Truyền Thông: Mục vụ Tông đồ chuyên biệt trong Dòng Ngôi Lời

0
453
* Thông điệp Tháng 5 năm 2022 của Cha tổng quyền Paulus Budi Kleden, SVD và Ban Lãnh Đạo Dòng Ngôi Lời, trong Arnoldus Nota, May 2022, trang 1-3. Lm. Giuse Đỗ Nguyên Vũ, SVD chuyển ngữ. Nguồn: svdcuria.org

 

Tổng Tu Nghị (TTN) thứ 15 (năm 2000) của Dòng Ngôi Lời đã đặt Truyền thông là một trong bốn chiều kích linh đạo của Dòng, cùng với Tông đồ Thánh Kinh, Linh hoạt Truyền Giáo, và các hoạt động JPIC (tức là Công lý – Hòa bình và Sự Toàn vẹn của Tạo thành). Do đó, bằng việc thêm nhấn mạnh vào tầm quan trọng của truyền thông như là di sản từ thời cha Arnold Janssen, TTN15 nhận thấy truyền thông như một tính năng đặc trưng của mỗi thành viên Hội Dòng, và như là thái độ cần thiết cơ bản cho những nhà truyền giáo Ngôi Lời, đã được phản ánh trong Hiến pháp SVD số 115.

Hiến pháp số 102 cho thấy rõ hơn: “Vì là nhà truyền giáo Ngôi Lời, mỗi thành viên được mời gọi để giao tiếp”. Chúng ta hiểu được những trách nhiệm của các Tỉnh Dòng/ Miền Dòng/ Giáo điểm nhằm làm cho mục vụ truyền thông trở thành một trong những ưu tiên để “cổ vũ lòng yêu mến Kinh Thánh, khuyến khích các Kitô hữu sống ơn gọi truyền giáo chung, đấu tranh chống lại sự không dung thứ và thù ghét, và chia sẻ thông điệp tình yêu của Thiên Chúa.” (xem Chính sách Truyền thông của SVD số 25).

Do đó, những bổ nhiệm điều phối viên truyền thông trong hầu hết các Tỉnh Dòng/ Miền Dòng/ Giáo điểm, những trung tâm truyền thông trong một số tỉnh dòng, sự tham gia của các anh em SVD trong lĩnh vực truyền thông vừa mang tính chính thức vừa mang tính cá nhân, và sự hiện diện của nhiều anh em SVD trên các nền tảng kỹ thuật số và mạng xã hội, đặc biệt là trong thời COVID-19, có thể chỉ được hiểu như những bằng chứng về sự dấn thân trong lĩnh vực tông đồ này để rao giảng Tin Mừng.

Thực sự có những sáng kiến về truyền thông trong các Tỉnh Dòng/ Miền Dòng/ Giáo điểm của Dòng Ngôi Lời, cả bên trong lẫn bên ngoài. Ví dụ, hầu hết các Tỉnh Dòng/ Miền Dòng/ Giáo điểm đều có một bản tin để thông tin và thông báo những quyết định đến các anh em trong Dòng. Tương tự, một số tỉnh dòng cũng có những tạp chí truyền giáo, để phổ biến công việc truyền giáo ở địa phương và trên toàn thế giới, linh hoạt truyền giáo và gây quỹ cho sứ vụ của Dòng Ngôi Lời trên toàn thế giới.

Một số tỉnh dòng còn có những trạm phát thanh và truyền hình riêng để rao giảng Tin Mừng. Do đó, nhiều tu sĩ Dòng Ngôi Lời cũng tham gia vào các trạm này thông qua việc chia sẻ bài giảng, Phúc âm hóa, hoặc những chương trình nhận thức về các vấn đề xã hội. Thêm vào đó, nhiều trung tâm truyền thông của Dòng Ngôi Lời còn cung cấp những tài liệu âm thanh và hình ảnh, để loan báo Tin Mừng và linh hoạt truyền giáo.

Với cuộc cách mạng kỹ thuật và truyền thông đa phương tiện theo Hội Dòng bố trí, tất cả các Tỉnh Dòng/ Miền Dòng/ Giáo điểm đều có những nhóm WhatsApp để liên lạc nội bộ. Thêm vào đó, nhiều tu sĩ Ngôi Lời xuất hiện trên các mạng xã hội vừa ở cấp độ cá nhân vừa ở cấp độ tổ chức. Tất cả những sáng kiến này thật xuất sắc và đáng công nhận. Tuy nhiên, chúng ta đừng đánh mất tầm nhìn, rằng “truyền thông không phải là một hoạt động, nhưng là một lối sống, một lối hiện hữu trong thế giới” (Juan Narbona: Comunicare la fede oggi, p. 5.).

Như chúng ta thấy, giao tiếp giữa người-với-người, dù từ quan điểm con người hay kỹ thuật, thì đều giữ độc quyền sự ảnh hưởng đến đời sống hằng ngày của chúng ta. Internet và truyền thông kỹ thuật số cung cấp nhiều cơ hội truy cập vào kiến thức và tương tác giữa người với người. Tuy nhiên, như Đức giáo hoàng Phan-xi-cô nói, “… truyền thông đa phương tiện đã bộc lộ chúng như là những nơi phơi bày nhiều nhất thông tin lạc hướng, tin giả, có kế hoạch bóp méo nhận thức về những sự thật và những mối quan hệ liên cá nhân, mà thường chúng có hình thức của sự bất tín. (xem Thông điệp ngày Truyền thông Thế giới lần thứ 53, năm 2019).

TTN thứ 18 năm 2018 làm nổi bật tầm quan trọng của các phương tiện này, để loan báo Lời Chúa theo cách có thể dẫn đến sự biến đổi thế giới, trở thành một xã hội nhân văn và công chính hơn. Nó tuân theo những giá trị Nước Trời và thúc giục một lối sử dụng có trách nhiệm những phương tiện như TTN đề xuất. Tương tự, TTN mời gọi chúng ta phát triển những chiến lược và những chương trình cho các cá nhân và cộng đoàn, về việc sử dụng có trách nhiệm truyền thông xã hội và kỹ thuật số (xem TTN 18, số 46-47).

Theo cách này, chúng tôi muốn đưa ra những thái độ và thực hành, có thể xem là căn bản, để củng cố và khuyến khích truyền thông mang tính kỹ thuật và liên cá nhân, ở các cấp độ cá nhân và cộng đoàn.

Lấy cảm hứng từ Chúa Giêsu như là nhà truyền thông xuất chúng

Đức Hồng y Cantalamessa nói với những thành viên của Giáo triều trong dịp tĩnh tâm Mùa Chay năm 2022 rằng: “Nhiều người bỏ thánh lễ ra về bực bội vì bài giảng, khô khốc hơn là thấy mình được bồi dưỡng.” Khi giao tiếp, Chúa Giêsu là một vị thầy xuất chúng: “Chưa từng có ai nói được như người này” (Ga 7,46). Chúa Giêsu là người kể chuyện tài ba. Ngài đã dùng các hình ảnh (40 hình ảnh trong Tin Mừng) bằng ngôn ngữ đơn giản, ngắn gọn, đầy chân lý và sự rõ ràng. Những hình ảnh nói lên nhiều điều và phản ánh đời sống hằng ngày của dân chúng. “Ngài biết cách dùng truyện kể, một truyện ngụ ngôn, một phép ẩn dụ vào đúng lúc? Dù là khơi dậy sự chú ý, xoa dịu xung đột, hoặc khuyến khích phản tỉnh cá nhân, nhưng không phản lại bản chất của thông điệp”. (xem Thierry Lenoir: Parole de chair. Les techniques de Jésus, maître en communication).

Đức Giêsu đã biết cách thu hút người nghe bởi vì Ngài đã sở hữu một “mảng màu” kỳ diệu của sự thu hút trong giao tiếp. Trước hết là sự nhiệt tình lan tỏa của Ngài. Ngài đã nói với những ngư phủ nhàn rỗi: “Theo tôi và tôi sẽ làm cho các anh trở thành những ngư phủ lưới người” (Mt 4,19); và điều đó đã đủ để họ bỏ mọi sự mà theo Ngài. Tầm nhìn của Ngài là tích cực và lạc quan thấy rõ. Ngài đã dám lên tiếng cho hạnh phúc của những “người bé nhỏ” bị bóc lột tại Ga-li-lê-a. Ngay cả Ngài đã nói: “Anh em là muối cho đời và ánh sáng cho trần gian!” (Mt 5,13f). Thông điệp của Ngài nhằm “nói chính xác”; ý tưởng rõ ràngsúc tích, không mơ hồ. Ngài nói hết ý”. (xem Thierry Lenoir: Parole de chair. Les techniques de Jésus, maître en communication). Ngay cả khi Ngài yêu cầu hoặc gây khó chịu thì Ngài vẫn là nhà truyền thông có khả năng liên kết nhóm.

Lấy con người là trung tâm của truyền thông

Sự lệch lạc trong truyền thông, nhất là truyền thông kỹ thuật số và mạng xã hội, là chủ nghĩa chiến thắng, ái kỷ (tự yêu), tự cho mình là trung tâm. Chúng ta cũng không tránh khỏi sự xấu xa này trong đời tu và trong Giáo hội. Biết bao anh em tu sĩ quá ảnh hưởng vào Internet và mạng xã hội, nhưng mọi thứ xoay vòng quanh họ! Con người ở trung tâm giao tiếp của Chúa Giêsu. Cũng vậy, Ngài luôn tìm đáp lại những nhu cầu của con người. Nơi Ngài, người bị gạt ra bên lề xã hội tìm thấy được mái nhà. Những ai bị sỉ nhục hoặc bị chà đạp trong cuộc sống đều được đón nhận và coi trọng.

