắt đầu chương trình đào tạo trong các Chủng viện thần học và nhà tập mang tính quốc tế. Ngài tin rằng truyền giáo là sự đồng cảm giữa chúng ta vượt qua những biên giới của ngôn ngữ, văn hóa và các dân tộc, và vì thế việc đào tạo nên cung cấp một định hướng rõ ràng cho vấn đề này.

I.2. Việc phát triển nhận thức về truyền giáo và đào tạo của SVD

Đường lối của Đấng sáng lập chúng ta đã mở đường cho việc phát triển nhận thức của chúng ta về truyền giáo và đào tạo. Nó đã đưa chúng ta vào sâu hơn trong sứ vụ truyền giáo và dẫn chúng ta đến việc ý thức rằng việc đào tạo của chúng ta cần phải gần gũi với các dân tộc và những thực tế của họ. Một ơn gọi truyền giáo tiến triển cùng với kinh nghiệm về Chúa nơi chính bản thân mình và nơi các dân tộc. Việc ý thức về việc đào tạo có định hướng truyền giáo đã đưa chúng ta đến việc phát triển các chương trình thực tập có hướng dẫn và thực tập xuyên văn hóa giống như thời nhiếp chính (regency), chương trình thực tập hải ngoại (OTP) và những chương trình thực tập tương tự để chuẩn bị cho việc truyền giáo.

I.2.1 Tổng tu nghị 1982 đã định nghĩa Truyền giáo bằng những thuật ngữ như loan báo Lời Chúa, thành lập những cộng đoàn mới và thúc đẩy sự hiệp thông (Hiến pháp 102).

I.2.2 Chúng ta đã tiến một bước lớn trong Tổng tu nghị 1988 để định nghĩa sứ vụ truyền giáo của chúng ta bằng thuật ngữ vượt qua (passing over) – vượt qua để đến với những dân tộc có các tín ngưỡng và văn hóa khác, để đến với người nghèo và người yếu thế trong xã hội. Đây là một tiến trình học hỏi với một tâm hồn và tinh thần cởi mở. Đó là thái độ và phương cách, một cách thức hiện hữu và vì thế là một linh đạo.

I.2.3 Những suy tư và kinh nghiệm tiếp theo của chúng ta đã dẫn đưa chúng ta đến Tổng tu nghị 1994 để xác định mục đích truyền giáo như là sự hiệp thông – sự hiệp thông giữa chính chúng ta, sự hiệp thông với các dân tộc có những tín ngưỡng và văn hóa khác và sự hiệp thông với người nghèo và người yếu thế. Chúng ta tìm kiếm và cố gắng để đạt sự hiệp thông qua đối thoại. Mục đích tối hậu là sự hiệp thông của tất cả mọi người trong Chúa.

I.2.4 Trong Tổng tu nghị 2000, chúng ta đã tập trung hơn nữa vào tiến trình truyền giáo và đã diễn tả sứ vụ truyền giáo hôm nay của chúng ta như là đối thoại ngôn sứ – đối thoại với những người tìm kiếm đức tin, với những dân tộc có các tín ngưỡng khác, với các nền văn hóa và với những người nghèo và những người yếu thế, trong Thánh Linh của Chúa.

– Truyền giáo là hành động của Thiên Chúa, trong thế giới và cho thế giới, để thiết lập triều đại của Thiên Chúa. Chúng ta, như là một phần của thế giới và cùng với phần còn lại của thế giới, là những người thừa hưởng sự hiện diện và hành động của Thiên Chúa trong thế giới này. Chúng ta đón nhận một cách có ý thức lời mời gọi của Thiên Chúa để tham gia vào sứ vụ truyền giáo của Ngài, qua việc nối liền cánh tay với phần còn lại của thế giới. Với tư cách cá nhân và như là một cộng đoàn, chúng ta cần tìm kiếm một nền tảng chung cho việc cắm rễ sâu vào thế giới.

– Đối thoại ám chỉ một tinh thần cởi mở để lắng nghe và để học hỏi từ những người khác và một sự sẵn sàng để hợp tác với người khác. Chúng ta nhận thức rằng Thiên Chúa thực hiện sứ vụ truyền giáo của Ngài trong thế giới này qua toàn thể dân của của Ngài và toàn thể các thực tại của thế giới này. Thậm chí Thiên Chúa còn sử dụng những con người và hoàn cảnh có vẻ nghịch với chương trình và hành động của Ngài. Thiên Chúa luôn đối thoại với mọi người. Ngài mời gọi chúng ta cũng như mọi người đi vào trong cuộc đối thoại, vốn hướng đến việc hiện thực hóa chân lý và tư do trong sự viên mãn của chúng.

– Dân tộc của mỗi quốc gia và văn hóa mà chúng ta đối thoại cũng có những nền tảng xã hội, chính trị, kinh tế và tôn giáo riêng của họ. Chúng cũng đóng một vai trò trong việc định hình sự nhận thức và hiện thực hóa sứ vụ truyền giáo của Thiên Chúa và sự tham dự của chúng ta vào trong sứ vụ đó.

Cách thức nhận thức và đi vào trong sứ vụ truyền giáo này đòi hỏi một nền đào tạo có một sự rõ ràng về mặt lý thuyết và một kinh nghiệm thực hành đối với sứ vụ truyền giáo.

I.3 Những nguyên tắc của việc Học hỏi và Giáo dục cho Truyền giáo trong cách thức mang tính thực hành/thực nghiệm

Sau công đồng Trento, việc đào tạo các chủng sinh và tu sĩ đã trở nên rất lý thuyết và thể chế hóa. Tuy nhiên bây giờ có một sự nhấn mạnh đến việc học mang tính thực hành và hoàn cảnh. Một người học tập tốt bằng thực hành. Giống như một người nào đó muốn trở thành một chuyên gia vi tính thì phải học việc sử dụng máy vi tính và không chỉ từ sách vở hay các bài học ở lớp, một nhà truyền giáo, người phải sống và làm việc với các dân tộc cũng phải học tập cùng với họ. Đó là tinh thần của Công đồng Vatican II và của các tài liệu Giáo hội sau công đồng. Chúng thúc đẩy một tinh thần cởi mở đối với thế giới và một nhận thức được canh tân rằng Thiên Chúa cứu độ thế giới trong và qua thế giới, bằng việc sử dụng chúng ta và toàn thể công trình tạo dựng của Ngài, với tất cả những hệ quả của nó đối với việc nhận thức và thực hành sứ vụ truyền giáo.

Hiến pháp chúng ta và những quyết định của những Tổng tu nghị gần đây cũng đã khẳng định những phát triển này cho Hội dòng.

– Hiến pháp chúng ta nói: Công việc đào tạo của chúng ta phải trọn vẹn, tức là nhằm đạt tới sự trưởng thành nhân bản, nghề nghiệp chuyên môn và một đức tin dấn thân … Công việc đào tạo các anh em về mặt nghề nghiệp chuyên môn cũng như về mặt văn hóa phải tương ứng với các nhu cầu của từng quốc gia riêng của họ; đồng thời cũng phải luôn quan tâm tới mục tiêu truyền giáo và đặc tính quốc tế của Hội dòng chúng ta (Hiến pháp 503).

Những nguyên tắc chỉ đạo cho việc đào tạo của Dòng Ngôi Lời, đã được phê chuẩn bởi Tổng tu nghị 1988 nói rằng:

– Rập theo mẫu gương của Ngôi lời Nhập thể, việc đào tạo của chúng ta phải được định hình bởi những nhu cầu của nhân loại. Nó nên giúp chúng ta nhìn thế giới như người nghèo nhìn và kinh nghiệm nó. Điều này ảnh hưởng đến phong cách sống của chúng ta, thái độ phục vụ của chúng ta đối với người khác và sự nhạy cảm của chúng ta đối với những nhu cầu của người nghèo và người bị áp bức.

– Việc đào tạo làm cho anh em có khả năng phát triển một mô thức học hỏi mà nó kết hợp việc học hành có tính học thuật và sáng tạo với khả năng phê bình để suy nghĩ về việc học hỏi từ kinh nghiệm.

– Việc đào tạo được nhắm đến kiểu mẫu tự học và học hỏi với người khác. Nó không phải là việc một nhà truyền giáo đi đến các dân tộc với một loạt các chân lý và giáo huấn được định sẵn mà đúng hơn là việc vị ấy tìm kiếm cùng với các dân tộc kinh nghiệm tròn đầy hơn về chân lý và cùng học hỏi với họ.

– Vì thế một nhà truyền giáo phải đi vào trong cuộc đối thoại với các dân tộc mà vị ấy được đến và phải tạo nên một cộng đoàn với họ. Điều này đòi hỏi một sự hiểu biết về văn hóa, tôn giáo, ngôn ngữ, lịch sử và khát vọng của họ – nghĩa là, vị ấy cần có khả năng nắm bắt những yếu tố đó trong nền văn hóa, vốn làm cho họ mở ra đối với Lời của Chúa Kitô và sự phát triển chân thật của con người, cũng như những yếu tố đối kháng với Lời Chúa và sự phát triển của con người.

– Trong hầu hết các vùng truyền giáo của chúng ta, chúng ta có những anh em đến từ những quốc gia khác nhau với một nền giáo dục thần học khác nhau và với các truyền thống dẫn đến sự nhận thức đa dạng về sứ vụ truyền giáo. Do đó, một nhà truyền giáo nên ý thức về nền tảng thần học về đời sống và công việc của mình, hoàn cảnh lịch sử của những mối liên hệ của mình (his involvement), và đóng góp của mình cho sứ vụ truyền giáo bằng những cách thức mang tính thực hành và cũng như bằng cách làm rõ những nguyên tắc của truyền giáo. Vị ấy nên có khả năng thảo luận và chia sẻ đời sống của mình bằng những khái niệm của truyền giáo học. Điều này quan trọng đối với việc hình thành một cộng đoàn các nhà truyền giáo.

  1. Những chương trình của Dòng Ngôi Lời về chuẩn bị mang tính thực hành cho truyền giáo

Trải qua nhiều năm, hai chương trình cụ thể về chuẩn bị mang tính thực hành cho truyền giáo đã được phát triển trong nhiều tỉnh dòng khác nhau của Hội dòng như là một phần của đào tạo cơ bản: Chương trình thực tập trong tỉnh dòng hay quốc gia riêng của người thụ huấn (Regency) và Chương trình thực tập ở hải ngoại (OTP). Chương trình thực tập trong tỉnh dòng hay trong nước đã bắt đầu như và hầu hết vẫn là một chương trình thực tập có hướng dẫn bên trong tỉnh dòng hay quốc gia riêng của họ; sự nhấn mạnh đã và đang nhắm vào là thừa tác viên được giám sát hay công việc nghề nghiệp được giám sát, mang tính mục vụ (giáo sĩ và tu huynh) hay mang tính kỷ thuật (cách chung hơn nữa là cho các tu huynh trong các ngành nghề kỷ thuật); thông thường, nó kéo dài một hay hai năm và không bao gồm việc thuyên chuyển chính thức đến một tỉnh dòng khác.

Chương trình thực tập hải ngoại (OTP) đã bắt đầu như là một kinh nghiệm “hải ngoại”, nghĩa là kinh nghiệm về một quốc gia và thường là một lục địa khác với quốc gia hay lục địa của mình. Những yếu tốt quan trọng của chương trình thực tập hải ngoại là học ngôn ngữ mới, kinh nghiệm về một nền văn hóa mới và thừa tác viên được giám sát. Chương trình này kéo dài hai đến ba năm và bao gồm một sự thuyên chuyển chính thức đến tỉnh dòng khác. Đã có một sự thực hiện tiến triển tích cực mà các nhà truyền giáo tương lai sẽ đặc biệt được nhiều lợi ích từ kinh nghiệm học hỏi cách đi vào trong một hay nhiều lĩnh vực của “bốn lĩnh vực đối thoại” (four fold dialogue). Có thể có được kinh nghiệm này trong nhiều trường hợp, không chỉ bởi việc đi hải ngoại nhưng cũng bởi kinh nghiệm về hoàn cảnh văn hóa khác biệt nhau lớn so với văn hóa của quê hương họ, đặc biệt là khi mà quốc gia rộng lớn và rất đa dạng. Vì thế thậm chí chương trình thực tập trong tỉnh dòng hay trong nước (regency) có thể nên có yếu tố xuyên văn hóa. Để nhấn mạnh yếu tố xuyên văn hóa, một vài tỉnh dòng thích nói đến chương trình thực tập xuyên văn hóa (CTP) hơn là chương trình thực tập ở hải ngoại (OTP).

Thông thường, những chương trình về thực tập có hướng dẫn và/hay kinh nghiệm xuyên văn hóa được đưa ra trong thời gian hai hay ba năm sau khi tuyên khấn lần đầu. Tất cả những người thụ huống của chúng ta, cả các tu huynh và giáo sĩ, đều được trao cho khả năng hưởng lợi từ những chương trình này.

