♦ JB Đình Huy, Thỉnh viện Ngôi Lời
V-FORMATION[1]
John là một cậu bé bất hạnh. Sau khi quyết định ly hôn, bố mẹ cậu đã bỏ lại cậu trước cổng một tu viện khi cậu mới chỉ 5 tháng tuổi. Cha Halley – một linh mục của Dòng truyền giáo Ngôi Lời, vô tình gặp và đem cậu đến một cô nhi viện của nhà Dòng. Suốt những năm tháng sau đó, John lớn lên trong vòng tay yêu thương của cha Halley và các sơ [nữ tu] tại cô nhi viện. Dù bận rộn với công việc mục vụ, cha Halley vẫn không quên quan tâm, chăm sóc và chỉ bảo cho cậu bé đáng thương những điều tốt đẹp. Một buổi chiều nọ, khi hai cha con đang đi dạo trên cánh đồng gần cô nhi viện, John nhìn thấy một đàn ngỗng đang bay trên trời và thấy chúng dàn đội hình theo một hình “chữ V” rất đều.
Vị linh mục nghe xong, mắt cũng ướt đẫm lệ, ông ôm lấy đứa trẻ, hai người cùng nhìn lên cuối chân trời, nơi ánh mặt trời đang dần khuất sau dãy núi… —- JB Đình Huy —- |
Tôi viết câu chuyện này vào một buổi chiều khi ngồi nhớ lại những kinh nghiệm mình có được từ các chuyến viếng thăm một số nhà tình thương ở tỉnh Khánh Hòa. Tại những nơi đó, những đứa trẻ không cha, không mẹ, được các cha, các thầy, các sơ đưa về với mục đích mang các em đến gần hơn với sự hòa nhập xã hội. Khi trò chuyện với các cha, các sơ và những người gì giúp đỡ tại đó, tôi biết được một điều rằng sự thiếu thốn tình cảm gia đình đã khiến các em phát triển không được bình thường như những đứa trẻ khác. Chúng trở nên liều lĩnh hơn, nghịch ngợm hơn, thậm chí là phá phách và chống đối những người dạy dỗ chúng. Do không phải là một người được học tập về nghiên cứu tâm sinh lý của trẻ mồ côi nên tôi không thể hiểu hết được tình trạng thực sự của chúng. Nhưng khi nhìn vào mắt những đứa trẻ, dường như tôi cảm nhận được những tâm sự từ thẳm sâu đáy tim của chúng, mà ở độ tuổi còn non trẻ, chúng chẳng thể nói ra. Phải chăng các em nhỏ đó cũng như cậu bé John trong câu chuyện trên, các em cũng đang mơ ước có được một mái ấm gia đình – nơi chúng có thể thoải mái tự do bay lượn như một thành viên trong đàn ngỗng trời, được yêu thương, được chăm sóc, được cảm nhận một “tình yêu đích thực”. Thiếu đi tình thương, nhiều đứa trẻ thiếu nghị lực đang dần phải đối mặt với sự u tối như hình ảnh mặt trời dần khuất trong phần cuối câu chuyện. Các em cần được nâng cánh yêu thương.
Nguyên nhân dẫn đến sự đau khổ đó là từ đâu? Nhìn vào thực tế đời sống, ta thấy rằng có những nguyên nhân khách quan và chủ quan trong vấn đề này. Trước hết là những người bố, người mẹ còn quá trẻ và chưa được chính gia đình mình giáo dục về giá trị của sự sống, sau nữa là do những vấn đề khách quan như đói khổi, dịch bệnh, và có thể là do chiến tranh. Nhiều đứa trẻ được sinh ra đã bị bỏ rơi ở bất kì nơi nào, có thể là bãi rác, có thể là những nơi rừng núi hiu quạnh, có thể là dưới lòng sông hồ… Những đứa trẻ thiếu may mắn thì phải chịu sự đau đớn dày vò đến chết, số khác may mắn hơn thì được cứu sống, nhưng cuộc sống cũng dần đưa chúng đến với những sự đau đớn khác – sự đau đớn của thiếu tình thương…

Trong video về những ý cầu nguyện được phổ biến vào chiều ngày 31/10/2022, Đức Thánh Cha mời gọi các tín hữu trong tháng 11 “cầu nguyện cho những trẻ em đang chịu đau khổ, nhất là những trẻ em vô gia cư, mồ côi, và nạn nhân chiến tranh; xin cho các em được đảm bảo một nền giáo dục và có cơ hội trải nghiệm tình cảm gia đình.”[2]
__________________________
Chú thích:
[1] Hàng năm cứ vào mùa đông, nhiều loài chim lại kéo nhau bay về phương Nam để tránh rét và tìm kiếm thêm thức ăn và nhiều loài chim như nhạn, ngỗng trời, sếu đều có tập tính bay đội hình duy nhất là đội hình chữ V. Những con chim như là loài cò áp dụng luật khí động học khi bay, hoặc bầy nhạn, bầy ngỗng bay về phương nam để tránh đông theo hình chữ V, nguyên nhân vì hành trình dài và tốn rất nhiều thời gian nên chúng phải sắp xếp đội hình bay một cách tối ưu về mặt năng lượng cũng như để dễ dàng liên lạc với nhau, loài ngỗng không có cách lựa chọn nào khác ngoài đội hình bay chữ V để thực hiện các chuyến bay dài, có khi vượt cả đại dương, điều này không phải ngẫu nhiên mà là kinh nghiệm được trao truyền từ nhiều thế hệ. Nhờ sự liên kết khí động lực học mà rất hiếm khi một con chim nào phải rời đàn vì kiệt sức, nếu con đầu đàn không còn sức lực thì sẽ có một con to khỏe khác thay thế ngay lập tức. – (Nguồn: Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)
[2] Xem thêm: https://www.vaticannews.va/vi/pope/news/2022-11/y-cau-nguyen-dtc-thang-11-tre-em-dang-chiu-dau-kho.html