Dòng Ngôi Lời: Bài Huấn Từ của ĐTC Phanxicô với các Tham dự viên Tổng Tu Nghị thứ 18 Dòng Ngôi Lời

0
205

Tại phòng Thánh Clemente, ngày 22/06/2018

Anh chị em thân mến,

Lời đầu tiên, cho phép tôi chào thăm đến Cha Tổng Quyền và cảm ơn Ngài vì những lời mà Ngài đã gửi đến tôi nhân danh Hội Dòng Ngôi Lời. Tôi hân hoan chào đón anh chị em và ước mong được bày tỏ niềm vui của tôi ở cùng anh chị em trong cuộc gặp gỡ này, nhân dịp Tổng Tu Nghị, một tổng tu nghị luôn luôn tạo nên khoảnh khắc của ân sủng cho đại gia đình các thành viên Ngôi Lời, cũng như cho Giáo hội và cho toàn thế giới. Như người đang cố gắng bước theo Đức Ki-tô với sự trung tín, chúng ta khẩn cầu sự hiện diện của Chúa Thánh Thần, là “Cha kẻ cơ bần”, như Thánh Arnoldo Jenssen đã thích nói.

Chủ đề hướng dẫn công việc của anh chị em có một hương vị Phao-lô và người truyền giáo rõ ràng: “Tình yêu Đức Ki-tô thúc bách chúng tôi” (2 Cr 5,14): bám rễ sâu trong Ngôi Lời, cam kết trong sứ vụ của Người”. Đó là tình yêu Đức Ki-tô thúc đẩy chúng ta canh tân bản thân và cộng đoàn để mạnh mẽ cam kết ra đi và loan báo Tin mừng. Đối với điều này, cần phải nhìn lại nguồn gốc, xem chúng bắt nguồn từ đâu, đâu là nhựa mang lại sự sống cho cộng đoàn của anh em và những công việc anh em thực hiện ở mọi nơi trên thế giới nơi anh em đang hiện diện. Từ cái nhìn về nguồn gốc này, tôi muốn suy nghĩ về ba từ: tín thác, loan báo và anh chị em.

Từ thứ nhất: Tín thác. Lòng tín thác vào Thiên Chúa và vào sự Phù trợ thánh thiêng của Ngài, bởi vì biết trao phó vào bàn tay Ngài là điều căn bản của cuộc sống người Ki-tô hữu và của những người thánh hiến. Sự tín thác của chúng ta vào Thiên Chúa, vào tình yêu và lòng thương xót của Ngài đến mức nào?  Chúng ta có đang sẵn sàng để mạo hiểm, để can đảm và quyết tâm trong sứ vụ của mình không? Thánh Arnold tin rằng trong đời sống của một nhà truyền giáo, không có gì có thể biện minh cho sự thiếu can đảm và tín thác nơi Thiên Chúa. Chúng ta Không cho phép mình, những người đã cảm nghiệm được tình yêu của Thiên Chúa, sợ hãi và khép kín, cũng như không cho phép mình trở thành những người đặt vật cản và chướng ngại với hành động của Chúa Thánh Thần. Nhận thức về ân sủng lãnh nhận, “rất nhiều những thách đố về sự giúp đỡ thiêng liêng”, tôi khuyến khích anh chị em làm mới lại lòng tin của anh chị em vào Thiên Chúa và ra đi mà không sợ hãi, để làm chứng cho niềm vui của Tin Mừng, điều làm cho nhiều người được hạnh phúc. Ước gì niềm tín thác vào Chúa, đổi mới mỗi ngày trong sự gặp gỡ với Ngài trong cầu nguyện và trong các bí tích, cũng giúp anh chị em mở rộng nhận thức để kiểm tra cuộc sống của chính mình, tìm cách làm theo ý muốn của Thiên Chúa trong mọi hoạt động và dự định của mình.

Từ thứ hai là: Loan báo. Đặc sủng của anh chị em là bản chất loan báo Lời Chúa cho tất cả mọi người, ở mọi nơi và trong mọi lúc, tận dụng mọi phương tiện có thể, thành lập các cộng đoàn môn đệ và truyền giáo, sống hiệp nhất với nhau và với Giáo hội. Trong trái tim của các thành viên Ngôi Lời phải thắp cháy như ngọn lửa mà không hề dập tắt những lời của Thánh Phao-lô: “Khốn cho tôi nếu tôi không loan báo Tin mừng!” (1 Cr 9,16). Đó là sự cảnh giác của rất nhiều nhà truyền giáo, họ đã đi trước anh chị em, đó là ngọn đuốc mà anh chị em đã kế thừa từ họ và thách thức anh chị em phải đối diện ngày hôm nay. Đấng sáng lập của anh chị em đã suy nghĩ về anh chị em như những nhà truyền giáo đến với muôn dân (Ad Gentes). “Anh em hãy đi tới muôn dân và loan báo Tin mừng” (Mc 16,15). Nhiệm vụ truyền giáo không biết biên giới hay văn hóa, bởi vì cả thế giới là một vùng đất truyền giáo.