II.1. Một cái nhìn tổng quan mang tính lịch sử

Đã có sự tiến bộ đều đặn trong việc nhận thức và phát triển các chương trình chuẩn bị cho truyền giáo mang tính thực hành. Từ thời của Đấng sáng lập, các cộng đoàn truyền giáo của chúng ta ở Châu Âu đã đào tạo các nhà truyền giáo cho các vùng truyền giáo hải ngoại. Vì thế, mọi thứ đều nhằm mục đích chuẩn bị con người để làm việc tại các quốc gia hải ngoại. Mặc dù những quy tắc về đào tạo linh mục và giáo dục trong chủng viện được duy trì một cách nghiêm túc, một vài đề tài mới và một thời gian biểu thích nghi với nhu cầu của đào tạo truyền giáo đã được phát triển. Một vài thứ tương tự đã được thực hiện có liên quan đến chương trình đào tạo tu huynh.

Với việc thiết lập các nhà đào tạo, cho cả giáo sĩ và tu huynh, trong những quốc gia được gọi “những quốc gia được truyền giáo” (mission countries), chúng ta thấy rõ rằng ở đó chúng ta cũng đã phải nhấn mạnh đến chiều kích truyền giáo và việc chuẩn bị rõ ràng cho truyền giáo nhưng bằng một cách thức mới, bắt đầu với việc linh hoạt truyền giáo và cổ vũ tinh thần truyền giáo và dạy những điều có tính thực hành. Những truyền thống tôn giáo và văn hóa cũng như những hoàn cảnh kinh tế, xã hội, chính trị của các dân tộc trong các quốc gia được truyền giáo của chúng ta đã đưa ra những thách đố mới cho công việc đào tạo truyền giáo.

Sau đây, một vài phương diện hay yếu tố cũng như một vài hình thức của các chương trình chuẩn bị cho truyền giáo mang tính thực hành được trình bày.

* Học thần học tại các quốc gia hải ngoại: Hầu như từ lúc bắt đầu chúng ta đã thành lập các nhà đào tạo quốc tế, đặc biệt là ở giai đoạn thần học; nghĩa là các giáo sĩ trong thời gian khấn tạm đã nghiên cứu thần học ở một quốc gia hay lục địa khác. Điều đó đã có ý muốn nói đến việc học một ngôn ngữ mới và một nền văn hóa khác. Hầu hết các anh em này, sau thời gian học tập của họ, đã lựa chọn làm việc tại các quốc gia đó. Trong những năm gần đây, các tu huynh khấn tạm cũng đã thực tập nghề nghiệp của họ ở hải ngoại. Tổng tu nghị 1988 đã tuyên bố rằng việc học thần học và thực tập nghề nghiệp ở hải ngoại là một sự thay thế có thể chấp nhận được đối với chương trình thực tập ở hải ngoại (OTP).

* Sự hiểu biết sơ khởi về các vùng truyền giáo của chúng ta: Ban đầu và cho đến ngày hôm nay, mục đích của chương trình thực tập trong tỉnh dòng hay trong nước (Regency) và chương trình thực tập ở hải ngoại (OTP) là để đặc các sinh viên vào cuộc sống và công việc cụ thể trong các cộng đoàn và vùng truyền giáo của chúng ta, hoặc là trong tỉnh dòng và quốc gia của họ hoặc là ở hải ngoại, và do đó, là để chuẩn bị cho họ một cách cụ thể cho vùng truyền giáo riêng biệt. Vì thế, việc định hướng hầu như đã mang tính mục vụ.

* Kinh nghiệm tông đồ: Chương trình thực tập tại tỉnh dòng hay trong nước (regency) và cho đến chương trình thực tập ở hải ngoại (OTP), từ lúc khởi đầu hầu như đã được hiểu như là một chương trình cung ứng một giai đoạn thừa tác viên được giám sát kéo dài, một kinh nghiệm của việc sống và học hỏi trong một hoàn cảnh mục vụ tông đồ và truyền giáo có tính hiện thực. Việc học hỏi được hoàn cảnh hóa đã là một phương diện cốt yếu của chương trình này.

* Việc học hỏi một ngôn ngữ khác và kinh nghiệm về một nền văn hóa khác: Từ lúc khởi đầu, chương trình thực tập ở hải ngoại (OTP) đã được hiểu như là một chương trình để học hỏi ngôn ngữ và văn hóa địa phương, không có, tuy nhiên loại trừ khía cạnh kinh nghiệm tông đồ. Trọng tâm là việc học hỏi xuyên văn hóa. Tùy thuộc vào từng quốc gia, việc hiện thực hóa một cách cụ thể đã làm đa dạng chương trình này và những lợi ích của những người liên quan. Tại Đài Loan, Nhật Bản và Hồng Kông, điểm nhấn mạnh là việc học ngôn ngữ và ở một mức độ nào đó là việc tiếp biến văn hóa (acculturation). Tại Tân Ghi Nê, Ghana và Braxin, điểm nhấn nằm ở kinh nghiệm mục vụ tông đồ hơn. Trong các quốc gia như Indonesia, Ấn độ và Philipin, với nhiều văn hóa và ngôn ngữ, chương trình thực tập trong tỉnh dòng hay trong nước mang một đặc tính tương tự như học hỏi xuyên văn hóa.

* Việc trải nghiệm trong những hoàn cảnh xã hội, văn hóa và tôn giáo khác: trong thời gian gần đây, chương trình thực tập tại tỉnh dòng hoặc trong nước (Regency), chương trình thực tập xuyên văn hóa (CTP) và chương trình thực tập ở hải ngoại (OTP) một vài lần đã trở nên những chương trình trải nghiệm cho sinh viên của chúng ta đối với những hoàn cảnh được gọi là tuyến đầu (so-called frontier situations), nơi đó chúng ta được tham gia vào bốn lãnh vực đối thoại ngôn sứ. Trọng tâm là kinh nghiệm sống và làm việc trong những tuyến đầu (frontier situations). Vài ví dụ: Tại Ấn độ và Indonesia, những người thụ huấn được gửi đến sống trong những trung tâm của Ấn giáo (Hindu) hay của Hồi giáo để nghiên cứu và kinh nghiệm về văn hóa, truyền thống và những thực hành tôn giáo của Ấn giáo hay của Hồi giáo. Tại Bắc Mỹ, có những nổ lực đặc biệt để thâm nhập vào trong nền văn hóa Mỹ-Phi (African-American culture). Tại các quốc gia vùng Nam Mỹ và tại Philipin, việc sống và làm việc với người nghèo và người bên lề xã hội là rất phổ biến. Phải nhấn mạnh rằng để những chương trình như thế thành công điều bổ sung là cần thiết. Có một mối quan hệ nào đó giữa hình thức thực tập trong tỉnh dòng hay trong nước, thực tập xuyên văn hóa, thực tập ở hải ngoại và những chương trình lồng việc đào tạo vào trong các cộng đoàn.

