Dùng tiền để mua bạn bè

0
490

DÙNG TIỀN ĐỂ MUA BẠN BÈ?

Tu sĩ Giuse Nguyễn Xuân Long, SVD chuyển ngữ

Đây là “bài học” trong dụ ngôn người quản lý bất lương, câu chuyện có những vấn đề riêng của nó. Người quản lý có nhiệm vụ trông coi tài sản của ông chủ, anh ta giải quyết mọi vấn đề với những người làm công khác và các tá điền. Nói chung anh ta nên làm cho ông chủ nhẹ bớt các mối bận tâm về việc quản lý các công việc hằng ngày. Nhưng anh ta đã phung phí của cải của ông chủ không phải vì thiếu năng lực hay chểnh mảng (cẩu thả),cho tới lúc ông chủ phát hiện ra rằng công việc của anh ta đang trong tình trạng xấu và ra lệnh cho người quản lý tính sổ của mình, vì kể từ nay, anh không được làm quản lý nữa.

Trước khi người quản lý tính sổ sách của mình, anh đã đưa ra một số phương sách xử trí vội vàng trước mắt cho những lợi ích tương lai của anh. Đặc biệt, anh đã triệu tập các con nợ của chủ đến và giảm nợ đáng kể cho họ, sửa đổi số nợ ghi trong sổ một cách phù hợp.Có thể chúng ta phải hiểu rằng anh ta đã làm tốt việc biến đổi hết tiền trong túi của ông chủ; nếu anh ta làm, tiền của anh đã được đầu tư tốt. Anh muốn bảo đảm về chỗ nương thân và ăn uống khi anh ta bị sa thảimà không có tiền trợ cấp thôi việc. Không ai mướn anh ta làm người quản lý (ông chủ không cho anh ta một lời chứng nhậntốt đẹp để có thể khuyến khích bất cứ địa chủ nào khác thuê anh ta); nhiều khả năng thay thế là công việc thất thường (ví dụ: cuốc đất hoặc ăn mày (xin)). Anh ta đã không cảm thấy mạnh mẽđủ để làm những công việc đó, và là một người ăn xin sẽ là điều nhục nhã không thể chịu nổi. Nhưng nếu anh ta kiếm được một số người bạn bằng một khoản chi tiêu hợp lý bằng biện pháp của anh ta, thì họ có thể cho anh ta chỗ dựa khi anh ta bị đuổi ra khỏi nhà chủ.

Ông chủ đã biết hành động của anh và gọi anh là một tên bất lương khôn ngoan. Chúng ta chỉ nên hiểu điều này như những gì Đức Giêsu nhận định “Ông chủ khen người quản lý bất lương vì ông đã hành động khôn ngoan” (Lc 16: 8). Ông chủ có thể đã nhận ra một số điều giống nhau giữa tư cách đạo đức và phương thức quản lý nhờ vàocủa cải anh đã cóp nhặt cho ông chủ. Đức Giêsu nói: “Các bạn thấy đấy,” con cái thế gian, không có ý vượt ra khỏi cuộc sống hiện tại, đôi khi sẽ cư xử hợp lý hơn nhiều so với con cái của ánh sáng. Họ sẽ sử dụng của cải vật chất để chuẩn bị cho tương lai trần tục; tại sao con cái của ánh sáng không thể sử dụng nó để chuẩn bị cho tương lai vĩnh cửu? Sử dụng “tiền của bất chính” để tạo lấy bạn bè cho mình ở nơi vĩnh cửu. “Nó được gọi là” tiền của bất chính”vì nó thường có được một cách không công bằng và được sử dụng cho những mục đích bất chính; tiền của bất chính này là trung dung một cách hợp với luân thường đạo lý nơi chính nó. Đó là thái độ của con người đối với tiền của bất chính và cách xử lý tiền của bất chính như vậy thì đáng bị lên án. Điều đó chỉ ra rằng, vấn đề không phải là tiền nhưng là “yêu tiền” điều mà Kinh Thánh khẳng định là “gốc rễ của mọi điều xấu xa” (1 Tm 6:10 RSV).

Nhưng có cách nào để của cải vật chất có thể được sử dụng để mua bạn bè những người sẽ đón bạn “vào nơi ở vĩnh cửu” khi không còn ai tiếp nhận nữa? Dụ ngôn này được theo sau bởi một tập hợp các câu nói biệt lập, một vài câu nói đó liên quan đến chủ đề về sự giàu có, và dẫn đến một câu chuyện khác nữa – câu chuyện về ông nhà giàu và anh Ladarô. Ở đây, chúng ta gặp một người đàn ông có rất nhiều “của cải bất chính” và sử dụng tất cả để bảo toàn sự thoải mái và vui vẻ cho chính mình trong cuộc đời này, không nghĩ tới cuộc sống sau này. Đến thời phán xét, anh ấy không tìm thấy một người bạn nào chào đón anh ta vào “nơi ở vĩnh cửu”. Bấy giờ, ông ta có cơ hội để có một người bạn. Anh Lazarus nằm tại cổng nhà ông, thiếu thối và mụn nhọt đầy mình, chỉ khao khátnhặt lấy và ăn những miếng bánh trên bàn mà ông nhà giàu và khách của ông lau rớt xuống rồi ném cho những con chó (anh Ladarô) bên ngoài. Nếu người phú hộ dùng chút ít của cải của mình để giúp Ladarô, thì anh ta sẽ có một người bạn để nói chuyện với anh ta ở phía bên kia. Lúc đó, Ladarô có thể đã xin Abraham, “cho thấy lòng tốt của Thiên Chúa trên thế gian.” Nhưng Ladarô đã không có cơ sở để nói những điều như vậy. Người đàn ông giàu có ở dưới âm phủ đã tự thấy mình không có một người bạn khi anh cần một ai đó nhất – và anh ta đã không thể đổ lỗi cho ai mà là lỗi của anh ta.

Bản văn Anh ngữ

Lk 16:9 Use Money to Make Friends?

This is the “moral” of the parable of the [Page 478] dishonest steward, a story which presents problems of its own. The steward looked after his master’s estate, dealt with the other employees and tenants, and in general should have relieved his master of all concern about the day-to-day running of his affairs. But he mismanaged the estate, and not simply (it appears) through incompetence or negligence, until the time came when his master discovered that his affairs were in bad shape and ordered the steward to turn in his books, since his employment was terminated.

Before he turned in his books, the steward took some hasty measures with an eye to his future interests. In particular, he summoned his master’s debtors and reduced their debts substantially, altering the entries accordingly. Perhaps we are to understand that he made good the difference out of his own pocket; if he did, his money was well invested. He wanted to be sure of bed and board when he was dismissed from his employment with no severance benefit. No one would take him on as steward (his master was not likely to give him the kind of testimonial that would encourage any other landowner to employ him); the alternatives were casual labor (digging, for example) or begging. He did not feel strong enough for the former, and to be a beggar would be insufferably disgraceful. But if he made some friends now by a judicious expenditure of his means, they might give him shelter when he was evicted from his tied cottage.

His master got to know of his action and called him a clever rascal. No more than this need be understood of Jesus’ remark that “the master commended the dishonest manager because he had acted shrewdly” (Lk 16:8). The master may well have recognized some analogy between the steward’s conduct and the methods by which his own wealth had been amassed. “You see,” said Jesus, “worldly people, with no thoughts beyond this present life, will sometimes behave more sensibly and providently than other-worldly people, ‘the children of light.’ They will use material wealth to prepare for their earthly future; why cannot the children of light use it to prepare for their eternal future? Use the ‘unrighteous mammon’ to win yourselves friends in the world to come.” It is called “unrighteous mammon” because it is too often acquired unjustly and used for unjust ends. It is ethically neutral in itself; it is people’s attitudes to it and ways of dealing with it that are reprehensible. As has often been pointed out, it is not money as such but “the love of money” which Scripture affirms to be “the root of all evils” (1 Tim 6:10 RSV).

But how can material wealth be used to procure friends who will receive one “into eternal dwellings” when it is no longer accessible? This parable is followed by a collection of isolated sayings, several of which are concerned with the subject of wealth, and then comes another story—the story of the rich man and Lazarus. In it we meet a man who had plenty of the “unrighteous mammon” and used it all to secure comfort and good cheer for himself in this life, giving no thought to the life to come. The time came when he would have been very glad to have even one friend to welcome him into the “eternal habitations,” but he found none. Yet he had every opportunity of securing such a friend. There at his gate lay Lazarus, destitute and covered with sores, only too glad to catch and eat the pieces of bread which the rich man and his guests used to wipe their fingers at table and then threw to the dogs outside. If the rich man had used a little of his wealth to help Lazarus, he would have had a friend to speak up for him on the other [Page 479] side. “This man,” Lazarus might have said to Abraham, “showed me the kindness of God on earth.” But Lazarus had been given no ground to say any such thing. The rich man in Hades found himself without a friend when he needed one most—and he had no one to blame but himself.[1]

 

[1]Kaiser, W. C. (1997, c1996). Hard sayings of the Bible (477). Downers Grove, Il: InterVarsity.

 

Bài trướcNém lửa vào trái đất
Bài tiếp theoCó được phép ghét bỏ cha mẹ mình không?

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

The reCAPTCHA verification period has expired. Please reload the page.