Mặc dù đây là một chút bất định, nhưng vấn đề là ra đi, sau đó nó sẽ được ổn định, mãi sau đó. Nhưng cuộc đời của người truyền giáo luôn là sự bất định. Chỉ có một điều chắc chắn ổn định là: cầu nguyện. Và với lời cầu nguyện hãy tiến về phía trước.

Anh chị em thân mến: Nếu anh chị em được neo đậu trong Lời của Chúa, bắt nguồn từ trong Lời của Ngài, nếu anh chị em cho rằng đó là nền tảng của cuộc sống anh chị em và để Lời ghi trong lòng anh chị em (Lc 24,32); Lời này sẽ biến đổi và sẽ làm cho mỗi người trong anh chị em trở thành một nhà truyền giáo chân chính. Sống và để cho chính mình được thánh hóa bởi Lời của Chúa, và anh chị em sẽ sống vì Lời đó.

Từ thứ ba mà tôi đề nghị là Huynh đệ. Chúng ta không sống một mình, chúng ta là Giáo hội, là một dân. Chúng ta có anh chị em đang ở bên cạnh chúng ta, những người mà chúng ta cùng đồng hành trong bước đường cuộc sống và trong ơn gọi của chính mình. Một cộng đoàn huynh đệ hiệp nhất bởi Thiên Chúa, Đấng mang chúng ta đến và liên kết chúng ta, tiếp nhận toàn thể chúng ta như là những con người và không để cho chúng ta là chính mình. Anh chị em lãnh nhận từ Thiên Chúa sức mạnh và niềm hân hoan để duy trì niềm tin và để tạo sự khác biệt, theo đường lối được chỉ cho chúng ta: “Anh em hãy yêu thương nhau” (Ga 13,34). Thật tuyệt khi thấy một cộng đoàn đồng hành cùng nhau và các thành viên yêu thương nhau; Đó là việc truyền giáo vĩ đại nhất. Ngay cả khi họ cãi vã nhau, ngay cả khi họ tranh luận, bởi vì trong mọi gia đình tốt lành được yêu thương, họ cãi vã, họ tranh luận. Nhưng sau đó có hòa thuận và bình an. Thế giới, cũng như Giáo hội, cần cảm nhận tình yêu thương huynh đệ này mặc dù đa dạng và đa văn hóa, đó là một trong những sự giàu có mà anh chị em có được. Một cộng đoàn, nơi đó các linh mục, tu sĩ và giáo dân cảm nhận được mình là thành viên của một gia đình, trong đó họ chia sẻ, sống đức tin và cùng một đặc sủng, trong đó mọi người đều phục vụ người khác và không ai là cao trọng hơn người khác.

Và do đó, hiệp nhất, anh chị em sẽ có thể đối diện với bất kỳ khó khăn nào và nhiệm vụ ra đi để gặp gỡ những anh em khác ở bên ngoài, những người bị xã hội loại trừ. Chúng ta đang sống văn hóa của sự loại trừ, văn hóa của sự loại bỏ. Đi ra ngoài để gặp những anh em bị loại trừ, bị bỏ rơi với số phận của họ, bị chà đạp bởi những lợi ích ích kỷ… Họ cũng là anh em của chúng ta, họ cần sự giúp đỡ của chúng ta và họ cần trải nghiệm sự hiện diện của Thiên Chúa đến gặp họ. Ở đó, anh chị em cũng được gửi đến để làm thực tại hóa tinh thần của Các Mối Phúc thông qua những công việc của lòng thương xót: lắng nghe và đáp lại những tiếng kêu la của những người kêu cầu bánh ăn và công lý; mang lại hòa bình và tích cực nâng đỡ cho những người tìm kiếm một cuộc sống xứng hợp hơn; an ủi và khơi gợi những lý do của niềm hy vọng cho rất nhiều người nam, nữ đang buồn sầu và đau khổ trong thời đại chúng ta … Có thể đây sẽ là la bàn hướng dẫn những bước đi của anh chị em và những nhà truyền giáo.