* Những việc học tập được chuyên biệt hóa: Trong một vài trường hợp, theo tài năng đặc biệt và/hay nhu cầu bắt đầu đưa các anh em vào trong những nhiệm vụ chuyên biệt của Hội dòng, những ứng sinh được thụ huấn của chúng ta đã được trao cho một cơ hội để bắt đầu những việc học hỏi chuyên biệt trong thời gian đào tạo cơ bản của họ trong nhiều lĩnh vực như ngôn ngữ học, nhân chủng học, triết học và y học. Hai kế hoạch có thể được nêu lên: Học viện nhân chủng học ở St. Augustine, nước Đức, đã đưa ra một chương trình phối hợp việc học ngôn ngữ, dẫn nhập vào nhân chủng học, phương pháp nghiên cứu, … (ATP). Học viện nghiên cứu tôn giáo và văn hóa Nanzan tại Nagoya, Nhật Bản, đã lên kế hoạch để dẫn đưa người ta vào việc nghiên cứu và học hỏi trong các lĩnh vực liên quan đến tôn giáo và văn hóa (RCTP).

II.2. Các văn kiện của Hội dòng về chương trình định hướng truyền giáo

II.2.1. Hiến pháp của Dòng Ngôi Lời (1983, được sửa đổi vào năm 2000)

Trong Hiến pháp, phần về Đào tạo có tên là “sự thăng tiến thành cộng đoàn truyền giáo sống động trong Ngôi Lời”. Phần này nhấn mạnh đến chiều kích truyền giáo của việc đào tạo trong dòng Ngôi Lời:

  • Hiến pháp số 516.1: Chương trình học vấn cho các chủng sinh của chúng ta cần làm nổi bật chiều kích truyền giáo và nhấn mạnh giá trị sự đa dạng của xã hội, văn hóa và tôn giáo để phục vụ loan báo Tin Mừng.
  • Hiến pháp số 515.1: Các tu huynh … Chương trình học vấn của họ cần nhấn mạnh chiều kích truyền giáo một cách kỹ càng

Dựa vào nền tảng này, Hiến pháp đem lại tầm quan trọng cho việc đào tạo truyền giáo mang tính thực nghiệm và việc chuẩn bị cho truyền giáo mang tính thực hành. Hiến pháp không làm cho các chương trình thực tập trong tỉnh dòng hay trong nước, thực tập xuyên văn hóa và thực tập ở hải ngoại trở thành bắt buộc, nhưng đề nghị chúng.

  • Hiến pháp số 516.4: Dành một thời gian hoạt động tông đồ có hướng dẫn là việc rất được khuyến khích đối với các chủng sinh. Khi nhận thấy có thể và thuận tiện, thời gian thực tập này có thể được thực hiện với nhiều lợi ích tại một quốc gia khác hoặc một nền văn hóa khác. Làm như thế, các chủng sinh có thể củng cố ơn gọi của mình, thử nghiệm các năng khiếu của mình và làm quen với những công việc của họ trong tương lai.
  • Hiến pháp số 515.3: Ở từng cấp trong quá trình đào tạo, các tu huynh dành một phần thời gian của họ cho hoạt động xã hội và tông đồ có hướng dẫn. Trong thời gian đào tạo, các tu huynh được khuyến khích đi truyền giáo ngắn hạn và sống trong môi trường có thể cho họ kinh nghiệm giao lưu văn hóa. (Số 515.3 của Hiến pháp được thêm vào năm 1994 để bảo đảm cho sự tham gia của các tu huynh vào chương trình thực tập ở hải ngoại.

II.2.2 Những Tổng tu nghị gần đây

Sau sự phê chuẩn Hiến pháp mới vào năm 1983, việc thực hành một năm chương thực tập trong tỉnh dòng hay trong nước đã trở nên rất phổ biến; cùng lúc đó nhiều sự chú ý đổ dồn vào sự phát triển của chương trình thực tập hải ngoại. Vì thế, những Tổng tu nghị sau đó đã đề cập thẳng chương trình thực tập hải ngoại.

Tổng tu nghị 1988 đã khẳng định giá trị của những thời kỳ dài hơn của chương trình thực tập có hướng dẫn như là một phần của tiến trình đào tạo. Những chương trình thực tập có hướng dẫn như thế đã minh chứng là một kinh nghiệm hữu hiệu và thực tế trong hai mức độ, mục vụ và xuyên văn hóa, như đã được đòi hỏi bởi tiến trình đào tạo (xem Hiến pháp số 516.4). Đặc biệt, khi đề cập đến chương trình thực tập hải ngoại, Tổng tu nghị đã đề nghị rằng những chương trình này nên được tổ chức theo một số tiêu chuẩn nhất định, bao gồm những tiêu chuẩn sau:

  • Thời gian hữu dụng cho kinh nghiệm này nên là thời gian sau năm thứ nhất hay năm thứ hai thần học hay, trong trường hợp các tu huynh, sau năm thứ hai trong thời gian khấn tạm.
  • Chương trình thực tập hải ngoại nên kéo dài tối thiểu hai năm.
  • Khi chọn nơi chốn và loại công việc mục vụ, nên ưu tiên cho kinh nghiệm xuyên văn hóa, dấn thân phục vụ người nghèo và tiếp xúc với các tôn giáo khác.
  • Cả hai tỉnh dòng gửi và tỉnh dòng nhận nên thiết lập một kế hoạch để giám sát, hướng dẫn và đánh giá.
  • Tỉnh dòng gửi nên gửi thông tin về những điều trông đợi, tài năng và những quan tâm khác của người được thụ huấn.
  • Nên có một sự cân bằng giữa kinh nghiệm thực tế và việc học tập có liên quan.
  • Việc học thần học và thực tập nghề trong một quốc gia khác là một lựa chọn thay thế có thể chấp nhận được đối với chương trình thực tập hải ngoại.

Tổng tu nghị ý thức về những khó khăn của một giai đoạn kinh nghiệm thực tế, bao gồm chương trình thực tập hải ngoại, nhưng vẫn tái khẳng định giá trị thiết yếu của kinh nghiệm này. (Bước Theo Ngôi Lời, số 1, 08/1988, tr. 72-73)

Tổng tu nghị 1994 một lần nữa tái khẳng định giá trị của chương trình thực tập hải ngoại và đã nói rằng: “Chương trình thực tập hải ngoại được công nhận bởi tất cả các tỉnh dòng như là một kinh nghiệm có giá trị cho các sinh viên trong việc đào tạo ban đầu.” (Bước Theo Ngôi Lời, số 5, 09/1994, tr. 27)

Tổng tu nghị 2000 đã đề nghị củng cố chương trình thực tập xuyên văn hóa và chương trình thực tập hải ngoại bằng: việc “nhấn mạnh đến những nguyên tắc hướng dẫn sẽ được dùng những yêu cầu tối thiểu cho các tỉnh dòng muốn đưa ra chương trình thực tập xuyên văn hóa hoặc chương trình thực tập hải ngoại; và huấn luyện các giám đốc chương trình thực tập xuyên văn hóa và chương trình thực tập hải ngoại và người cố vấn (on-site mentor).” (Đối thoại với Ngôi Lời, số 1, 09/2000, tr.55)

[Lưu ý: Việc nhấn mạnh đến kinh nghiệm học hỏi xuyên văn hóa đã đưa đến đề nghị rằng CTP (cross-cultural training program) có thể là tên gọi thích hợp cho chương trình này. Tuy nhiên, từ khi OTP là thuật ngữ được dùng trong các văn kiện của Hội dòng chúng ta và nó vẫn còn tiếp tục là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi, chúng ta sẽ dùng CTP/OTP]

III. Việc thực hiện các chương trình chuẩn bị cho truyền giáo mang tính thực hành của Dòng Ngôi Lời

Việc tổ chức chương trình thực tập xuyên văn hóa/thực tập hải ngoại (Cẩm nang cho các vị bề trên Dòng Ngôi Lời, c 20).

Những luật và luật chỉ đạo sau liên quan đến khía cạnh thực hành và việc tổ chức chương trình này nói đến một cách trực tiếp và rõ ràng chương trình thực tập xuyên văn hóa/chương trình thực tập hải ngoại (CTP/OTP) vốn kéo dài ít nhất là hai năm và bao gồm việc chuyển sang tỉnh dòng khác. Nhưng hầu hết những điều nói về chương trình OTP có thể cũng áp dụng được cho chương trình thực tập tại tỉnh dòng hay trong nước/chương trình thực tập xuyên văn hóa (CTP) vốn kéo dài một hay có thể hai năm và diễn ra trong nước mà không có bất kỳ sự thuyên chuyển chính thức nào.

III.1. Những mục đích của chương trình thực tập xuyên văn hóa/chương trình thực tập hải ngoại (CTP/OTP) (x. Nuntius XII, tr. 704, số 1):

  • Để nhận thức và đào sâu thêm căn tính và sự dân thân mang tính tu sĩ truyền giáo của ứng sinh;
  • Để phát triển những tài năng và kỷ năng cá nhân liên quan đến sự vụ truyền giáo của chúng ta;
  • Để đào sâu thêm niềm tin và sự dấn thân cá nhân của ứng sinh đối với Chúa Kitô, Giáo hội, và dân Thiên Chúa theo cách thức mục vụ truyền giáo của Dòng Ngôi Lời;
  • Để phát triển thái độ kiểm điểm bản thân, và đào sâu thêm việc ý thức về bản thân mình trong tương quan với vai trò truyền giáo;
  • Để phát triển suy tư thần học và khả năng nghề nghiệp;
  • Để cung ứng điểm trọng tâm, sự hướng dẫn, sự nhiệt tình và sự quan tâm mang tính phê bình trong việc học vấn và thực hành nghề nghiệp trong suốt những năm đào tạo còn lại;
  • Để tạo ra một mối quan hệ hợp tác chặc chẽ hơn trong việc đào tạo các nhà truyền giáo tương lai với những thành viên của Hội dòng trong các tỉnh dòng gửi và các tỉnh dòng nhận;
  • Để củng cố ý thức truyền giáo quốc tế trong các nhà đào tạo và để thúc đẩy sự trao đổi kinh nghiệm mang nhiều lợi ích từ sự đa dạng của những Giáo hội xuyên văn hóa hay ở hải ngoại;
  • Để có được một sự khởi đầu sớm hơn trong việc học ngôn ngữ và hội nhập văn hóa. Chương trình thực tập xuyên văn hóa/chương trình thực tập hải ngoại (CTP/OTP) đòi hỏi một sự sẵn sàng lớn hơn để khắc phục những thách đố trong việc hội nhập văn hóa, bao gồm việc học ngôn ngữ và cá tính của các dân tộc;
  • Để đưa các ứng sinh vào các công việc truyền giáo của Hội dòng;
  • Để củng cố thái độ dấn thân cho việc Phúc Âm hóa, đặc biệt là trong lĩnh vực công bình xã hội từ quan điểm của người nghèo;
  • Để đưa các ứng sinh được đào tạo vào bốn lĩnh vực đối thoại ngôn sứ của Hội dòng chúng ta một cách thực hành.

III.2. Những người tham gia

Quan trọng là các ứng viên phải được chọn lựa một cách cẩn thận cho những hoàn cảnh và quốc gia khác nhau. Tất cả ứng viên không được yêu cầu phải thích ứng với mọi hoàn cảnh. Khả năng học ngôn ngữ, thích nghi văn hóa, các điều kiện sức khỏe, v.v… phải được xem xét trong khi chọn lựa các ứng viên. Không nên chọn những người có bất kỳ vấn đề tâm lý nghiêm trọng nào cho chương trình thực tập xuyên văn hóa/chương trình thực tập hải ngoại (CTP/OTP).

* Chương trình thực tập xuyên văn hóa/chương trình thực tập hải ngoại (CTP/OTP) là những giai đoạn đào tạo được dự định cho cả tu huynh và giáo sĩ trong giai đoạn khấn tạm.

* Sau một hay hai năm khấn tạm, bất kỳ anh em nào muốn tham gia vào chương trình thực tập xuyên văn hóa/chương trình thực tập hải ngoại (CTP/OTP) cũng có thể để trình yêu cầu cho nhà đào tạo của mình và/hay cho vị bề trên trực tiếp của mình (Nuntius, XII, tr. 704, số 3a).

* Từ khi chương trình thực tập xuyên văn hóa/chương trình thực tập hải ngoại được dự định để củng cố và tăng cường ơn gọi của các ứng sinh trong giai đoạn đào tạo, ứng sinh tham gia nên có sự kiên định trong sự dấn thân ơn gọi của họ. Kinh nghiệm cho thấy rằng các sinh viên có vấn đề cá nhân hay trong khủng hoảng ơn gọi không có khả năng để thu lợi từ chương trình thực tập xuyên văn hóa/chương trình thực tập hải ngoại (CTP/OTP).

III.3. Những trách nhiệm của tỉnh dòng gửi

Những trách nhiệm của tỉnh dòng gửi là việc chọn lựa các ứng viên tham gia chương trình thực tập xuyên văn hóa/chương trình thực tập hải ngoại (CTP/OTP), hướng dẫn và tất cả phần còn lại của việc chuẩn bị và sắp xếp cho đến khi các ứng viên tham gia đến nơi thực tập.

