NHỊP THỞ SỨ VỤ DÒNG NGÔI LỜI Ở CHÂU ÂU NGÀY NAY

0
244

Những suy tư sau những chuyến kinh lý tổng quyền tới vùng EUROPA

(Cha tổng quyền Paulus Budi Kleden, SVD và Ban Lãnh Đạo Dòng Ngôi Lời)

Trong bài diễn văn với Nghị viện Châu Âu tại Strasbourg vào tháng 11/2014, ĐTC Phanxicô diễn tả tình hình châu Âu đương thời như là một bà ngoại già và mệt mỏi, không còn sinh sôi và khí lực. ĐTC có thể đã được gợi nhớ về sự bày tỏ tương tự từ một xu hướng đã phổ biến hàng thập kỷ. Do đó, những lý tưởng Kitô giáo vĩ đại đã từng được linh hứng tại châu Âu đã mất đi sức cuốn hút ở chính châu Âu một cách đáng kể.

Châu Âu đã trải qua nhiều biến động lớn về xã hội, tôn giáo và văn hóa trong nhiều năm. Những xu hướng chính được nhìn thấy trong nửa cuối của thế kỷ vừa qua tại các quốc gia Tây Âu càng thêm nghiêm trọng, và từ cuối những năm 1990 thì các quốc gia Đông Âu cũng đáng lưu tâm. Có gia tăng của sự dửng dưng tôn giáo, một loại chủ nghĩa tri thức thực tiễn (practical gnosticism), trong phần lớn xã hội Âu châu. Nó tự cho thấy ở đó nhiều công dân Châu Âu đã phát triển bằng di sản Kitô giáo. Ngày nay, đối với nhiều người trong họ, Thiên Chúa dường như xa cách và không cần thiết nữa. Nhất là ở giữa những người trẻ, đức tin trở nên không thích hợp. Giáo hội xét như một cơ cấu, và đời sống thánh hiến xét như một lối sống và sự thành toàn của ơn gọi con người, dường như không quen và lạ lẫm. Hình ảnh Giáo hội xét như một cơ cấu quyền bính luân lý đã bị phá hủy xa hơn do những tai tiếng từ tội phạm tình dục và lạm dụng của giáo sĩ.

Dân số già và khủng hoảng gia đình ít con (nếu có), các quá trình di cư tại Châu Âu và các làn sóng di cư của người ngoài vào, làm cho Châu Âu có tính đa văn hóa và đa tôn giáo hơn.

Tình yêu Đức Kitô thúc bách chúng tôi

Trong bối cảnh cảnh này, quá trình canh tân và biến đổi do Tổng Tu Nghị thứ 18 đã bắt đầu sớm hơn ở nhiều Tỉnh Dòng và khu vực Châu Âu, thực hiện cái gọi là Roscommon Concesnsus (1990) cân nhắc đến “những tình trạng truyền giáo ở Châu Âu”. Nó xác định bối cảnh của công việc và đời sống của những anh em SVD tại đây với ánh sáng mới: Các tỉnh dòng Châu Âu đã thay đổi từ những tỉnh dòng gửi người đi truyền giáo thành những tỉnh dòng nhận nhà truyền giáo. Tuy nhiên, tiến trình thực hiện của nó ở vài nơi chậm chạp và chứng tá của tính liên văn hóa thiếu đậm nét. Cụ thể, việc chuẩn bị những anh em trẻ đến Châu Âu từ các lục địa khác cần phải hiểu đầy đủ truyền thống đức tin của “lục địa già” và cần phải truyền sức sống mới vào cho nó. Mặt khác, các anh em bản xứ từ các tỉnh dòng Châu Âu nên thay đổi não trạng và hãy quảng đại để chia sẻ trách nhiệm lãnh đạo với thế hệ của các anh em trẻ không phải người Châu Âu. Họ đã trở thành bộ phận của các tỉnh dòng rồi.

