Ánh mắt của Thiên Chúa cứu chúng ta – Bài giảng của ĐTC Phan-xi-cô ngày 21-09-2017

0
260

Ai muốn gặp gỡ Chúa Giê-su, trước tiên người ấy phải nhận ra rằng bản thân mình là một tội nhân. Đức Thánh Cha Phan-xi-cô đã giảng như thế trong Thánh Lễ vào sáng sớm thứ Năm vừa qua tại nguyện đường Thánh Mác-ta của Tòa Thánh Vatican. Vì ngày thứ Năm vừa nêu cũng là ngày Giáo hội mừng kính cuộc hoán cải của Thánh Mát-thêu, nên sự kiện này chính là sợi chỉ đỏ trong bài giảng của Đức Thánh Cha. Một trong những bức họa rất nổi tiếng về cuộc hoán cải của Thánh Mát-thêu chính là bức tranh của họa sĩ người Ý – Caravaggio, mà Đức Thánh Cha đã nhắc tới trong bài chia sẻ của Ngài.

Có ba giai đoạn đánh dấu cuộc sống của vị Thánh hôm nay: Gặp gỡ, đại tiệc, và gương mù. Như được tường thuật lại bởi bài Tin Mừng trong ngày (Mt 9,9-13), Chúa Giê-su đã kêu gọi Mát-thêu đi theo Ngài. Ông trở thành một trong những môn đệ được kêu gọi muộn nhất của Chúa Giê-su. Giữa hai con người có một sự giao thoa nơi cái nhìn. Người thứ nhất, tức Chúa Giê-su, đã nhìn người đối diện với Ngài „bằng ánh mắt của Thiên Chúa“, trái lại, người kia, tức ông Mát-thêu, một quan chức ngành thuế, lại có một „ánh mắt của tiền bạc“. Qua bức tranh của mình, họa sĩ Caravaggio đã trình bày hai ánh nhìn này „với một cách thức tuyệt vời“ – Đức Thánh Cha giải thích. Và như thế người ta thấy được Thánh Mát-thêu đã phải chiến đấu với chính bản thân Ngài như thế nào, và sau cùng, sự chống đối trong Ngài đã bị khuất phục như thế nào.

Đây là điều kiện đầu tiên để được cứu độ: cảm thấy có sự nguy hiểm trong mình; điều kiện đầu tiên để được chữa lành chính là việc cảm thấy mình đang mắc bệnh. Vì thế, việc nhận ra mình là một tội nhân là điều rất cần thiết để được chữa lành với ánh mắt của Lòng Xót Thương. Chúng ta hãy nghĩ tới cái nhìn của Chúa Giê-su, cái nhìn của Ngài rất tuyệt vời, rất tốt lành, và đặc biệt là vô cùng xót thương. Và ngay cả chúng ta, khi chúng ta cầu nguyện, thì chúng ta cũng cảm thấy cái nhìn của Ngài trên chúng ta; đó là cái nhìn của Tình Yêu, của Lòng Xót Thương. Đó là ánh mắt có khả năng cứu độ chúng ta. Người ta không việc gì mà phải sợ hãi.“

Giống như Gia-kêu, Mát-thêu cũng cảm thấy rất hạnh phúc khi Chúa Giê-su đến nhà ông để dùng bữa với ông. Đó là chặng đường quan trọng thứ hai của cuộc sống: mở tiệc. Thánh Mát-thêu cũng đã mời các bạn bè của mình đến ăn tiệc cùng với Chúa Giê-su. Đó là những người cùng làm việc với ông và cùng đứng „một phía với ông“. Vì thế, cuộc gặp gỡ đó đã trở thành „đại tiệc của Lòng Xót Thương“ – Đức Thánh Cha giải thích.

Và điều đó dẫn tới giai đoạn thứ ba: gương mù. Không phải tất cả mọi người đều có thiện ý khi nhìn xem những điều Chúa Giê-su thực hiện. Ngài đến thăm những quan chức ngành thuế, tức „những kẻ thù của dân tộc“, Ngài ăn uống với họ và dành thời gian cho họ. Nhưng những người Pha-ri-siêu đã nghĩ sai – Đức Thánh Cha nhấn mạnh: họ nghĩ rằng, họ có thể đạt tới ơn cứu độ nhờ vào scu71 riêng mình.

Khi người ta nghe thấy một ai đó nói rằng: ´Tại sao lại vậy?`, thì những chiếc chuông báo động nơi chúng ta sẽ vang lên. Chúng ta cũng thường hay nghe nói tới điều đó nơi những người Công giáo biết là chừng nào khi họ nhìn thấy những công việc Bác Ái. Nhưng Chúa Giê-su đã nói rất rõ ràng: Hãy đi và hãy học! Ngài đã gửi các môn đệ của Ngài đi học!

Vì thế, bất cứ người tín hữu nào cũng nên để cho mình được „nhìn xem“ bởi Chúa Giê-su, và như thế, Thiên Chúa sẽ có thể tác động trên họ. Nhưng đối với nhiều người, đó là một gương mù:

Có rất nhiều người, rất nhiều người… và thậm chí cả trong Giáo hội ngày nay. Họ nói: ´Không, người ta không được phép như thế. Bởi đó là những kẻ tội lỗi mà chúng ta nên giữ khoảng cách cho thật xa.` Rất nhiều vị Thánh cũng đã và đang bị bách hại cũng như bị áp bức. Chúng ta hãy nghĩ tới chẳng hạn như Thánh Jeanne d´Arc. Vị Thánh này đã bị thiêu sống vì nhiều người nghĩ rằng, Thánh Nữ là một phù thủy. Nhưng Thánh Nữ là một vị Thánh! Chúng ta cũng hãy nghĩ tới Thánh Tê-rê-xa, Thánh Nữ bị quy cho tội lạc giáo. Chân phước Rosmini cũng thế. Chúa Giê-su đã nói, Ngài muốn Lòng Thương Xót chứ không cần của lễ. Đó là cánh cổng dẫn đến cùng Chúa Giê-su. Thật là tuyệt vời khi được gặp gỡ Ngài!

(Theo de.rv 21.09.2017 mg)

Bài trướcThượng Hội đồng Giám mục 2018: Người trẻ sẽ tham dự với tư cách dự thính
Bài tiếp theoGx Thánh Gia – Thánh Lễ chào đón Linh mục Tân Quản Xứ (24/9/2017)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây