Lời Cha Tổng Quyền và Hội Đồng TQ (Tháng 7/2016): Cộng Tác và Xây Dựng một Văn Hóa Ơn Gọi

0
384

Cuối cùng, thừa tác vụ ơn gọi (vocation ministry) không phải gần như độc lập, nhưng đúng hơn nó gần như là sự cộng tác

Trong nghiên cứu năm 2009 về các ơn gọi và thừa tác vụ ơn gọi tại Hoa Kỳ, Trung tâm nghiên cứu áp dụng trong việc tông đồ (the Center for the Applied Research in the Apostolate = CARA) thuộc trường Đại học Georgetown và Hội nghị ơn gọi tu sĩ quốc gia (the National Religious Vocation Conference = NRVC) đã nhận ra vài “thực hành tốt nhất” trong việc cổ vũ ơn gọi tu trì. Một trong những khám phá đã lưu ý rằng việc có toàn thời gian của giám đốc ơn gọi với một nhóm “liên hệ tích cực” với các thành viên mới vào một hội dòng hay việc ở với cộng đoàn.

Trong nhiều thập niên, các tỉnh dòng SVD tại Hoa Kỳ đã cộng tác trong thừa tác vụ ơn gọi. Ngày nay, văn phòng ơn gọi của ba Tỉnh dòng được đặt tại trường Đại học Ngôi Lời (Divine Word College) ở Epworth, Iowa, trái tim của Hoa Kỳ. Văn phòng ơn gọi và tất cả các chương trình đào tạo được hổ trợ bởi Ủy ban đào tạo của ba Tỉnh dòng, gồm có các đại diện đến từ Tỉnh dòng USC, Tỉnh dòng USS và Tỉnh dòng USW. Văn phòng ơn gọi hiện tại gồm có sáu thành viên làm việc toàn thời gian: một người giáo dân nam trong vai trò giám đốc, ba linh mục Ngôi Lời, một sư huynh Ngôi Lời và một giáo dân nữ trong vai trò nhân viên hổ trợ văn phòng.

Ý tưởng cộng tác trong thừa tác vụ ơn gọi cũng quan trọng đến mức nó không dừng lại với việc hình thành nhóm ơn gọi của ba Tỉnh dòng (Tri-Province Vocation Team). Một khám phá khác trong nghiên cứu của CARA/NRVC là: “việc tạo nên một văn hóa ơn gọi” cũng là một thực hành tốt. Do đó, nhóm này luôn nói với các anh em, khi thăm các nhà SVD, các giáo xứ và các nơi thừa tác vụ (ministry sites) để khích lệ các anh em hổ trợ nhóm này trong việc mời gọi và khích lệ các bạn nam nữ trẻ nghĩ đến đời sống tu trì.

Việc cộng tác và xây dựng một văn hóa ơn gọi không phải là điều mới mẻ đối với Hội dòng chúng ta. Chúng ta đọc thấy trong Hiến pháp của chúng ta rằng: “Khi làm việc bất cứ ơ đâu, chúng ta luôn luôn nhớ rằng chúng ta là những người truyền giáo. Chúng ta luôn cố gắng thức tỉnh và giữ gìn sống động ý thức về trách nhiệm truyền giáo của Giáo hội hoàn vũ, làm nảy sinh và chuẩn bị các ơn gọi cho công cuộc truyền giáo và ủng hộ cho việc truyền giáo của Giáo hội bằng tinh thần cũng như bằng vật chất” (102.2). Sau đó, trong Hiến pháp chúng ta đọc thấy rằng: “Vì thế, trách nhiệm của mỗi tu sĩ và của mỗi cộng đoàn trong dòng là làm cho các thanh niên chú ý đến lý tưởng truyền giáo, bằng cách chúng ta sống ơn gọi của chúng ta một cách thuyết phục cũng như bằng cách chuyên cần cầu nguyện và cố gắng tích cực” (510).

