Nhầm lẫn Ngôn Sứ?

0
637

NHẦM LẪN NGÔN SỨ?

Tu sĩ Phêrô Hoàng Văn Toàn, SVD chuyển sang Việt ngữ

Sau câu đầu đềtrong Tin Mừng Maccô, chúng ta tìm thấy một câu trích đến từ sách Malachi( 3, 1), nhưng Maccô lại cho rằng câu này được lấy từ sách ngôn sứ Isaia. Ở đây, dường như Maccô đã có sự nhầm lẫn về các ngôn sứ, vì câu này hiển nhiên là lấy từ sách Malachi, và không có chỗ nào được nói trong sách tiên tri Isaia. Phải chăng Maccô đã có sự nhầm lẫn?

Để trả lời câu hỏi này, trước hết chúng ta phải xem xét bản văn một cách kỹ lưỡng. Nguyên văn của câu trích gây tranh luận này như sau: “Này Ta sai sứ giả của Ta đi trước mặt Con, người sẽ dọn đường cho con”, câu kế tiếp của câu này đó là: “Có tiếng người hô trong hoang địa: Hãy dọn sẵn con đường của Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi”. (Mc 1, 3)

Bây giờ chúng ta cần xem xét ba đoạn trích trong Kinh Thánh Cựu Ước:

Này Ta sai thiên sứ đi trước ngươi, để giữ gìn ngươi khi đi đường, và đưa ngươi vào nơi Ta đã dọn sẵn. ( Xh 23, 20)

Này Ta sai ngôn sứ Êlia đến với các ngươi, trước khi Ngày của Đức Chúa đến, ngày trọng đại và kinh hoàng.( Ml 3, 23)

Có tiếng hô: “Trong sa mạc, hãy mở một con đường cho Đức Chúa, giữa đồng hoang, hãy vạch một con lộ thẳng băng cho Thiên Chúa chúng ta.” (Is 40,3)

Tất cả ba đoạn này đều có những ý nghĩa chung. Chúng chuẩn bị chođiều gì đang đến. Thiên sứ trong sách Xuất Hành thì dẫn mọi người về Đất Hứa. Êlia thì chuẩn bị tâm hồn mọi người cho ngày của Đức Chúa. Tiếng hô trong hoang địa thì chuẩn bị con đường cho Đức Chúa đến.

Mỗi đoạn trích này còn hàm chứa lời cảnh báo. Thiên sứ trong sách Xuất Hànhmang sự chúc lành cho người biết vâng lời, nhưng không dung thứ cho kẻ bất tuân. Êlia trong sách Malakhi ( tên của cuốn sách này có nghĩa là “sứ giả của Ta”) được sai đến để chỉnh đốn đời sống gia đình dân Chúa, nếu không  Đức Chúa sẽ trừng trị dân với án tru diệt. Tiếng hô trong Isaia công bố rằng mọi thung lũng sẽ được lấp đầy, mọi núi đồi sẽ phải bạt xuống, điều này có lẽ ám chỉ đến sự kiêu ngạo và sự khiêm tốn nơi một số người.

Cuối cùng, có hai đoạn đặc biệt nhắc tới một “con đường”, đây không phải là việc chuẩn bị cho dân một đường lối, hay hướng dẫn họ trong một đường nẻo nào đó. Nhưng “ Con đường” trong trường hợp này được hiểu theo nghĩa đen là một “đường đi”.

Tất cả những thông tin này mang lại ý nghĩa gì cho vấn đề đang tranh luận? Ngay khởi đầu Tin Mừng Maccô, chúng ta thấy rằng không chỉ có một nguồn được trích từ Cựu ước, nhưng là ba nguồn, và chúng được lồng ghép với nhau nhờ những từ hay chủ đề chung. Tên gọi của người được sai đi ( “ Sứ giả của Ta”) được lấy từ nguồn thứ nhất, nhiệm vụ của người này( “Ta sẽ sai…người sẽ chuẩn bị con đường”) được lấy từ nguồn thứ hai, thông điệp cụ thể ( “trong sa mạc” và “chuẩn bị con đường cho Đức Chúa”) được lấy từ nguồn thứ ba. Cả ba đoạn trích này được móc nối thành một dây xích và lồng ghép làm thành một Testimonia, tức là một bản tuyên xưng hầu chứng minh cho một điểm quan trọng. Maccô có lẽ đã không sáng tác ra bản tuyên xương này, bởi vì chúng được sử dụng trong Giáo Hội sơ khai, và Maccô chỉ là người áp dụng vào Tin Mừng.

Bây giờ chúng ta có thể hiểu tại sao câu trích của Maccô đã không tìm được một địa chỉ chính xác. Vì nếu câu trích này được gắn cho sách Malakhi, thì hẳn nhiên là chúng ta đã bỏ qua sách Xuất Hành. Sự thật là Maccô đã kết hợp các nguồn khác nhau để chỉ còn là một bản Tetimonica duy nhất, chi tiết quan trọng nhất của bản này nói về Gioan Tẩy Giả, và chi tiết này lại nằm trong đoạn trích của Isaia.

Cũng có một sự thật là, hầu hết phần đông dân chúng thời bấy giờ đã không có bản văn Kinh Thánh, và giả như có thì đại đa số cũng không biết đọc mặc dù văn phong của chúng  gần gũi và phổ biến trong thế giới Do Thái hơn là thế giới Hy-La. Nhờ được nghe Kinh Thánh trong Hội Đường, mọi người thời bấy giờ có lẽ biết rõ các đoạn trích này, nhưng họ lại không có khả năng để xem xét và nghiên cứu. Vì lẽ đó, Maccô cũng không muốn mọi người tìm hiểu về vấn đề này, Ngài sử dụng nguồn từ hai tác phẩm ngôn sứ dài nhất để tạo ra bản Testimonia hầu phục vụ cho mục đích riêng của Ngài.

Cuối cùng, cũng có thể Ủy Ban Dịch kinh Thánh đã dịch sai đoạn này. Ở hai nơi khác, Maccô sử dụng lối nói “như nó đã được viết” (một bản dịch theo nghĩa đen của bản Hy Lạp sau bản dịch của NIV “được viết”) cụm từ theo sau những gì nó đề cập đến thay vì giới thiệu câu tiếp theo. Như vậy, sẽ tốt hơn khi Maccô nói rằng khởi đầu Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô (Mc 1,1) như được viết trong sách ngôn sứ Isaia. Bằng cách này, Maccô muốn nói đến toàn thể phần đầu của Tin Mừng, Maccô 1: 1-15, đã ứng nghiệm điều Isaiah nói.

Rõ rằng là có ba lý do thích đáng để Maccô gắn câu trích của mình cho ngôn sứ Isaia hơn là Malakhi. Nếu chúng ta kết án Maccô về sự sai lầm trong việc sử dụng nguồn trích, thì cũng có nghĩa là chúng ta đang đi xa khỏi cái chủ đích thực sự trong Tin mừng Maccô, và như vậy chúng ta thể hiện sự thiếu hiểu biết về cách mà Maccô hay những tác giả xưa dùng kinh Thánh. Tệ hơn nữa, chúng ta đang bỏ sót chính điểm mà Maccô đang cố chỉ ra. Tin Mừng Đức Giêsu nối tiếp câu chuyện về công trình của Thiên Chúa với con người bắt đầu trong Cựu ước. Sự thật là, Tin Mừng ra đời hầu ứng nghiệm những điều mà Cựu Ước nói đến, tựa như chúng ta thường thấy sau những câu chuyện Tin Mừng thì liền sau là những lời trích dẫn từ Cựu Ước.[1]

Mk1:2 Wrong Prophet? (17.12)

After the title verse of the Gospel of Mark we find a quotation that comes from Malachi 3:1, apparently introduced with the phrase “It is written in Isaiah the prophet.” Mark seems to have confused his prophets, for the passage is obviously by Malachi, and no duplicate is found in Isaiah. Did Mark make a mistake?

To answer this question we first have to look at the text more carefully. The problem quotation reads, “I will send my messenger ahead of you, who will prepare your way.” The next verse reads, “A voice of one calling in the desert, ‘Prepare the way for the Lord, make straight paths for him’” (Mk 1:3).

Now we need to look at three Old Testament passages:

See, I am sending an angel ahead of you to guard you along the way and to bring you to the place I have prepared. (Ex 23:20)

See, I will send you the prophet Elijah before that great and dreadful day of the Lord comes. (Mal 4:5)

A voice of one calling: “In the desert prepare the way for the Lord; make straight in the wilderness a highway for our God.” (Is 40:3)

All three of these passages have elements in common. Each of them is preparing for something. The angel in Exodus is to lead the people to the Promised Land. Elijah is to prepare the people for the day of the Lord. The voice in the wilderness is to prepare a way for the coming of God.

Each of them is also a warning. The angel (“my messenger”) in Exodus will bring blessing if obeyed, but will not pardon their sins if disobeyed. Elijah in Malachi (the name of the book means “my messenger”) will set the families right so that the Lord does not come and “smite the land with a curse.” The voice in Isaiah proclaims that every valley will be exalted and every mountain and hill be made low, probably indicating the exaltation of some people and the humbling of others.

Finally, two of the passages specifically mention a “way” for something, either [Page 404] preparing a way for the people or guarding the people in a certain way. “Way” in this case means “road.”

What does all this information add up to? Here in the beginning of Mark we have not one passage from the Old Testament but three passages which are brought together because of common words or themes. The title of the person (“my messenger”) comes from one Old Testament text, the general function (“I will send … who will prepare your way”) from another, and the specific character and message (“in the desert” and “prepare the way for the Lord”) from a third. When verses are brought together like this as proof texts for a particular point we refer to them as testimonia and to the fact that the verses are chained together as a catena (Latin for “chain”). Mark has probably not invented this particular catena of testimonia, for they were often used in the early church, but he has included in his Gospel testimonia known in the church.

Now we can see why he appears not to get the reference correct. We look at the nearest obvious quotation following Mark’s reference to Isaiah and say, “It is from Malachi.” That misses the fact that we have already skipped over a phrase from Exodus. More importantly, that misses the fact that Mark looked at the whole quotation as one unit and that it is the end of the testimonia that gives the most details about John the Baptist. This part is from Isaiah.

It is also true that the vast majority of people did not own any of the Scriptures, and most could not read, although literacy was more common among Jews than among the rest of the Greco-Roman world. The people might well recognize the phrases as being from the Scripture which was read in the synagogue, but would not be able to go to their Bibles to look it up. Since he does not expect people to look it up, Mark cites the longest of the two prophetic works in the testimonia chain, which is also the most important for his purposes.

Finally, it is also possible that the NIV has mistranslated the passage. In two other places where Mark uses “as it is written” (a more literal translation of the Greek behind the NIV’s translation “it is written”) the phrase follows what it refers to rather than introduces the next quotation. It may well be that Mark is saying that the gospel of Jesus Christ began (Mk 1:1) as it is written in Isaiah. By this he would mean to refer to the whole of the beginning part of the Gospel, Mark 1:1–15, indicating that this fulfilled Isaiah.

What is clear is that Mark had at least three good reasons for saying “Isaiah” rather than “Malachi.” When we accuse him of inaccuracy, far from pointing out a reality in Mark, we are exposing our own lack of knowledge about how he and other ancient authors used Scripture. What is more, we are missing the point that Mark is making. The good news about Jesus continues the story of God’s work with humans begun in the Old Testament. In fact, the opening of the Gospel fulfills parts of the Old Testament, as the narratives included after the Old Testament quotations show.[1]

[1] Kaiser, W. C. (1997, c1996). Hard sayings of the Bible (403,404). Downers Grove, Il: InterVarsity

Bài trướcChương trình tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô tại Chilê và Pêru
Bài tiếp theoPakistan: Một Giáng sinh nhuốm màu tang tóc

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

The reCAPTCHA verification period has expired. Please reload the page.