500 năm sau Cuộc Cải Cách, còn gì để kỷ niệm

0
247

Cha Alexander Lucie-Smith

Nguồn: catholicheral.co.uk 

95 luận đề của M. Luther khởi nguồn cho việc hàng triệu người phân ly khỏi người kế vị thánh Phêrô -tách khỏi Giáo hội Công Giáo

Thành tựu chính yếu còn lại của Cuộc Cải Cách là bẻ gãy sự hiệp nhất của Giáo hội ở Tây Phương

Hôm nay là ngày mà cách đây 500 năm Luther đã đóng bản Bản 95 Luận Đề lên cổng Nhà Thờ Wittenberg, bằng cách này, sự kiện chấn động lịch sử, được biết đến với tên gọi Cuộc Cải Cách đã được phát động. Hôm nay, nhiều người đang mừng kỹ niệm, trang The Guardian đã đăng một bài viết trên tạp chí của mình để đánh dấu sự kiện này.

Quan điểm của tờ báo The Guardian gây buồn cho người đọc, vì bài báo nhắc lại cho tất cả chúng ta rằng, không chỉ có hiểu biết thần học bị đẩy ra bên lề trong những cuộc thảo luận tập thể của chúng ta, nhưng còn những hiểu biết lịch sử cũng bị đẩy ra ngoài lề như vậy. Những điều mà tờ The Guardian đưa ra đơn giản là không đúng; nhiều người trong số họ khuấy động đáp lại rằng, (sau 500 năm, thành quả của Cuộc Cải cách là “có, nhưng mà”, và không ai đưa ra thêm được những lý lẽ thuyết phục hơn cho ý kiến mà họ đưa ra. Điều này quả thật đáng tiếc.

Tôi sẽ không xem xét từng câu từng chữ của báo The Guardian, vì như vậy sẽ rất mất thời giờ, và chúng ta đều có điều cần hơn để giải quyết. Tuy vậy, những dòng sau đây trên tờ báo điều sau đây khiến tôi ngứa đầu: “Cuộc Cải cách dễ hiểu hơn là cơn chấn động mà ngay từ đầu đã gây ra vết rạn nứt lớn, tuy vậy, nó đã mang lại những thành quả vĩ đại”. Tôi đồng ý với nửa đầu của câu này – nhưng, Cuộc Cải Cách đã mang lại những thành quả gì đây?

Một loạt các thành quả đã được Luther cùng các cộng sự của mình đề xướng lên thật là chuyện khác, những thành quả được nói đến trong đó thường là tư bản hiện đại và ngành ngân hàng, xuất bản Kinh Thánh tiếng địa phương. Và tất cả những điều này nhiều khi đã xuất hiện trước cả khi diễn ra Cuộc Cải Cách. Nước Hà lan vào thế kỷ 17 thường vẫn được xem là đất nước đầu tiên có nền Kinh tế Tư bản đúng nghĩa, điều kia cũng được những người theo Cuộc Cải Cách của Calvin điều hành, nhưng ngành ngân hàng là điều đã có trước cuộc Cải Cách đó, chính giáo Hội Công Giáo ở Florence, dưới thời Medici (một thương gia giàu có sống ở thế kỷ XV ở Italy), một người hoàn toàn không khuyến khích cuộc Cải Cách theo hướng nổi loạn tôn giáo. Cho dù là một đế chế hùng mạnh, những thành quả trên cũng không phải là độc quyền do Tin Lành mang lại – hãy xem Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, những quốc gia trước nhất thực hiện những cuộc thám hiểm. Thái Tử Henri, thuyền trưởng đã thực hiện những điều đó trước cả Cuộc Cải Cách. Hơn nữa, nhiều kỹ thuật tiến bộ vào thời đó, cụ thể như in ấn, đã không liên hệ gì với tôn giáo. Thực tế là phát mình trong kỹ thuật in ấn đã xuất hiện hàng mấy thập niên trước Cuộc Cải Cách. Caxton đã chết từ rất lâu trước khi người ta nghe tới tên Luther. Sự sáp nhập giữa các quốc gia thời ấy (vì lý do chính trị) cũng vậy, đã diễn ra trước khi Luther bước vào (lãnh vực chính trị). Ở nước Anh dưới thời vua Edward IV và Tây Ban Nha thời vua Ferdinand và hoàng hậu Isabella. Tôi đoán cách không theo lịch sử cho lắm là hầu hết những thành quả tốt đẹp dù thế nào cũng đã xuất hiện trước đó, chứ không cần phải tới Cuộc Cải Cách, dẫu cho sự hăng hái của người Tin Lành có thể đã có tác động như một cú hích cho con người chẳng hạn như người Đức. Và dĩ nhiên, chúng ta biết rằng, tất cả các thuỷ thủ dưới thời Nữ Hoàng Elizabeth như ngài Francis Drake là một người theo Tin Lành (Cơ đốc nhân) nhiệt thành: điều đó hẳn nhiên là đã làm sâu sắc đối với họ hương vị của việc phải vượt qua Đế quốc Tây Ban Nha. Nhưng sự phát triển vĩ đại của nước Anh có phải rằng đã đặt nền tảng trên (Hội Thánh) Tin Lành hay không? Tôi hoài nghi điều đó.

Cuộc Cải Cách đã đóng góp những thành quả to lớn trong lĩnh vực kiến trúc và âm nhạc. Trước hết, cảm ơn sự sụp đổ và sự báng bổ đối với vô số những lâu đài được thánh hiến; thứ hai, vì dù ít dù nhiều, những người Tin Lành làm cho âm nhạc trở thành nét điểm trang hoa mỹ. Bach thật là tuyệt diệu, nhưng ngay cả điều đó cũng không thể nói rằng ông là vẻ đẹp duy nhất. Vì Công Giáo cũng có rất nhiều nhạc sĩ. Và hẳn nhiên Cuộc Cải Cách đã có những đóng góp to lớn cho nền thần học, nhưng buồn thay, ngày nay, hầu như chẳng có nhiều người để tâm tới thần học, như chính tờ Guardian đã nói. Trong thế kỷ XX, đã có rất nhiều người theo Tin Lành Luther là những nhà tư tưởng lớn, chẳng hạn như Barth, Bultmann và Dietrich Bonhoeffer, những người mà tư tưởng của họ khiến người ta phải giành cho sự chú tâm sâu hết sức.

Thành quả cuối cùng của Cuộc Cải Cách là sự đứt gãy trong mối dây hiệp nhất của Giáo Hội Tây Phương, và điều này (cũng gây hậu quả không ít) đối với các Giáo Hội Đông Phương. Tin Lành Luther, Calvin và Anh giáo sẽ thấy rõ điều này, nền tảng trong những gì họ tuyên xưng cũng rất quan trọng. Nhưng dưới viễn cảnh của Giáo hội Công Giáo, không có gì quan trọng hơn là sự hiệp nhất của Giáo hội. Chẳng có gì để lại hậu quả nặng nề hơn sự ly giáo – không chỉ tất cả các tác phẩm của Bach, hay mọi thành quả của những người Tin Lành ở Đức. Sự chia rẽ là vết thương khủng khiếp, đây là lý do cho thấy vì sao phong trào Đại Kết có tầm quan trọng hơn bao giờ hết. Rồi cho dù bất cứ điều gì nói về Luther, ông chắc chắn không có ý thành lập một Giáo hội mới khi treo 95 luận điểm trên cửa nhà thờ Wittenberg. Trớ trêu thay, tôi cho rằng Luther sẽ kinh hãi khi nhìn thấy những mảnh vỡ của Kitô giáo ngày nay. Nỗi kinh hãi của ông thật là có lý.

Người dịch: Tu sĩ Gioan B. Phan Lĩnh, Học Viện SVD

Bài trướcThường Niên – Tuần XXXII – Năm A
Bài tiếp theoĐại Hội các Hạt trưởng, Bề Trên và Giám đốc của Tỉnh Dòng Ngôi Lời Việt Nam

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

The reCAPTCHA verification period has expired. Please reload the page.