Làm cho truyền thông gọi mời hành động

Thay vì đưa mọi người xích lại gần nhau, thì chúng ta cũng thấy có những truyền thông gây chia rẽ, xúi giục hận thù và chiến tranh. Tuy nhiên, cách truyền thông của Chúa Giêsu mở ra những khả năng: mời gọi yêu thương, bình an, bác ái, hiệp thông… “Anh em đã nghe Luật dạy rằng: Hãy yêu đồng loại và hãy ghét kẻ thù. Còn Thầy, Thầy bảo anh em: hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em” (Mt 5,43-44).

Làm nhà truyền thông biết lắng nghe

Ngoài sự thấu cảm làm chất lượng then chốt thì việc lắng nghe tích cực cũng là nền tảng cho người làm truyền thông. Một trong những thách thức quan trọng cho người làm truyền thông ngày nay chính là cung cấp những giải pháp khắc phục cho những nhu cầu không có trước đây. Đây là logic nằm sau việc quảng bá là chính. Giáo hội không còn lạ gì đối với việc thực hành đức tin và Phúc âm hóa này. Như Đức giáo hoàng Phanxicô nói: “một nhà truyền thông giỏi thì trên hết là người biết lắng nghe”, bởi vì theo ngài, “Bạn không thể giao tiếp nếu bạn không lắng nghe trước, và bạn không thể là một ký giả giỏi nếu bạn không có khả năng lắng nghe. Để cung cấp thông tin chặt chẽ, cân bằng và đầy đủ thì cần phải lắng nghe lâu…” (theo Thông điệp ngày Truyền thông Thế giới lần thứ 56, năm 2022). Do đó, chúng ta phải luôn ưu tiên cho kỹ năng lắng nghe trong truyền thông: lắng nghe người nói cách tích cực và hiểu những suy nghĩ, ý tưởng, và cảm xúc của họ.

Sử dụng tốt truyền thông

Về bản chất, internet và truyền thông kỹ thuật số là phát minh kỹ thuật tuyệt vời, có thể vừa tiếp cận được các cá nhân vừa đến được với vô số người. “Nếu dùng đúng thì chúng cung cấp những trợ giúp đắc lực cho loài người” (xem Decree Inter Mirifica: The means of Social Communication). Tuy nhiên, chúng cũng gây hại cho chính người dùng.

Với việc kêu gọi sử dụng tốt truyền thông trong cương vị người tu sĩ, chúng ta cần thêm vào lời mời gọi sống khôn ngoan, tôn trọng, kỷ luật, và tự chủ. Chúng ta không thể cho phép chính mình bị thống trị hoặc bị nô lệ cho truyền thông hoặc bị nghiện truyền thông trong lối sống, đôi khi đi ngược lại với những giá trị Tin Mừng và đời tu.

Sự chuyên nghiệp

Lúc truyền thông phát triển nhanh, luôn có những rủi ro khi muốn làm được tất cả, rồi rốt cuộc lại chẳng làm được cái gì.[1] Do đó, thật tốt để phản tỉnh và đánh giá những phương tiện nào cần thiết. Thêm vào đó, chúng ta phải có thêm sự chuyên nghiệp nếu chúng ta muốn đạt được những kết quả tốt trong truyền thông.

Người làm truyền thông giỏi không phải do bẩm sinh mà do được hình thành. Những nhóm truyền thông của Dòng Ngôi Lời phải tự huấn luyện mình. Họ phải dạy cho các anh em tu sĩ trong dòng và trong các giáo xứ, các nhà đào tạo, và các cộng tác viên truyền giáo là giáo dân thông qua chức vụ của họ.

Chúng ta hãy hy vọng việc hiểu biết về truyền thông ví như tự trao ban yêu thương, sẽ giúp tất cả chúng ta làm cho truyền thông trở thành những khí cụ để mang tâm hồn của Chúa Giêsu đến với tâm hồn của mọi người.

Cha tổng quyền Paulus Budi Kleden, SVD và Ban Lãnh Đạo Dòng Ngôi Lời

Chú thích:

[1] Nguyên văn: “In the face of the proliferation of media, there is always the risk of covering all of them and, in the end, not being in any of them.”

_________

Tóm tắt Bản tin Hội Dòng (Tiếng Anh)

Bài trướcMỪNG KÍNH THÁNH GIUSE THỢ (1/5) – GX. TẦM NGÂN MỪNG BỔN MẠNG
Bài tiếp theoChú giải Tin Mừng Chúa Nhật IV Phục Sinh năm C (Ga 10,27-30)