Gặp mặt Giáo viên Công giáo Đà Nẵng, nhân ngày Nhà Giáo Việt Nam 20-11-2016

0
256

Chúa nhật 20 tháng 11 năm nay là lễ Chúa Ki-tô Vua vũ trụ, cũng là ngày hiến chương nhà giáo Việt Nam. Được sự khuyến khích và đồng thuận của Đức Cha Giuse – Giám mục Giáo phận Đà Nẵng, ban Giáo dục Công giáo của Giáo phận đã tổ chức buổi gặp mặt Quý Giáo viên Công giáo và các anh chị em đã và đang làm việc trong ngành giáo dục nhân ngày truyền thống này. Với chủ đề “Người thầy mang trái tim của Chúa” cuộc hội ngộ nhằm mục đích hỗ trợ và nâng  đỡ  tinh thần tông đồ; đồng thời tạo cơ hội thuận tiện góp phần định hướng cho việc sống đức Tin trong tinh thần phục vụ của quý Thầy Cô giáo nơi môi trường giáo dục học đường.

Mở đầu chương  trình gặp gỡ là lời chào mừng của cha Phanxico Salesio Lê Văn La Vinh, đặc trách Giáo dục Công giáo Giáo phận với hơn 250 quý thầy cô từ các giáo xứ trong giáo phận về tham dự. Cha đặc trách trình bày ý nghĩa, mục đích và sơ lược chủ đề xuyên suốt của ngày gặp mặt. Chương trình buổi gặp mặt diễn tiến theo 3 phần chính: 1- Thuyết trình của Cha Phê-rô Trần Đức Cường ã từng có thời gian dài làm việc trong lãnh vực giáo dục đào tạo). 2- Phần chia sẻ và bày tỏ tâm tư nguyện vọng của các thầy cô giáo. 3- Đức Cha Giuse Giám mục Giáo phận ban huấn từ ức Cha Giuse hiện đang là Giáo sư Đại Chủng Viện Thánh Giuse Hà Nội).

Trong bài thuyết trình, Cha Phêrô Trần Đức Cường đã nêu lên những vấn nạn tiêu cực trong nền giáo dục tại nước nhà hiện nay với một dẫn chứng như là “cao điểm” của tình trạng xúc phạm đến phẩm giá của giáo viên vừa mới xảy ra từ chính những người có trách nhiệm chính quyền! (xem link: Điđộng giáo viên nữ đi “tếp khách”, chuyện bình thường?). Dẫu sao, giữa những điều tiêu cực, đáng buồn đó, vẫn còn tìm thấy đâu đó những câu chuyện cảm động về tấm lòng bao dung của người thầy trong xã hội hiện nay, đã làm thay đổi được những học trò ngỗ ngược. Và cha Phêrô hướng đến một kết luận, học trò cần ở người thầy nhiều thứ: Trí thức, chuyên môn, phương pháp dạy…; nhưng trên tất cả, điều cần nhất vẫn là tấm lòng bao dung, tấm lòng của một người thầy. Người ta chê trách ở giáo viên cũng chỉ là thiếu tấm lòng, mà khen ngợi cũng là khen ngợi tấm lòng của người thầy. Từ dẫn nhập đó, Cha Phê-rô mời gọi tham dự viên hãy học theo gương thầy Giê-su. Bằng cách phân tích mối tương quan gữa Chúa Giê-su và các tông đồ từ “thầy-trò” đến “bạn hữu”. Mối tương quan “truyền đạt”, truyền đạt ở đây không phải truyền đạt những kiến thức vô hồn, máy móc. Chúa Giêsu đã truyền đạt cho các tông đồ “Những gì Thầy đã nghe được nơi Cha thầy, thầy cũng cho anh em biết”. Học nơi Chúa Giê-su sự nhẫn nại, bao dung và dịu dàng đối với các tông đồ “Sao các con lại cứng lòng tin như thế!”.

Phần chia sẻ và bày tỏ tâm tư nguyện vọng, mặc dù đã được ban tổ chức gợi ý bằng những câu hỏi; nhưng không vì thế mà thiếu sự sôi nổi, nhàm chán. Sự tích cực chia sẻ của các thầy cô được thể hiện rõ qua số lượng ý kiến tham gia càng lúc càng tăng thêm: mặc dù khung thời gian đã hết, nhưng vẫn còn rất nhiều cánh tay giơ lên để đăng ký chia sẻ. Ban tổ chức đã đề nghị các thầy cô viết những tâm tư và đề xuất của mình gởi đến Cha đặc trách Phanxico Lê văn La Vinh để tiếp tục được tham khảo. Tạ ơn Chúa vì sự tâm huyết của các thầy cô về nền giáo dục và những tâm tư với Giáo hội địa phương.

Mở đầu phần huấn từ, Đức Cha Giuse đã khẳng định một cách mạnh mẽ rằng: “Giáo viên không chỉ là một nghề nghiệp trong cuộc sống, mà khi chúng ta chạm tới ngưỡng cửa của tri thức và truyền tải tri thức cho nhau. Chúng ta đang mặc tâm tình đời sống Ki-tô hữu, chúng ta phải truyền tải giá trị nhân bản của tình yêu thương”. Từ nhận định nền tảng này, Đức Cha cũng nêu định hướng giáo dục Công giáo của chúng ta là : “Hoàn thiện như Cha trên trời là Đấng hoàn thiện” theo đó, Chúa Thánh Thần giữ vai trò tác nhân đặc biệt trong chương trình. Đức Cha cũng đánh giá rất cao vai trò của giáo viên khi ngài ví “như những anh hùng dân tộc”, bởi vì giáo viên sẽ đào tạo nên những tầng lớp thanh niên lành mạnh, một xã hội lành mạnh “Tiên học lễ, hậu học văn”. Từ đó, nhìn lại tình trạng xã hội bây giờ mà như thư chung Hội Đồng GMVN họp tháng 10 vừa qua đã dùng cụm từ “Một nền văn hóa giáo dục xuống cấp” không khỏi làm chúng ta ưu tư, trăn trở. Nhưng Đức Cha lại nhìn thấy tín hiệu lạc quan từ những thầy cô giáo Công Giáo và mời gọi các thầy cô hãy truyền tải tri thức trên nền tảng căn tín của Chúa Ki-tô và trái tim của Lòng Thương Xót, trên định hướng học thuyết xã hội Công giáo. Để kết thúc, Đức Cha đã thuật lại những câu chuyện ở Đại chủng viện nơi đào tạo những linh mục: đó là những câu chuyện liên quan đến việc huấn luyện lương tâm ngay thẳng và sự trung thực của các linh mục trong tương lai.

Sau phần huấn từ, Đức Cha đã thân gửi đến từng thầy cô tham dự buổi gặp mặt một món quà nhỏ, là  cuốn sổ tay và một cây bút – như là biểu trưng cho sứ mạng cao cả của nghiệp dạy và học. Các giáo viên tham dự rất vui vì món quà nhỏ của Đức Cha nói lên sự quan tâm của vị Chủ chăn giáo phận đến giới Giáo viên Công giáo. Có nhiều giáo viên tranh thủ thời gian giải lao trước Thánh lễ, đã mời Đức Cha viết lưu bút trên cuốn sổ tay mà Đức Cha đã tặng!

Đức Cha Giuse đã chủ sự Thánh lễ đồng tế với quý Cha Phêrô Trần Đức Cường, Phanxico Lê văn La Vinh, Cha G.B Nguyễn Công Thủy và Cha G.B Trần Ngọc Tuyến. Các thầy cô giáo tham gia mọi phần việc trong cử hành Phụng vụ . Sau Thánh lễ, tại tiền sảnh Trung tâm mục vụ trong ánh nắng nhẹ sau cơn mưa, tất cả các tham dự viên cùng chụp chung tấm hình lưu nhớ biến cố hội ngộ đặc biệt trong ngày 20/11 năm nay, trước khi Đức Cha, các cha và các thầy cô giáo cùng dùng chung cơm trưa để kết thúc buổi gặp mặt.

Chắc hẳn còn rất nhiều thầy cô công giáo tại các xứ đạo không thể hiện diện tại buổi gặp mặt năm nay, có thể vì  ngày gặp mặt được tổ chức vào chính ngày 20/11 trùng với hoạt động mừng lễ tại các trường hoặc đón tiếp học trò, thân hữu; do đó, ban mục vụ giáo dục giáo phận cũng có dự định sẽ hình thành một ban điều hành để có thể nối kết được nhiều thành viên đang tham gia sứ mạng “thụ nhân” và lên kế hoạch những hình thức gặp gỡ khác như sinh hoạt tĩnh tâm từng tháng hoặc từng quý.. cho giới viên chức giáo dục trong giáo phận. Những dự phóng của tương lai được phó thác cho Thiên Chúa tình yêu là Cha của Đức Giê-su Ki-tô, VUA MUÔN VUA – CHÚA CÁC CHÚA.

Pr. Nguyễn Toàn & Ban MVTT/GP

web_gmgv2016_34

web_gmgv2016_35

web_gmgv2016_69

(nguồn: baoconggiao.net)

Bài trướcGiá trị và sức mạnh của sự tha thứ
Bài tiếp theoĐGH Phanxicô, trong cuộc phỏng vấn truyền hình, gọi phá thai “tội rất trọng”, “tội ác tày trời”

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây