Linh đạo của cha thánh Arnold Janssen: Thời sinh viên

0
492

Thầy Phêrô Nguyễn Văn Lượng (Học tại Slovakia) – Chuyển ngữ từ tiếng Slovakia

Với cha thánh Arnold Janssen, thật không đơn giản để giành chiến thắng trong cuộc thi toán ở Đại học Bonn (một trường đại học ở thành phố Bonn, Đức quốc). Thực tế, ngài không có những tài năng nổi bật trong việc học. Ngài nhớ lại những năm đầu đi học: Mãi tôi không thể hiểu, làm sao họ có thể nhận tôi vào trường Gaesdonck (một trường trung học công giáo gần quê hương của ngài). Thật ra tôi học yếu hơn nhiều so với chúng bạn. Trong việc học tôi không bao giờ nổi bật. Chỉ duy nhất một lần tôi được khen, nhưng không bao giờ được phần thưởng. Sau này việc học có khá hơn…Tôi nghĩ, đó là một điều may mắn cho tôi khi được trao cơ hội để học tại ngôi trường danh tiếng như vậy, và một điều nữa là tôi đã đứng ở vị trí cuối cùng trong năm đầu học tiếng Latinh, vì đó là một phương tiện tuyệt vời để chống lại tính kiêu căng. Tôi phải cảm ơn Thiên Chúa về cả hai điều này.“ Tuy nhiên, giáo viên của ngài đánh giá rất cao, vì „với sự cần cù, và ý chí sắt đá, ngài đã vượt qua được những khuyết điểm trong khả năng thiên bẩm của mình“. Trong kỳ thi tốt nghiệp trung học ở Münster ngài đã giành được giải thưởng danh giá nhất.

Sự siêng năng

Như Aristoteles đã nói: „Chúng ta coi trọng hơn những điều mà chúng ta nỗ lực làm“. Siêng năng là một đức tính quan trọng, điều mà chúng ta cần tiếp nhận từ lúc còn bé. Mỗi thực thể sống có trong mình một cách hành động riêng biệt, trong đó chúng thích nghi với môi trường và hoàn thiện bản thân. Điều này càng đúng hơn với con người như một tạo vật được ban tặng lý trí. Với trí thông minh và công việc, con người cố gắng hoàn thiện bản thân, cũng như những giá trị và lý tưởng mang lại ý nghĩa cho cuộc sống của mình. Sẽ chẳng đạt được điều gì nếu không có sự nỗ lực và siêng năng.

 

Nhà thờ ở Gaesdonck nơi cha thánh Arnold học tập, bên trái trên bức tường là bức phù điêu cha thánh đang cầu nguyện.

 

Kafka kể câu chuyện về „một người đàn ông, người không bao giờ ăn“. Anh ta kiệt sức, „chỉ còn da bọc xương“, thế nhưng mặt khác cũng phải thán phục rằng anh ta đã không bao giờ ăn. Phải chăng đó là một anh hùng, một vị thánh, hay một phép màu thực? … Những người bạn thân của anh ta một lần quyết định đưa anh ta đến một cuộc triển lãm để cho mọi người được thấy. Đây thực sự là một hình ảnh chân thực và tất cả mọi người đều khâm phục anh ta. Dù vậy, đồng thời họ cũng tự đặt ra một câu hỏi: Bí mật của anh ta là gì? Đây là một anh hùng, một vị thánh, hay một phép màu thực sự…?

Thế nhưng, một ngày kia, người đàn ông không bao giờ ăn đó rơi vào tình trạng thập tử nhất sinh. Anh đã chết, nhưng không, anh chưa chết. Bạn bè của anh mệt mỏi vì phải chờ đợi lâu, cuối cùng họ đã rời bỏ anh. Chỉ còn lại một người. Khi người sắp chết thoáng nhìn thấy, rằng bên cạnh anh chỉ còn lại duy nhất một người bạn, anh nghiêng mình về phía người bạn và thì thầm vào tai: „Vì anh là người duy nhất trung thành bên tôi mãi cho tới giờ phút cuối, tôi tiết lộ bí mật cuộc sống của tôi cho anh. Mọi người nghĩ rằng, tôi là anh hùng, hay vị thánh, nhưng không phải vậy. Nếu tôi không bao giờ ăn, đó là bởi vì, tôi không bao giờ đói“.

Gasdonck năm 1849

Theo tinh thần của câu chuyện về người không bao giờ vì không bao giờ đói này, chúng ta có thể tự hỏi rằng: điều gì sẽ xảy ra với một người, người không phấn đấu phát triển bản thân, vì không khao khát các giá trị và những lý tưởng?

Vượt qua những khó khăn

„Các trở ngại có thể mang đến sự phát triển và sức mạnh nội tại,“ một giáo viên nói. Anh giải thích rằng: „Trong những cành cây khô héo, một chú chim ẩn mình trong một cành cây khô sừng sững giữa một vùng đồng bằng hoang mạc rộng lớn. Tuy nhiên, một ngày nọ, một cơn gió mạnh làm bật gốc cây và con chim bắt buộc phải tìm cho mình một chỗ trú ẩn mới. Nó phải vượt qua một quãng đường dài mãi cho đến khi khám phá ra một khu rừng đầy cây cối với đầy đủ các loại trái cây.“ Và người giáo viên kết thúc: „Nếu cây khô vẫn đứng vững, không gì có thể bắt buộc chú chim từ bỏ sự an toàn của nó, và bắt đầu tìm kiếm cái gì đó mới“.

Ở rìa của một ốc đảo mọc lên một cây cọ non. Một ngày nọ có người đi ngang qua, người này có hội chứng bất thường là phá mọi thứ. Trông thấy cây cọ non, anh liền lấy một hòn đá nặng, đặt lên giữa ngọn cây để ngăn cây cọ phát triển thêm, rồi bỏ đi với nụ cười trên môi. Cây cọ cố thử thoát ra khỏi sức nặng này, tuy nhiên vô vọng. Hòn đá thậm chí không dịch chuyển. Nhưng cây cọ không bỏ cuộc, nó cắm rễ thật sâu vào lòng đất để có chỗ đứng vững chắc. Ở độ sâu, nó chạm vào mạch nước, và có thể hút đủ độ ẩm và chất dinh dưỡng từ đó. Nó sớm trở thành cây cọ lớn nhất và đẹp nhất trong khu vực. Một thời gian sau, kẻ thủ ác trở lại. Muốn được tận hưởng nơi cây mà anh từng phá. Bỗng nhiên cây cọ xinh đẹp nghiêng mình về phía anh ta, chỉ cho anh ta thấy hòn đá trên ngọn và nói: „Cám ơn anh, gánh nặng của anh đã làm cho tôi trở nên mạnh mẽ“.

Tấm kính màu ở Gaesdonck, nơi cha thánh  P. Arnold Janssen học tập tới năm 1855

Đáng để sống!

Cuộc sống là một cơ hội, hãy nắm bắt lấy nó.

Cuộc sống thật đẹp, hãy tận hưởng nó

Cuộc sống là một giấc mơ, hãy biến nó trở thành hiện thực

Cuộc sống là một thử thách, hãy chấp nhận nó

Cuộc sống là nghĩa vụ, hãy hoàn thành nó

Cuộc sống là một trò chơi, hãy chơi với nó

Cuộc sống là một nguồn tài nguyên, hãy giữ lấy nó

Cuộc sống là tình yêu, hãy tận hưởng nó

Cuộc sống là một bí mật, hãy khám phá nó.

Cuộc sống là một lời hứa, hãy thực hiện nó

Cuộc sống là một nỗi buồn, hãy vượt qua nó

Cuộc sống là một bài thánh ca, hãy hát nó lên

Cuộc sống là một sự thử thách, hãy chấp nhận nó

Cuộc sống là hạnh phúc, hãy tận hưởng nó

Cuộc sống là cuộc sống, hãy bảo vệ nó.

Mẹ Têrêxa Calcuta.

Bài trướcSuy Niệm LC Thứ Ba tuần VI TN B
Bài tiếp theoSuy Niệm LC Thứ Năm Sau Lễ Tro