Hai điều, nguồn gốc. Nguồn gốc không chỉ là một câu chuyện, chúng không phải là một sự vật, chúng không chỉ mang tính chất tinh thần trừu tượng. Nguồn gốc là gốc rễ và để cho rễ có thể cung cấp sự sống, chúng ta phải chăm sóc nó, chúng ta phải tưới cho nó. Phải nhìn vào nó và yêu nó. Tôi đã nói với anh chị em rằng anh chị em hãy bén rễ sâu vào nguồn cội, nghĩa là, nguồn cội của anh chị em là gốc rễ sẽ làm cho anh chị em phát triển. Điều thứ hai, nó không phải là một suy nghĩ ảm đạm. Anh chị em hãy suy nghĩ về nghĩa trang. Nghĩa trang từ những vùng xa xôi, ở châu Á, châu Phi, ở A-ma-zôn … Có bao nhiêu anh chị em đang sống ở đó và đọc được trên các bia mộ rằng họ đã chết trẻ, bởi vì họ đã chơi đùa, họ đã chơi đùa với sự sống. Rễ và nghĩa trang cũng là nguồn gốc của anh chị em. Xin Chúa ban phước lành cho anh chị em, cầu nguyện cho tôi và đừng quên: rễ và nghĩa trang. Cảm ơn anh chị em.

Lm. JB. Trịnh Đình Tuấn, SVD dịch từ bản văn tiếng Tây Ban Nha

 

BẢN VĂN TIẾNG TÂY BAN NHA

DISCURSO DEL SANTO PADRE FRANCISCO
A LOS PARTICIPANTES EN EL CAPÍTULO GENERAL
DE LA SOCIEDAD DEL VERBO DIVINO (VERBITAS)

Sala Clementina
Viernes, 22 de junio de 2018

Queridos hermanos y hermanas:

Permítanme que en primer lugar salude al Superior General y le agradezca las palabras que me ha dirigido en nombre de toda la Sociedad del Verbo Divino. Les doy la bienvenida y deseo manifestarles mi alegría de estar con ustedes en este encuentro, con motivo del Capítulo General, siempre un capítulo general constituye un momento de gracia para toda la familia Verbita, como también para la Iglesia y para el mundo entero. Y como se trata de seguir con fidelidad a Cristo, pidamos la asistencia del Espíritu Santo, «el Padre de los pobres», como le gustaba decir a san Arnoldo Janssen.

El tema que guía sus trabajos tiene un claro sabor paulino y misionero: «“El amor de Cristo nos urge” (2 Co 5,14): enraizados en la Palabra, comprometidos en su misión». Es el amor de Cristo que nos empuja a la renovación personal y comunitaria para fortalecer el compromiso de salir y anunciar el Evangelio. Para esto será necesario volver a mirar las raíces, ver dónde están arraigados, cuál es la savia que da vida a sus comunidades y a las obras que realizan, en cada rincón del mundo donde están presentes. Desde esta mirada a los orígenes, quisiera reflexionar en torno a tres palabras: confianzaanuncio y hermanos.

En primer lugar, la confianza. Confianza en Dios y en su divina Providencia, porque el saber abandonarnos en sus manos es esencial en nuestra vida de cristianos y consagrados. ¿Hasta dónde llega nuestra confianza en Dios, en su amor providente y misericordioso? ¿Estamos dispuestos a arriesgar, a ser valientes y decididos en nuestra misión? San Arnoldo estaba convencido de que en la vida de un misionero no hay nada que pueda justificar la falta de valentía y de confianza en Dios. No permitamos que entre nosotros, que hemos experimentado el amor de Dios, haya miedo y cerrazón, como tampoco que seamos nosotros quienes pongamos frenos y trabas a la acción del Espíritu. Conscientes del don recibido, de «tantas pruebas de la ayuda divina», los animo a renovar la confianza en el Señor y a salir sin miedo, a dar testimonio de la alegría del Evangelio, que hace felices a muchos. Que esta confianza en el Señor, renovada cada día en el encuentro con Él en la oración y en los sacramentos, los ayude también a estar abiertos al discernimiento, para examinar la propia vida, buscando hacer la voluntad de Dios en todas sus actividades y proyectos.

La segunda palabra es: anuncio. En su carisma es esencial proclamar la Palabra de Dios a todos los hombres, en todo tiempo y lugar, aprovechando todos los medios posibles, formando comunidades de discípulos y misioneros que están unidos entre sí y con la Iglesia. En el corazón de todo Verbita deben arder como un fuego que no se apaga las palabras de san Pablo: «¡Ay de mí si no anuncio el Evangelio!» (1 Co 9,16). Ese ha sido el desvelo de tantos misioneros y misioneras que los han precedido, esa es la antorcha que les han legado y el desafío que hoy tienen por delante. Su fundador pensó en ustedes como misioneros ad gentes. «Id por todo el mundo y proclamad la Buena Noticia» (Mc 16,15). El mandato misionero no conoce fronteras ni culturas, pues todo el mundo es tierra de misión.

Aunque esto es un poco desordenado, pero el asunto es ir, después será el orden, más adelante. Pero la vida del misionero siempre es desordenada. Solamente tiene una seguridad de orden: la oración. Y con la oración va adelante.

Queridos hermanos: Si están anclados en la Palabra de Dios, enraizados en ella, si la asumen como fundamento de sus vidas y dejan que la Palabra arda en sus corazones (cf. Lc 24,32); esta Palabra los irá transformando y hará de cada uno de ustedes un verdadero misionero. Vivan y déjense santificar por la Palabra de Dios, y vivirán para ella.

La tercera palabra que propongo es hermanos. No estamos solos, somos Iglesia, somos un pueblo. Tenemos hermanos y hermanas a nuestro lado con quienes recorremos el camino de la vida y de nuestra propia vocación. Una comunidad de hermanos unidos por el Señor que nos atrae y nos aglutina, asumiendo lo que somos como personas y sin dejar que seamos nosotros mismos. De Dios reciben la fuerza y la alegría para mantenerse fieles y para marcar la diferencia, siguiendo el camino que nos indica: «Ámense unos a otros» (Jn 13,34). Es hermoso ver una comunidad que camina unida y donde sus miembros se aman; es la mayor evangelización. Aunque se peleen, aunque discutan, porque en toda buena familia que se ama, se pelea, se discute. Pero después hay armonía y hay paz. El mundo, como también la Iglesia, necesita palpar este amor fraternal a pesar de la diversidad y la interculturalidad, que es una de las riquezas que obtienen ustedes. Una comunidad, en la que sacerdotes, religiosas y laicos se sienten miembros de una familia, en la que se comparte y se vive la fe y un mismo carisma, en la que todos están al servicio de los demás y nadie es más que el otro.

Y así, unidos, podrán afrontar cualquier dificultad y la tarea de salir al encuentro de otros hermanos que están fuera, excluidos por la sociedad. Vivimos la cultura de la exclusión, la cultura del descarte. Salir al encuentro de esos hermanos excluidos, abandonados a su suerte, pisoteados por intereses egoístas… Ellos también son nuestros hermanos que necesitan nuestra ayuda y necesitan experimentar la presencia de Dios que sale a su encuentro. Allí también ustedes son enviados para hacer realidad el espíritu de las Bienaventuranzas a través de las obras de misericordia: escuchando y dando respuesta a los gritos de quienes piden pan y justicia; llevando paz y promoción integral a los que buscan una vida más digna; consolando y ofreciendo razones de esperanza a las tristezas y sufrimientos de tantos hombres y mujeres de nuestro tiempo… Que esta sea la brújula que oriente sus pasos de hermanos y misioneros.

Dos cosas, los orígenes. Los orígenes no son solo una historia, no son una cosa, no son una espiritualidad abstracta. Los orígenes son raíces y para que la raíz pueda dar vida hay que cuidarla, hay que regarla. Hay que mirarla y quererla. Les dije que estén arraigados a los orígenes, es decir, que los orígenes de ustedes sean raíz que los haga crecer. La segunda cosa, no es un pensamiento lúgubre. Piensen en los cementerios. Cementerios de regiones lejanas, en Asia, en África, en Amazonia… Cuántos de ustedes están allí y en la lápida se lee que murieron jóvenes, porque se jugaron, se jugaron la vida. Raíces y cementerio que también son raíces para ustedes. Que Dios los bendiga, recen por mí y no se olviden: raíces y cementerio. Gracias.

 

Bài trướcDòng Ngôi Lời: Tổng Tu Nghị và các chiều kích Đặc Sủng
Bài tiếp theoSứ vụ Ba Ngôi trong động lực của Thánh Arnold Janssen

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

The reCAPTCHA verification period has expired. Please reload the page.