* Nhà đào tạo đệ trình yêu cầu của ứng sinh được đào tạo lên cho vị bề trên địa phương với những lời nhận xét và tiến cử riêng của mình.

* Vị bề trên địa phương đệ trình yêu cầu này với những tiến cử của mình và của hội đồng ngài cho Giám tỉnh.

* Vị bề trên tỉnh dòng hay miền dòng có năng quyền thuyên chuyển những anh em của tỉnh dòng ngài sang tỉnh dòng khác hay miền dòng để thực hiện chương trình thực tập xuyên văn hóa/chương trình thực tập hải ngoại (CTP/OTP). Việc thuyên chuyển này chỉ có thể được thực hiện sau khi có được sự đồng ý của vị bề trên của tỉnh dòng hay miền dòng nhận và sau khi chính ngài nhận thấy rằng tỉnh dòng hay miền dòng nhận có một chương trình thích hợp với đầy đủ những anh em có liên quan để đồng hành với những ứng sinh tham gia chương trình thực tập xuyên văn hóa/chương trình thực tập hải ngoại (CTP/OTP). Việc thuyên chuyển phải được thực hiện bằng thư và gửi cho tỉnh dòng nhận. Một bản sao của việc thuyên chuyển phải được gửi sang Tổng quyền để lưu vào sổ (Nuntius, XIV, tr. 105, số 2).

* Để giúp cho vị giám đốc và vị phụ tá chương trình thực tập xuyên văn hóa/chương trình thực tập hải ngoại (CTP/OTP) thực hiện công việc của mình cách hiệu quả, điều quan trọng là tỉnh dòng gửi cung cấp cho tỉnh dòng nhận một vài thông tin nền tảng về ứng sinh tham gia, ví dụ như tình trạng sức khỏe, sự sẵn sàng thích nghi các nền văn hóa khác, sự dấn thân trong ơn gọi, sự quan tâm và những kỷ năng trong công việc truyền giáo chuyên biệt, …

* Người anh em này được thuyên chuyển trở về tỉnh dòng gửi một cách tự động khi anh em ấy trở về tỉnh dòng gửi vào lúc kết thúc chương trình thực tập xuyên văn hóa/chương trình thực tập hải ngoại (CTP/OTP). Tổng quyền phải được thông báo về sự trở về này.

* Giám tỉnh có tổ chức chương trình tái hội nhập cho những anh em trở về từ chương trình thực tập xuyên văn hóa/chương trình thực tập hải ngoại.

III.4. Trách nhiệm của tỉnh dòng nhận

Trong khi mời các anh em trong thời gian khấn tạm tham gia vào chương trình thực tập xuyên văn hóa/chương trình thực tập hải ngoại của mình, tỉnh dòng nhận hứa rằng họ có một chương trình rất đáng giá, một giám đốc chương trình thực tập xuyên văn hóa/chương trình thực tập hải ngoại đủ khả năng và rằng họ sẽ cung cấp một vị cố vấn thích hợp để đồng hành với những người tham gia trong kinh nghiệm của họ về đời sống và sứ vụ truyền giáo của Hội dòng. Vì thế:

* Tỉnh dòng nhận đảm nhận mọi trách nhiệm đối với người tham gia vào chương trình thực tập xuyên văn hóa/chương trình thực tập hải ngoại (CTP/OTP) bao lâu người ấy còn là thành viên của tỉnh dòng này.

* Một tỉnh dòng nên có một chương trình được xác định rõ ràng trước khi họ nhận bất kỳ người tham gia vào chương trình thực tập xuyên văn hóa/chương trình thực tập hải ngoại (CTP/OTP).

* Tỉnh dòng nhận nên bổ nhiệm một có đủ khả năng thích hợp làm giám đốc chương trình thực tập xuyên văn hóa/chương trình thực tập hải ngoại, người sẽ phục vụ như điều phối viên bao trùm tất cả (the over all coordinator) của chương trình thực tập xuyên văn hóa/chương trình thực tập hải ngoại trong tỉnh dòng (Nuntius XIII, tr. 486, số 1).

* Tỉnh dòng nhận nên bổ nhiệm người cố vấn giàu kinh nghiệm (mentor) để đồng hành với những người tham gia chương trình thực tập xuyên văn hóa/chương trình thực tập hải ngoại (CTP/OTP) tại những nơi tương ứng của người tham gia.

III.5. Tài chính

* Những sắp xếp tài chính phải được thực hiện dựa trên thỏa thuận giữa giám tỉnh gửi và giám tỉnh nhận.

* Thông thường, chi phí về chuyến đi, học ngôn ngữ/văn hóa phải được lên ngân sách và được trả bởi chương trình đào tạo của những tỉnh dòng gửi.

* Chi phí cho cuộc sống hằng ngày sẽ được chịu bởi tỉnh dòng nhận trong khi những người tham gia còn ở trong tỉnh dòng này.

* Các sinh viên nên biết những vấn đề tài chính liên quan và ai chịu trách nhiệm cho họ.

III.6. Chuẩn bị cho chương trình thực tập xuyên văn hóa/chương trình thực tập hải ngoại – chuẩn bị xa và chuẩn bị gần

Chuẩn bị xa: giúp cho những người tham gia vào chương trình thực tập xuyên văn hóa/chương trình thực tập hải ngoại hướng đến việc đánh giá bản thân mình, việc hiểu bản thân mình và căn tính

* Tinh thần cởi mở và khả năng tìm kiếm sự giúp đỡ khi cần,

* Giúp đỡ qua việc đánh giá của nhóm anh em ngang hàng và việc đánh giá của các nhà đào tạo,

* Thực hiện báo chí chuyên sâu (Intensive Journal) hay những phương tiện khác để thúc đẩy suy tư, đánh giá bản thân và ghi chép nó,

* Lập hồ sơ với những báo cáo về các đánh giá của những người nganh hàng và các nhà đào tạo ở mọi giai đoạn đào tạo và hồ sơ sức khỏe tâm lý và thể lý.

Chuẩn bị gần: phát triển một hệ thống học hỏi

* Học hỏi để học trong trong một hoàn cảnh khác với hoàn cảnh của mình – học từ toàn thể môi trường xã hội và những cuộc xung đột con người,

* Dẫn nhập vào các phương pháp nhận biết các vấn đề và phát triển vấn đề phương pháp giải quyết,

* Một sự dẫn nhập một cách có hệ thống vào việc học hỏi xuyên văn hóa, học ngôn ngữ và thông tin về đất nước sẽ đến. (Chúng ta có nhiều khóa học như thế được tổ chức tại Philipin và tại Ấn độ, vốn mở rộng cho các hội dòng khác và những người giáo dân truyền giáo).