Nói về tình hình hiện nay ở Châu Âu, một người anh em đã cho thấy rằng hiện tượng các anh em từ các vùng truyền giáo trở về các tỉnh dòng quê hương (mẹ) thể hiện một thách đố truyền giáo. Giờ đây họ đối diện với một thực tế khác với những gì họ đã chứng kiến khi rời Châu Âu. “Ai trở về Châu Âu, một lần nữa họ phải lột bỏ chính mình về mọi thứ mà họ đã đạt được để trở về với vùng đất khô khan vốn là một Châu Âu màu mỡ. Những người đã rời những quốc gia ấm áp của họ (thì bây giờ) gặp cái lạnh của bắc bán cầu, nhưng cũng là sự dửng dưng của xã hội bị thế tục hóa”. Thách đố phải vượt qua chính là các khuôn mẫu “truyền thống” quá khứ. Quan trọng nhất là học làm thế nào làm chứng cho những ai vẫn còn tìm kiếm dưỡng chất trong Tin Mừng và các bí tích, ở giữa con số những người dửng dưng tôn giáo đang gia tăng.

Cắm rễ vào Lời Chúa: sự phân định

TTN vừa qua nhắc nhở chúng ta rằng sự phân định không phải là một lựa chọn nhưng mà là nhu cầu sống còn của chúng ta (TTN18, #19). Từ khi Roscommon  Consensus, quá trình phân định và yêu cầu cho những đáp ứng đầy đủ đối với những dấu chỉ của thời đại đã liên tục thông qua các vùng và trong các tỉnh dòng riêng. Mới vừa đây, quá trình này đã mang lại những quyết định sát nhập một số tỉnh dòng, mở ra những vùng truyền giáo mới ở các quốc gia châu Âu như Albania, Na Uy, Latvia, trong khi rời những nơi khác như Moldovia (và Romania).

Điều căn bản và có giá trị là trong quá trình phân định, chúng ta không dùng nhiều năng lượng tìm cách duy trì hiện trạng mà đưa ra những giải pháp sáng tạo cho những thách đố mới gặp phải. Đây không phải luôn là một quá trình dễ dàng bởi vì nó đòi hỏi chúng ta can đảm và đưa ra những quyết định khó khăn để dừng lại các hoạt động nhất định, đóng cửa nhà và các cơ sở. Thêm vào đó, chúng ta đôi khi quyến luyến một cách cảm tính bởi vì chúng làm nên phần lịch sử cá nhân của chúng ta. Tuy nhiên, quá trình phân định luôn luôn khám phá ra ý Chúa và không theo đuổi những quan tâm của chúng ta. Quá trình phân định cũng mang lại hoa trái bằng những khởi xướng mới, đặc biệt là phân định những mục vụ với người trẻ và các gia đình, và ở giữa những nhóm di dân mà cho thấy không gian của những gặp gỡ sáng tạo trong đối thoại đức tin cũng như trong không gian phục vụ, vừa trong tinh thần Tin Mừng vừa theo tầm nhìn của TTN 2018 (#42). Các tỉnh dòng ở Châu Âu có thể làm phong phú cho các tỉnh dòng khác bằng cách chia sẻ các kinh nghiệm giải quyết các vấn đề người di dân và người tị nạn, ngay cả nghĩ cách khởi tạo những kế hoạch chung để đáp ứng cho thách đố đang gia tăng này.

Trong những thập niên vừa qua, ngày càng nhiều anh em tham gia vào mục vụ giáo xứ. Tất nhiên, các giáo xứ cung cấp cơ hội cho các anh em, đặc biệt là cho những ai đến từ bên ngoài Châu Âu, đụng chạm và học về con người và văn hóa của họ. Hơn nữa, ở nhiều nước Châu Âu, các giáo xứ đang trải qua một quá trình tái cấu trúc. Chúng ta cần phải tìm những thay thế cho các giáo xứ, như là tạo những trung tâm nhỏ về linh hoạt truyền giáo với sự tham gia của bốn chiều kích đặc trưng.

Dấn thân cho sứ vụ của Ngài: Làm chứng cho việc canh tân và biến đổi.