Vì mục đích này, nhóm ơn gọi thăm viếng các giáo xứ Ngôi Lời để trình bày về các sứ mạng và thừa tác vụ của Dòng Ngôi Lời, hổ trợ các sự kiện của giới trẻ, các cuộc tĩnh tâm thêm sức và những sự kiện giáo xứ khác. Chúng tôi thăm viếng các nhà SVD và các nơi thừa tác vụ để cho anh em biết về thừa tác vụ ơn gọi và ước muốn của nhóm ơn gọi để nhờ họ hổ trợ. Hiện tại, những người được chuyển đến cho Văn phòng ơn gọi của ba tỉnh dòng từ các tu sĩ SVD chiếm gần 25% trong tổng số những người gia nhập vào giai đoạn đào tạo ban đầu. Việc cộng tác với anh em SVD, vốn là những người gặp gỡ và chạm trán với những người trẻ trong cuộc sống hằng ngày, và việc giúp đỡ họ trong thừa tác vụ của mình có hiệu quả tích cực về con số những người mới bước vào giai đoạn đào tạo.

Làm việc và cộng tác với các anh em chỉ là bước đầu tiên trong việc xây dựng “văn hóa ơn gọi” (culture of vocations).

Nhóm ơn gọi của chúng ta tại các tỉnh dòng Hoa Kỳ đã thấy rằng việc nối kết với những người khác trong những thừa tác vụ giống nhau là cốt yếu. Nơi đầu tiên để quay về phải là các thành viên của Gia đình Arnoldus của chúng ta – các chị em SSpS và các chị em SSpSAP ! Trong khi một cách nào đó Nhóm ơn gọi của chúng ta đã hợp tác với các Sơ, thì trong những năm gần đây chúng ta đã và đang nổ lực cách có tính phối hợp để thực hiện như thế. Trong quá khứ chẳng hạn, chúng ta đã in những thẻ cầu nguyện (prayer card). Một mặt của thẻ cầu nguyện ấy có lời cầu nguyện cho ơn gọi và mặt bên kia có một danh sách tất cả ba cộng đoàn với địa chỉ thư điện tử (email) và các trang mạng của ba dòng (website). Chúng ta tiếp tục làm điều đó, nhưng bây giờ chúng ta đang cho in lần thứ ba tờ áp phích lớn hơn (larger poster) với tất cả ba cộng đoàn. Chúng ta đã cộng tác trong việc quảng cáo trong quá khứ, đã có mặt trong các sự kiện giống nhau tại giáo xứ, đã chia sẻ các lều ơn gọi (vocation booths) tại các hội chợ ơn gọi (vocation fairs), đã đồng hướng dẫn trong cuộc tĩnh tâm phân định ơn gọi và các cuộc tĩnh tâm thêm sức (confirmation retreats) tại các giáo xứ, đã thăm viếng cùng nhau các trường học, các giáo xứ và đã tham dự nhiều sự kiện cổ vũ ơn gọi khác. Trong vòng ba tháng gần đây, một trong số những giám đốc ơn gọi mới của SSpS tại Hoa Kỳ đã tham dự Cuộc họp nhóm ơn gọi hàng quý của chúng ta và sẽ tham gia vào các hội nghị điện thoại (phone conferences) hàng tuần của chúng ta. Làm việc chung với nhau, chúng ta có thể hoàn thành hơn là làm việc cách riêng lẻ.

Làm việc và cộng tác với các anh em chỉ là bước đầu tiên trong việc xây dựng “văn hóa ơn gọi”

Ngoài Gia đình Arnoldus của chúng ta ra, các thành viên của Văn phòng ơn gọi đã tham gia vào các tổ chức mang tính quốc gia và vùng miền, vốn giúp cho các giám đốc ơn gọi từ các hội dòng khác nhau và từ mạng lưới các địa phận biết cộng tác trong thừa tác vụ chung của chúng ta. NRVC là một tổ chức ơn gọi chuyên nghiệp và việc tham gia của chúng ta vào trong một tổ chức như thế ở cấp quốc gia giúp cho Nhóm ơn gọi phát triển những kỹ năng cần thiết để đánh giá các ứng sinh và đồng hành với họ trong việc phân định ơn gọi. Các thành viên nhóm “sát cánh” (rub shoulders) với những thừa tác viên ơn gọi khác và nhận ra những chiến lược hiệu quả trong thừa tác vụ của chúng ta, những lời mời gọi tham gia vào các sự kiện cổ vũ ơn gọi mang tính quốc gia và phát triển những quan hệ hổ tương và lành mạnh. Nơi đó, chúng ta cậy dựa vào nhau trong thừa tác vụ chung của chúng ta.