III.7. Việc lập lại lời khấn đối với các sinh viên tham gia chương trình thực tập xuyên văn hóa/chương trình thực tập hải ngoại

Sự dự kiến/ thời hạn/ sự kéo dài (Nuntius XIII, tr. 485-486).

* Để tránh những khó khăn liên quan đến việc lặp lại lời khấn, khi thuyên chuyển các giấy tờ của ứng sinh thụ huấn, phải dự kiến việc lặp lại lời khấn trước và với một thời hạn dài hơn đối với những ứng sinh tham gia chương trình thực tập xuyên văn hóa/chương trình thực tập hải ngoại.

* Trước khi đi thực tập xuyên văn hóa/thực tập hải ngoại, mỗi anh em nên lập lại lời khấn tạm với một thời hạn hai hay ba năm, tùy thuộc vào thời gian họ nghĩ là rời khỏi tỉnh dòng gửi.

* Nếu việc lên đường của ứng sinh tham gia vào chương trình thực tập xuyên văn hóa/chương trình thực tập hải ngoại hay vào việc học ngôn ngữ xảy ra vài tháng trước lần lặp lại lời khấn tiếp theo, thì Giám tỉnh có thể cho phép người ấy tuyên khấn trước thời hạn sau tiến trình chấp nhận thông thường.

* Công thức lời khấn trong Hiến pháp số 513.9 phải được dùng trừ việc chỉ định khoảng thời gian. Việc khấn tạm với thời hạn hai hay ba năm phải được ghi chú trong sổ khấn và trong bản báo cáo (Relatio Form) của anh em.

* Việc ghi chú về việc tuyên khấn này phải được thông báo cho vị Giám tỉnh của tỉnh dòng nhận.

* Trong những trường hợp mà anh em tham gia chương trình thực tập xuyên văn hóa/chương trình thực tập hải ngoại trước hết phải đi đến một quốc gia khác để học ngôn ngữ, thông tin tương tự cũng phải được gửi đến bề trên giám tỉnh đó.

* Bởi vì các sinh viên được thuyên chuyển sang tỉnh dòng khác để thực tập xuyên văn hóa hoặc thực tập hải ngoại không lập lại lời khấn trong tỉnh dòng thực tập xuyên văn hóa hoặc thực tập hải ngoại, không cần phải gửi hồ sơ đào tạo (Relatio Papers).

* Bởi vì thực tế là những người tham gia chương trình thực tập xuyên văn hóa hoặc chương trình thực tập hải ngoại tuyên khấn cho một khoản thời gian hai năm hay ba năm, họ có thể kéo dài thời gian khấn tạm quá giai đoạn sáu năm trong những trường hợp đặc biệt. Hội đồng tổng quyền đã cho phép đối với sự kéo dài như thế cũng như đối với năm tuyên khấn một cách trực tiếp theo sau chương trình thực tập xuyên văn hóa hoặc thực tập hải ngoại theo Hiến pháp số 513.5 (x. Nuntius XIII, tr. 486, số 1).

* Bề trên giám tỉnh của tỉnh dòng gửi người tham gia chương trình thực tập xuyên văn hóa hoặc thực tập hải ngoại là người có thẩm quyền chấp nhận cho người thực tập những sự kéo dài này. Hội đồng địa phương nên bắt đầu tiến trình chấp thuận một cách bình thường, nhưng chỉ sau khi nghiên cứu các bản lượng giá của hội đồng tỉnh dòng và của những người có trách nhiệm đối với anh em trong giai đoạn thực tập xuyên văn hóa hoặc thực tập hải ngoại (ibid.).

* Anh em được thuyên chuyển một cách tự động về tỉnh dòng gửi khi mà anh em ấy trở về vào lúc kết thúc chương trình thực tập xuyên văn hóa hoặc thực tập hải ngoại. Vì sự thuyên chuyển tự động này, bề trên giám tỉnh quê hương có quyền, bởi chức vụ, chấp thuận cho người thực tập tuyên khấn với sự đồng ý của hội đồng ngài và có quyền nhận lời lời khấn của anh em thực tập. Trong việc thừa nhận người anh em thực tập, khẩn thiết hơn hết là nhấn mạnh đến những bản lượng giá trong suốt thời gian thực tập xuyên văn hóa hoặc thực tập hải ngoại.

III.8. Giám đốc và người cố vấn (mentor) chương trình thực tập xuyên văn hóa hoặc thực tập hải ngoại

Giám đốc và người phụ tá (on-site) hay người cố vấn địa phương (field mentor) (người chịu trách nhiệm địa phương) nên là các nhà đào tạo và nên được đưa vào chương trình và là một mẫu gương tốt cho các người tham gia chương trình thực tập xuyên văn hóa hoặc thực tập hải ngoại.

* Tốt nhất họ là những người có kinh nghiệm cá nhân về chương trình thực tập xuyên văn hóa hoặc thực tập hải ngoại.

* Họ nên hoạt động như là một nhóm.

* Giám đốc nên gặp gỡ cá nhân với những người tham gia chương trình thực tập xuyên văn hóa hoặc thực tập hải ngoại và nên biết cuộc sống của họ và hoàn cảnh công việc của họ.

* Giám đốc nên giữ liên lạc với giám tỉnh của tỉnh dòng gửi và giám tỉnh của tỉnh dòng nhận và các bề trên địa phương.

* Giám đốc chịu toàn bộ trách nhiệm đối với việc tổ chức chương trình thực tập và nên đồng hành với các người thực tập.

* Người cố vấn phụ tá nên là một thành viên SVD chín chắn, có trách nhiệm và có kinh nghiệm, người này chịu trách nhiệm trong ba lĩnh vực: hướng dẫn, suy ngẫm và lượng giá.

III.9. Việc đồng hành trong chương trình thực tập xuyên văn hóa hoặc thực tập hải ngoại

Sẽ có nhiều cách thức thực hiện việc cố vấn tùy theo những hoàn cảnh khác nhau. Những điều sau đây nên được xem như là một hướng dẫn, trừ phi những sự biên soạn khác được thực hiện bởi những tỉnh dòng liên quan. Giám đốc chương trình thực tập xuyên văn hóa hoặc thực tập hải ngoại nên có trách nhiệm bảo đảm những điều sau đây:

Giao kèo (contract): Người cố vấn thiết lập các mục tiêu và thời gian biểu. Người cố vấn phải thiết lập một cách rõ ràng những trách nhiệm của người tham gia thực tập và quy định công việc thực tập và việc giám sát trong những gì liên quan đến truyền giáo.