Cho đến bây giờ, sứ vụ của Hội Dòng chúng ta tại hầu hết các nước Châu Âu đã tập trung vào linh hoạt truyền giáo, hỗ trợ tài chính cho các việc truyền giáo, đào tạo và gửi các nhà truyền giáo trẻ ra ngoài Châu Âu. Mặc dù có sự giảm sút về ơn gọi và sự thiếu thốn trong tiến trình đào tạo ban đầu ở nhiều tỉnh dòng, sứ vụ của Hội Dòng chúng ta ở Châu Âu không dừng lại.

Mặc dù thiếu các ơn gọi địa phương, một số tỉnh dòng tiếp tục quá trình đào tạo ban đầu bằng cách mời gọi các anh em từ bên ngoài châu Âu. Do đó, mời gọi các anh em trẻ làm OTP (chương trình thực tập hải ngoại) tại các tỉnh dòng Châu Âu là cách thích hợp để giúp cho những anh em này trở nên quen hơn với những thực tế cuộc sống và chuẩn bị cho họ làm việc hiệu quả trong tương lai.

Mặt khác, chăm sóc và thiết lập những dự phòng, nhằm chú ý đủ đến những anh em cao tuổi đang quay về tỉnh dòng quê hương của họ, cũng là một sứ vụ thực tiễn cần được thực hiện ở hầu hết các tỉnh dòng Châu Âu. Tuy nhiên, nhìn vào thực tế hiện nay, điều này đòi hỏi nhiều nỗ lực và sự cộng tác.

Trong sứ vụ ad extra (hướng ngoại), linh hoạt truyền giáo và cộng tác với người giáo dân, những người chia sẻ linh đạo và thích truyền giáo, phát triển rất tốt. Đây là dấu chỉ của phúc lành, nhất là tại các quốc gia có dấu hiệu ơn gọi giảm sút. Nó cũng cung cấp sự tiếp tục hỗ trợ vật chất cho việc truyền giáo. Nó giữ lửa truyền giáo bừng lên trong lòng mọi người. Sự hiện diện mạnh mẽ của các anh em SVD trong các giáo xứ ở Châu Âu – một nét đặc trưng sứ vụ của chúng ta ở Châu Âu – cung cấp một cơ hội kích thích linh đạo truyền giáo của chúng ta, cũng như các chiều kích đặc trưng của chúng ta ở đó. Bên cạnh đó, vùng Châu Âu cần một trung tâm suy tư học thuật về sứ vụ giống như truyền thống đã có ở một số tỉnh dòng.

Những người mang hy vọng và sự can đảm

Nói với các chính trị gia ở Nghị viện Châu Âu, ĐTC Phanxicô đã so sánh châu Âu như một bà ngoại già. ĐTC đã tiếp cận các nghị sĩ của nghị viện Châu Âu như là một mục tử cùng với thông điệp của hy vọng và sự can đảm. Hy vọng được dựa trên niềm tín thác vào Chúa, Đấng biến đổi bóng tối thành ánh sáng, và sự chết thành sự sống; can đảm dựa trên niềm tin vào con người được ban cho phẩm giá siêu việt.

Mặc dù đại dịch đã tác động nghiêm trọng đến nhiều hoạt động ở châu Âu và các phần khác của thế giới, nó đã đánh thức những phản ứng sáng tạo. Là những nhà truyền giáo Ngôi Lời và hậu duệ của cha Arnold, chúng ta được mời gọi: bắt đầu những điều mới bằng sự tự tin tại nơi mà những cái cũ không còn hiệu quả nữa; hãy là những người mang hy vọng và sự can đảm của ánh sáng Ngôi Lời và ân sủng Chúa Thánh Thần.

___________________

* Thông điệp Tháng 1 & 2 năm 2022 của Cha tổng quyền Paulus Budi Kleden, SVD và Ban Lãnh Đạo Dòng Ngôi Lời, trong Arnoldus Nota, January-February 2022, trang 1-2. Lm. Giuse Đỗ Nguyên Vũ, SVD chuyển ngữ. Nguồn: svdcuria.org

Bài trướcChú Giải Tin Mừng Chúa Nhật VIII Thường Niên, năm C (Lc 6,39-45)
Bài tiếp theoLƯỢNG GIÁ & SỬA LỖI (CHÚA NHẬT VIII THƯỜNG NIÊN C)