Có tính cách địa phương hơn, nhiều giáo phận có các hiệp hội ơn gọi (vocation associations) riêng của họ, chẳng hạn như Hiệp hội ơn gọi vùng Chicago (CAVA), Hiệp hội ơn gọi vùng Joliet (JAVA) và Hiệp hội ơn gọi vùng Dubuque (DAVA). Lần nữa, các thừa tác viên ơn gọi (vocation ministers) từ nhiều cộng đoàn nam nữ tu sĩ khác nhau và giám đốc ơn gọi giáo phận tập hợp lại để cộng tác, lên kế hoạch các sự kiện ơn gọi, nhận việc thường huấn và hổ trợ lẫn nhau trong tinh thần hợp tác hơn là cạnh tranh. Những tổ chức nhỏ này là cách tuyệt vời để lên kết hoạch và phát triển các chương trình, vốn cho phép các thừa tác viên ơn gọi gặp gỡ những cá nhân quan tâm đến đời sống tu trì.

Nhiều cơ hội hợp tác khác nhau tồn tại. Tại Hoa Kỳ, nhiều nhóm và tổ chức tình nguyện, vốn cho phép người trẻ phát triển niềm tin của họ, hân hoan chào đón các thừa tác viên ơn gọi vào tham dự các chương trình của họ. Nhóm ơn gọi của chúng ta viếng thăm thường xuyên các sân trường đại học Công giáo và các trường đại học công lập với thừa tác viên văn phòng của khu sân trường Công giáo để cung cấp những chương trình như Cuộc tĩnh tâm cho các sinh viên bận rộn. Nhóm của chúng ta thăm viếng các trường trung học và trình bày về truyền giáo cho các học sinh. Anh em có thể nhìn thấy những thành viên của Nhóm ơn gọi đang tham gia các hội trại giới trẻ trong mùa hè như với nhóm Đời sống tuổi tin (Life Teen) hay nhóm Thiếu nhi Thánh Thể Việt Nam. Những tổ chức như Hội ái hữu của các sinh viên đại học công giáo (FOCUS), Hiệp hội thừa tác vụ sân trường Công giáo (Catholic Campus Ministry Association = CCMA) và Liên đoàn quốc gia về thừa tác vụ Giới trẻ Công giáo (National Federation of Catholic Youth Ministry = NFCYM) cung cấp cho chúng ta nhiều cơ hội để gặp gỡ giới trẻ và những người lãnh đạo trẻ để giúp cổ vũ ơn gọi cho Gia đình Arnoldus. Chúng ta tham dự Đại giới trẻ công giáo quốc gia (National Catholic Youth Conference = NCYC) được tổ chức hai năm một lần, vốn tập hợp hơn 20 000 người trẻ trong tuần lễ phát triển đức tin. Đại hội quốc gia về thừa tác vụ giới trẻ công giáo (National Conference on Catholic Youth Ministry = NCCYM) cho chúng ta cơ hội gặp gỡ với các thừa tác viên giới trẻ từ khắp nước. Họ là những người làm việc hằng ngày với giới trẻ.

Tóm lại, thừa tác vụ ơn gọi gần như không phải là làm việc cách độc lập, nhưng đúng hơn là cộng tác. Từ việc làm việc cách gần gũi với các anh em chúng ta và các thành viên Gia đình Arnoldus đến việc liên kết với các thừa tác viên giới trẻ (youth ministers), các cha sở tại các giáo xứ, các giám đốc của những chương trình tình nguyện và giới trẻ, các thừa tác viên sân trường và những người tương tự, chúng ta phát triển những mối quan hệ cho phép chúng ta nói những câu chuyện của Thánh Arnold Janssen và của gần 10 000 nhà truyền giáo thuộc nhóm ngài, gồm có các nữ tu, sư huynh và linh mục. Khi những người trẻ được Chúa Thánh Thần mời gọi đến thừa tác vụ truyền giáo nghe các chuyện của chúng ta, chúng ta rất vui để chào đón họ đến tìm một mái nhà trong gia đình chúng ta. Cộng tác với nhiều người giúp cho tiến trình này diễn ra hằng năm.

Lm. Heinz Kulüke và Ban lãnh đạo SVD

(Lm.Antôn Padua Nguyễn Thanh Hà,SVD chuyển ngữ)

Bài trướcThánh Lễ Ban Bí Tích Hòa Giải & Rước Lễ Lần Đầu – Giáo họ Vinh Hà
Bài tiếp theoẤn Độ: Công bố logo chính thức dùng cho Lễ Tuyên Thánh Mẹ Têrêsa Calcutta

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

The reCAPTCHA verification period has expired. Please reload the page.