Suy ngẫm (reflection): Hai tuần một lần, người cố vấn thu xếp một cuộc họp với người tham gia chương trình thực tập xuyên văn hóa hoặc thực tập hải ngoại để suy ngẫm về kinh nghiệm mục vụ như là một tình huống học hỏi. Chất liệu cho những cuộc họp này nên là bài viết tóm lược của người tham gia thực tập về kinh nghiệm cá nhân của họ.

Tính ích lợi (availability): Người cố vấn nên sẵn sàng tiếp xúc với các người tham gia chương trình thực tập xuyên văn hóa hoặc thực tập hải ngoại và có thời gian rảnh đủ để khích lệ và khuyên bảo những người tham gia về những điều cơ bản. Người cố vấn nên giúp những người tham gia thực tập xem kinh nghiệm mục vụ như là công việc phục vụ người khác cũng như là một lợi ích cho chính bản thân họ, do đó, không luôn luôn làm điều mà họ thích hoặc họ thành công.

Lượng giá (evaluation): Tiến hành việc suy ngẫm và việc viết các lượng giá là một phần chính yếu của chương trình thực tập tại hải ngoại (Nuntius XIII, tr. 486, số 1)

* Một lượng giá chi tiết hơn được thực hiện hai lần trong năm. Sự lượng giá này trước hết được viết bởi người tham gia chương trình thực tập hải ngoại và được thảo luận với người cố vấn (mentor). Trong ánh sáng của cuộc thảo luận này, việc lượng giá được sửa lại bởi người tham gia và một bản sao được gửi về người đào tạo có trách nhiệm của tỉnh dòng gửi. Có thể xảy ra là chính người cố vấn (mentor) cũng viết một bản lượng giá.

* Người cố vấn nên làm một lượng giá chính thức và kỹ lưỡng vào cuối chương trình thực tập xuyên văn hóa/thực tập hải ngoại, nên nhìn lại bản lượng giá này với mỗi người tham gia và gửi nó đến tỉnh dòng gửi càng sớm càng tốt vì nó sẽ giúp cho các người đào tạo trong tỉnh dòng gửi trong việc lượng giá anh em trước khi lập lại lời khấn.

III.10. Chương trình tái hội nhập (re-entry program)

Tương tự với việc chuẩn bị cho chương trình thực tập xuyên văn hóa/thực tập hải ngoại, nghĩa là việc giới thiệu trước khi bắt đầu, và việc đồng hành trong suốt chương trình, một chương trình tái hội nhập sau chương trình thực tập xuyên văn hóa/thực tập hải ngoại nên là một phần chính của toàn bộ chương trình. Cùng với lượng giá cuối cùng của chương trình, nên có một sự giới thiệu về tiến trình tái hội nhập.

* Nếu thậm chí chương trình là một thành công có mức độ, các sinh viên sẽ thay đổi một cách đáng kể và sẽ trở nên chín chắn hơn trong suốt thời gian mà họ vắng mặt. Họ sẽ trở nên thực tế hơn, tự lập và độc lập hơn với người có thẩm quyền. Họ sẽ nhìn vào văn hóa riêng của họ một cách phê bình và đánh giá nó một cách khách quan hơn. Một thách đố mới đối với căn tính của họ sẽ xuất hiện. Họ sẽ phải vượt qua một tiến trình định hướng văn hóa trong nền văn hóa riêng của họ.

* Việc tái hội nhập vào nền văn hóa của riêng mình sẽ đòi hỏi rất nhiều từ sinh viên và có thể sẽ tạo ra một vài bối rối (confusion) cho chính họ và cho người khác. Những điều này cần được nói đến trên những cấp độ khác.

* Trên cấp độ cá nhân, người sinh viên sẽ phải liên lạc với chính mình qua sự giúp đỡ của hồ sơ và nhật ký của họ. Người sinh viên ấy nên được giúp đỡ để thấy được tính liên tục trong các hành vi và phản ứng của mình trong phạm vi của sự phát triển mới nơi cuộc sống riêng của mình.

* Trong những buổi gặp gỡ nhóm hay cá nhân có tính giám sát, các sinh viên nên được giúp đỡ để thấy những thay đổi nơi chính bản thân họ và trong hoàn cảnh mới của họ.

* Họ nên được giúp đỡ để nhận ra những phương diện ích lợi của cả hai nền văn hóa và làm sao họ có thể hòa nhập chúng vào trong căn tính đang phát triển của họ.

* Họ nên được khích lệ và trợ giúp một cách liên tục với hệ thống tự học mang tính biến hóa trong hoàn cảnh xuyên văn hóa, đồng thời cũng phải điều chỉnh theo hệ thống lớp học mang tính học thuật với các bài học và bài kiểm tra.

Kết luận

Để bảo đảm một sứ vụ truyền giáo được định hướng một cách chính thống, chương trình thực tập xuyên văn hóa/thực tập hải ngoại là một mối bận tâm đào tạo mang tính thực tế. Chúng ta cần luôn tự hỏi chính mình rằng chương trình thực tập xuyên văn hóa/thực tập hải ngoại của chúng ta có thật sự đưa ra một định hướng truyền giáo và các giám đốc, các cố vấn và những người đồng hành của chương trình thực tập xuyên văn hóa/thực tập hải ngoại được lựa chọn trong tinh thần này không.

Chúng ta tiếp tục tiến trình tái xác định sứ vụ truyền giáo của chúng ta trong một thế giới thay đổi nhanh chóng. Chỉ có một sự đào tạo làm chúng ta đối diện đối diện với những thách đố và cơ hội mới có thể chuẩn bị cho chúng ta đối với một sứ vụ truyền giáo như thế. Chương trình thực tập xuyên văn hóa/thực tập hải ngoại cũng như chương trình thực tập trong nước và những hình thức khác chuẩn bị mang tính thực hành cho sứ vụ truyền giáo sẽ có một vai trò lớn trong việc đào tạo hướng chúng ta đến sứ vụ truyền giáo tương tai của Giáo Hội (Nuntius XII, tr 704, số 2; XIII, tr. 486, số 1).

Ngày 31 tháng 8 năm 2001

Lm. Antôn P. Nguyễn Thanh Hà,SVD chuyển ngữ

Bài trướcGiáo Xứ An Mỹ: Mừng Ngày Tổng Hội Legio Mariae Hạt Phú Thọ
Bài tiếp theoĐức Thánh Cha nhắn nhủ giới trẻ: ” Hãy lắng nghe ông bà của chúng con”

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

The reCAPTCHA verification period has expired. Please reload the page.