Phúc nghị của ĐTC Phanxicô báo hiệu lãnh đạo tham gia nhiều hơn

0
203

Audio Tiếng Việt:

* Thông điệp Tháng 8-9 năm 2022 của Cha tổng quyền Paulus Budi Kleden, SVD và Ban Lãnh Đạo Dòng Ngôi Lời, trong Arnoldus Nota, August-September 2022, trang 1-2. Lm. Giuse Đỗ Nguyên Vũ, SVD chuyển ngữ. Nguồn: svdcuria.org
    1. Phúc nghị của ĐTC Phanxicô báo hiệu lãnh đạo tham gia nhiều hơn
1. Đôi khi những sự kiện nhỏ trong đời chúng ta không có bất cứ ấn tượng gì hoặc sự rõ ràng nào vào thời điểm chúng xảy ra, nhưng chúng lại có một ảnh hưởng quan trọng trong tương lai. Điều này đúng trong lịch sử thế giới và trong Giáo Hội. Một trong những thời điểm như vậy đã xảy ra vào ngày 18/05/2022, khi Tòa Thánh công bố một phúc nghị (trả lời) của ĐTC Phanxicô về sự sửa đổi triệt 2, điều 588 của Giáo Luật Công Giáo. Đoạn này tuyên bố rằng: “Một hội dòng được gọi là ‘giáo sĩ’ khi nào, chiếu theo mục tiêu hay ý định mà vị sáng lập nhằm tới, hoặc chiếu theo truyền thống hợp lệ, hội dòng được đặt dưới sự điều khiển của các giáo sĩ, đảm nhận việc thi hành chức thánh, và được nhà chức trách Giáo Hội nhìn nhận như vậy.”
Nhiều hội dòng và các cơ sở tu trì được hình thành có cả các linh mục và tu huynh [ơn gọi làm thầy trọn đời] cùng thi hành sứ vụ trong những cộng đoàn huynh đệ của các thành viên gồm cả giáo sĩ và giáo dân. Tuy nhiên theo Giáo Luật vừa nêu trên thì các Tu Huynh không thể được chọn hoặc được bổ nhiệm vào những vị trí lãnh đạo trong các cộng đoàn của họ. Và nếu một cộng đoàn tu trì gồm các tu huynh và các linh lục đã bầu chọn một Tu Huynh vào vị trí Trưởng cộng đoàn, thì Vatican ít khi cho phép tu huynh đó giữ vị trí này. Các dòng tu đã thể hiện sự không hài lòng của họ về chính sách bất công này trong nhiều năm.
Thực tế, năm 1996, Tông huấn Đời sống Thánh hiến (Vita Consecrata) đã nhận thấy một số cơ sở dòng tu “có cả linh mục và tu huynh”; Tông huấn đã thấy trước ơn gọi tu huynh trong tất cả các thành viên (gồm các linh mục và không linh mục) được xem như bình đẳng giữa họ, nhưng đã nhận được sự đối xử khác biệt suốt thời gian dài. Tông huấn đã đề xuất một đánh giá dựa trên hiểu biết sâu hơn về đặc sủng sáng lập của họ, và liệu xem có thích hợp để có thể quay trở về với cảm hứng ban đầu của họ. Hơn nữa, các Nghị Phụ đã thể hiện hy vọng trong những cơ sở dòng tu này, tất cả các tu sĩ được nhìn nhận có các quyền và nghĩa vụ bình đẳng, ngoại trừ những điều đi ngược với bí tích Truyền Chức Thánh (x. VC 61). Tuy nhiên, điều này đã chẳng mấy được hoàn tất.
2. Các dòng tu “đã gõ cửa” muốn Vatican thay đổi nguyên tắc bất công này suốt nhiều năm. Ngay từ năm 1994, Tổng Tu Nghị thứ 14 của Dòng Ngôi Lời đã chấp thuận một giải pháp để bày tỏ mối quan tâm này và sửa chữa bất công này như sau: “Tổng Tu Nghị tái khẳng định rằng tất cả các chức vụ trong Hội Dòng nên mở ra cho tất cả các anh em tu sĩ đã khấn trọn, do đó, yêu cầu Hội Đồng Tổng Quyền, thông qua vị Đại Diện Tổng Quyền (Procurator General), tiếp tục những nỗ lực quan tâm và cộng tác với những cộng đoàn tu trì khác để hối thúc các Bộ ở Vatican chấp nhận thỉnh nguyện này” (Nuntius XIV, 1, tr. 74).
Giải pháp này hợp với Hiến pháp SVD số 611.1 nói rằng: “Trong phạm vi đã được giáo luật và luật riêng của Hội Dòng tiên liệu, tất cả các chức vụ đều có thể được trao phó cho anh em đã khấn trọn.” Tất cả những Tổng Tu Nghị sau đó đều tái khẳng định giải pháp này. Bất chấp những trở ngại, những kỳ quản trị tổng quyền khác nhau đều tìm cách và những phương thế để thực hiện.
Với quyết định của ĐTC Phanxicô vào ngày 18/05, bất kỳ thành viên của một hội dòng “có linh mục và tu huynh” đều có thể được bầu chọn hoặc được bổ nhiệm cho tất cả các vị trí lãnh đạo của hội dòng mình. Với sự đồng thuận của hội đồng ngài, điều này có nghĩa  là vị Bề Trên Tổng Quyền Dòng Ngôi Lời đã được phép chuẩn để bổ nhiệm các Tu Huynh làm các bề trên địa phương, và thỉnh nguyện một phúc nghị từ Tòa Thánh để bầu chọn hoặc bổ nhiệm một Tu Huynh làm Bề trên (Giám tỉnh, Giám miền,…) của một tỉnh dòng, miền dòng, hoặc giáo điểm.  Trong trường hợp một Tu Huynh được bầu chọn làm Bề Trên Tổng Quyền của Hội Dòng thì cần phải có sự phê chuẩn bằng văn bản từ phía Tòa Thánh.
Hội Dòng của chúng ta đã bước vào một năm với những bầu chọn và bổ nhiệm trong các tỉnh dòng, miền dòng, giáo điểm. Phúc nghị của ĐTC Phanxicô là một công cụ tạo điều kiện kết luận cho việc các Tu Huynh trong quyết định bầu chọn hoặc bổ nhiệm các bề trên. Khi xem xét bối cảnh mới này, vào ngày 12/07/2022, chúng tôi đã gửi thư luân lưu đến tất cả các bề trên của các tỉnh dòng, miền dòng, giáo điểm. Chúng tôi đã xin họ truyền đạt nội dung phúc nghị của ĐTC Phanxicô đến tất cả anh em và thông báo cho họ biết những quy trình mới khi bầu chọn hoặc bổ nhiệm các Tu Huynh vào những vị trí lãnh đạo trong Hội Dòng chúng ta.
3. Trong Tông huấn Niềm vui Tin Mừng (Evangelii Gaudium), ĐTC Phanxicô đã viết rằng trong Giáo Hội, “các chức vụ không đặt một số người lên địa vị cao hơn những người khác” (EG, 104). Và ở rất nhiều dịp, ĐTC đã nhắc nhở chúng ta rằng trong Giáo Hội, quyền hành (power) và quyền bính (authority) trước hết và trên hết là để phục vụ cộng đoàn Kitô giáo và thế giới. Đây cũng là yếu tố then chốt của cuộc sống tu sĩ truyền giáo chúng ta, như được khẳng định trong Hiến Pháp SVD số 601: “Trong Hội Dòng chúng ta, người thi hành quyền bính phải theo khuôn mẫu lời nói và hành động của Chúa, Đấng đã đến phục vụ, chứ không phải để được phục vụ (x. Mc 10,45). Ý nghĩa trọn vẹn của quyền bính trong Hội Dòng chúng ta là phục vụ cộng đoàn.”
Những ai được bầu chọn hay được bổ nhiệm để thi hành sự phục vụ này là những người mà cộng đoàn xét thấy là có khả năng và năng lực nhất để khuyến khích các thành viên lớn lên trong ơn gọi của họ, điều phối phục vụ quản trị truyền giáo và mục vụ, như là những tôi tớ trung tín và khôn ngoan, những tài sản của cộng đoàn.
Phúc nghị của ĐTC Phanxicô tuyên bố rằng một tu sĩ không phải là giáo sĩ có thể được bổ nhiệm hoặc được bầu chọn vào các vị trí lãnh đạo. Đây là kết quả của việc thi hành quyền bính trong Giáo Hội và không riêng trong các dòng tu. Quyết định này đóng góp cho việc thảo luận về những điều kiện và những yêu cầu nhằm quản trị trong Giáo Hội. Điều này cho thấy rõ kiểu lãnh đạo nào cần thiết, và làm thế nào thực thi nó như là phục vụ cộng đoàn Kitô giáo. Từ bây giờ điều có thể trong dòng tu, thì trong tương lai có thể được mở rộng cho các giáo xứ và các tổ chức giáo hội khác nữa.
Văn kiện nhỏ này chỉ có bốn đoạn, nhưng thực tế nó có biểu hiện ngôn sứ lớn. Nó phát tín hiệu rằng có thể thấy trước một Giáo Hội có nhiều không gian hơn cho người giáo dân, phụ nữ, và tự do thể hiện hơn, lãnh đạo tham gia nhiều hơn, huynh đệ hơn, và nơi thực thi quyền bính là phụng sự hình ảnh Đức Kitô, Đấng đang ở giữa chúng ta và là Đấng phục vụ (x. Lc 22,27).
Cha tổng quyền Paulus Budi Kleden, SVD và Ban Lãnh Đạo Dòng Ngôi Lời

Bản tin Tiếng Anh:

Bài trướcLỜI SỐNG (Chúa Nhật 23 Thường Niên – C)
Bài tiếp theoSinh nhật ĐỨC MARIA & Sinh nhật DÒNG NGÔI LỜI lần thứ 147