ƠN GỌI CỦA CHA THÁNH ARNOLD JANSSEN

0
806

Thầy Phêrô Nguyễn Văn Lượng (Học tại Slovakia)

 „Trước khi cho người thành hình trong dạ mẹ, Ta đã biết ngươi; trước khi ngươi lọt lòng mẹ, Ta đã thánh hiến ngươi, Ta đặt ngươi làm ngôn sứ cho chư dân“ (Jer 1, 4-5).

Từ thời niên thiếu, Arnold đã cảm nhận được lời mời gọi trở thành linh mục. Cậu đào sâu tiếng gọi đó bằng sự phân định trong thần khí với một ý chí kiên định. Cậu tốt nghiệp trung học lúc 18 tuổi. Nhưng còn quá trẻ để cậu gia nhập vào chủng viện. Dù vậy, nhận biết nghề giáo viên trong tư cách linh mục cũng là một nhu cầu cần thiết, vì thế trước khi bắt đầu học thần học, cậu đã đăng ký vào một trường đại học ở thành phố Bon, Đức quốc, hầu có thể nhận được bằng cấp của nhà nước cho phép cậu giảng dạy. Sau hai năm rưỡi, Arnold nhận bằng tốt nghiệp và chứng nhận cho phép cậu dạy các môn toán, vật lý, sinh học và cả hóa học ở trường trung học. Khi được 21 tuổi, cậu đã có thể lập tức đi làm ngay và bắt đầu với việc dạy học. Nhưng đó cũng là thời điểm thích hợp để cậu gia nhập chủng viện. Arnold đứng trước một quyết định quan trọng và rất khó khăn. Tuy nhiên, cậu chắc chắn một điều: là ước muốn trở thành một linh mục. Arnold cảm nhận trong bản thân tiếng gọi của Thiên Chúa, mặc dù lúc đó vẫn không thể tưởng tượng được sự đồng ý của mình sẽ dẫn cậu tới đâu. Đó là một quá trình dài và tiệm tiến trên con đường đức tin và sự trưởng thành cá nhân.

Như thế, Arnold từng bước trở thành linh mục, giáo sư, nhà văn rồi người đứng đầu trong hội Tông đồ Cầu nguyện ở giáo phận Münster. Tuy nhiên ơn gọi của ngài sẽ có điều gì đó riêng biệt: đó là ơn gọi „truyền giáo cho muôn dân“ – hướng tới công việc truyền giáo cho những đất nước xa xôi. Từ Châu Âu ngài sẽ gửi các nhà truyền giáo đi khắp cùng trái đất.

Tiếng gọi của Thiên Chúa

Mỗi người trong chúng ta đều có một nhiệm vụ cụ thể trong thế giới này, tức là tồn tại „vì điều gì đó“. Nhiệm vụ chung „vì điều gì đó“ là kết quả cuối cùng của „dành cho ai đó“. Chúng ta cũng gọi nó là ơn gọi. Nếu tôi đón nhận nó với trách nhiệm, tôi phải phát triển những giá trị nền tảng trong chính bản thân, những điều giúp tôi có thể tự quyết định một cách chính xác. Hơn nữa, với người công giáo, người đọc Lời Chúa, thì rõ ràng, Thiên Chúa đưa ra lời kêu gọi truyền giáo cho mỗi người. Tuy nhiên, Ngài thực hiện với nhiều cách thức và dấu chỉ khác nhau. Đáp lại những dấu chỉ và sự phân định này đòi hỏi rất nhiều sự lưu tâm và can đảm từ nội tâm. Dẫu vậy cũng cần nhớ rằng, nó không bao giờ hiển thị một cách rõ ràng và đôi lúc để đưa ra một quyết định đúng đắn cần thực hiện cái gọi là „bước nhảy vào không trung“. Truyền thuyết kể rằng, vua Alexander Đại đế có một con ngựa tên là Bukefal, và ông là người duy nhất có thể cưỡi lên nó. Ngoài ông ra, không ai có khả năng: Con ngựa sẽ ngay lập tức hất văng xuống đất bất kỳ ai dám ngồi lên nó. Chỉ có Alexander bỏ công dõi theo chú ngựa này một thời gian dài, và ông đã thành công khi phát hiện ra bí mật của nó. Vì thế ngay khi ngồi lên nó, ông quay đầu nó hướng về phía mặt trời, và dùng đinh thúc vào người nó. Sau đó ông điều khiển con ngựa để nó tiếp tục hướng về phía mặt trời mãi cho đến khi con ngựa mệt mỏi và ông hoàn toàn thuần hóa được nó. Vậy bí mật đó là gì mà chỉ có Alexander phát hiện ra? Con ngựa sợ cái bóng của chính bản thân mình, vì thế chỉ cần điều khiển để nó không nhìn thấy bóng của mình, tức là luôn quay nó về phía mặt trời. Không nhìn thấy bóng của mình, con ngựa cũng quên đi nỗi sợ của nó. Chúng ta cũng có nguy cơ giống như chú ngựa mang tên Bukefal: tự khép mình lại – không có lý tưởng, mà vì nó hi sinh một điều gì đó – chúng ta chỉ tìm kiếm sự an toàn của bản thân. Vì sợ hãi, thậm chí đôi lúc là mặc cảm tự ti, chúng ta không chấp nhận rủi ro. Nếu chúng ta muốn hoàn thiện ơn gọi của mình, chúng ta phải nhìn về hướng mặt trời, tới lý tưởng và bất chấp rủi ro khi dấn thân vào cuộc hành trình.

Chú chó và con thỏ

Trong một câu chuyện về cuộc sống của những ẩn sĩ trong sa mạc kể lại rằng, một ẩn sĩ trẻ nọ đến bên vị ẩn sĩ cao niên và hỏi rằng: „Thầy có nhiều kinh nghiệm và cuộc sống đã dạy cho thầy nhiều sự khôn ngoan. Xin thầy hãy cho con biết, tại sao ngày nay nhiều người lại rời bỏ cộng đoàn dòng tu của mình?“ Vị ẩn sĩ cao niên trả lời: „Con hãy nhìn, hãy so sánh đời sống đạo và tu của chúng ta với chú chó và con thỏ. Khi chú chó nhìn thấy con thỏ, lập tức nó chạy và bắt đầu đuổi theo. Những chú chó khác cũng tham gia cùng nó, chúng bắt đầu sủa và  chạy theo cùng một hướng. Tuy nhiên những chú chó không nhìn thấy con thỏ sau một thời gian đuổi theo cảm thấy mệt mỏi, chúng ngừng đuổi theo và từng con một quay trở lại nơi nó đã rời đi. Chỉ có chú chó đã nhìn thấy mới tiếp tục đuổi theo. Câu chuyện kết thúc với những lời như sau: „Vì thế chỉ có những ai, người gặp được Đức Giêsu chịu đóng đinh, mới bền chí đến cùng“.

Ngài đã quyến rũ con

Ngài đã quyến rũ con và con đã để cho Ngài quyến rũ

Ngay từ khi con còn chưa biết chuyện trò.

Ngài đã quyến rũ con và con đã để Ngài quyến rũ

Với từng tiếng gọi mới mang con tới tận biển khơi.

Ngài quyến rũ con và con đã để Ngài quyến rũ

Bởi những khuôn mặt của những người nghèo khổ và từ những khuôn mặt đó Ngài nhìn con.

Ngài đã quyến rũ con và con đã để Ngài quyến rũ,

Trong cuộc chiến đấu không cân sức Ngài đã đánh bại con và Ngài đã thắng.

Ngài quyến rũ con trong cuộc chiến không cân sức và chiến thắng là của chúng ta.

  1. Casaldáliga

(Nguồn:https://www.verbisti.sk/s_arnolda_janssena/spiritualita-arnolda-janssena-povolanie/?fbclid=IwAR3OmW9ZrIWx2uAkIgIFKP3jDb2FOmG_DqctjQIFIQ5H_4cSmR8i5IEObyY)

Bài trướcSuy niệm LC Thứ Năm Tuần V Mùa Chay Năm B
Bài tiếp theoThánh Lễ An Táng Cha Stan Uroda, SVD